Tạo cơ hội làm việc; cải thiện đời sổng cho người lao động; hướng vào mục tiêu thu hút đầu tư, tăng trưỏng kinh tế đất nước bền vững

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 102)

- Trong cơ sở dừ liệu thống kê cùa Nhà nước: Thời điểm 01 tháng

Đối với doanh nghiệp dịch vụ

3.1.2. Tạo cơ hội làm việc; cải thiện đời sổng cho người lao động; hướng vào mục tiêu thu hút đầu tư, tăng trưỏng kinh tế đất nước bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010 [16] xác định bảo đảm việc làm cho khoáng 49,5 triệu ỉao động, tạo việc làm mới cho 8 triệu lao động trong 5 năm 2006 - 2010, giảm tỷ lệ thất nghiệp ớ thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2007 sổ lao động trên cả nước là 46.413.000 người, lao động qua đào tạo là 30,38%, đến năm 2010 sẽ có khoảng 49.612.000 lao động, trong đó lao động qua đào tạo đạt 39,93%, tỷ lệ thất nghiệp là 4,51%. Trên cơ sở đó, Bộ đặt ra mục tiêu giai đoạn 2007-2010: Tạo việc làm trong nước cho 6 đến 6,4 triệu lao động, bình quân mỗi năm 1,52 đến 1,6 triệu lao động, đưa khoáng 32 vạn lao động đi làm việc ớ nước ngoài [31]. Là một bộ phận cùa pháp luật lao động, pháp luật về lao độnti có yểu tố nước ngoài phai góp phần thực hiện thẳng lợi những mục tiêu về việc làm của quốc gia.

Trẽn thực tế, dưới tác động của chính sách đổi mới của Đàng và tác động của hội nhập quốc tế, xu hướng dịch chuyền lao động diễn ra theo hai hướng cơ bản: Lao động dịch chuyển ra nước ngoài và lao động nước ngoài vào Việt Nam. Đối với lao động ra nước ngoài trong nhừng năm tới (đến 2010) cần tăng lao động qua đào tạo, giám lao động phổ thông. Các nhà khoa học đã dự báo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trở lên sẽ phải chiếm tỷ lệ 70-75% tổng sổ lao động xuất khẩu. Lao động đi làm việc ờ nước ngoài đòi hòi được chuẩn bị nghề nghiệp tốt, có trình độ ngoại ngừ, tác phong làm việc công nghiệp và hiểu biết pháp luật lao động. Đào tạo nghề là nhân tố quan trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động [43]. Lao động nước ngoài vào Việt Nam có quy mô nhỏ hơn, chủ yếu lấp vào chỗ yếu kém của thị trường lao động Việt Nam, thiếu nhân lực bậc cao. Sự phát triển cùa các dự án đầu tư vào Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sự phát triền cùa các khu vực công nghệ cao sẽ thúc đẩy di chuyển lao động nước ngoài vào Việt Nam mạnh mẽ hơn, đặt ra yêu cầu cao hơn trong công tác quán lý.

Thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tố chức Thương mại Thế giới, làn sóng đầu tư vào Việt Nam trớ nên mạnh mẽ hơn. Theo số liệu thống kê cùa Bộ Ke hoạch và Đầu tư, năm 2006 cả nước thu hút được gần 10 tỉ USD vốn đăng kỷ mới, tăng 45,1% so với cùng kỷ năm trước, trong đó có khoảng 800 dự án được cấp mới, với tổng vổn đăng ký trên 7,6 tỉ USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm trước và 490 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với sổ vốn tăng thêm khoảng 2,4 tỉ USD. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong năm 2006 đạt 9,4 triệu USD/dự án, điều này chứng tò số lượng dự án có quy mô lớn đà tăng lên [61]. Con người luôn là nhân tố quyết định sự thành công cùa mọi chính sách. Những dự án đầu tư lớn ngày một tăng kéo theo nhu cầu lao động, việc làm, sự dịch chuyển lao động giữa các ngành, vùng trong nước và quổc tế. Phát triển quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam một cách bền vừng, có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)