KINH NGHIỆM ĐIÊU CHỈNH QUAN HỆ LAOĐỘ NG CÓ YÊ l! TÓ N Ư Ở C N G O À I C Ủ A M Ộ T SỐ N Ư Ớ C

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 54)

- về chất lượng: Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (đại học hoặc tương đương), phải là những chuyên gia có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong

1.6.KINH NGHIỆM ĐIÊU CHỈNH QUAN HỆ LAOĐỘ NG CÓ YÊ l! TÓ N Ư Ở C N G O À I C Ủ A M Ộ T SỐ N Ư Ớ C

1.6.1. Quy định về tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản Nhật Bản là nước có quan hệ hợp tác lao động với Việt Nam, nhận nhiều lao động Việt Nam đến làm việc. Thu nhập của lao động nước ngoài tại

Nhật cao hơn so với tại các nước khác trong khu vực. Nguồn ngoại tệ cùa lao động làm việc ở Nhật Bản gửi về quê nhà lên đến hơn 900 ti Yên (8,16 ti đôla Mỹ) mồi năm. số lượng lao động Việt Nam sang Nhật bản tính đến nay là 2,ần 20.000 [57], [62].

Điều chỉnh quyền làm việc của những công dân nước ngoài tại Nhật Bản, có các văn bản sau: Luật lao động tiêu chuẩn, Luật Quản lý xuất nhập cảnh và người tị nạn, Luật Bảo hiểm Lao Động, Luật Lương tối thiểu, Luật an toàn sức khỏe công nghiệp, Luật Bảo hiểm bồi thường tai nạn Lao Động, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm phúc lợi hưu trí. v ề cơ bản có đặc điểm như sau:

* Quy định quyên làm việc dựa trên cơ sở tư cách cư trú

Tư cách lưu trú của người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản được qui định bời Luật quản lý nhập cảnh, được phân ra làm 27 loại tư cách lưu trú, tương ứng với hoạt động trong thời gian lưu trú. Tùy theo tư cách cư trú, lao động nước ngoài được làm một số công việc, thời gian và phạm vi nhất định. Muốn được làm công việc khác ngoài công việc được phép phải được thay đổi tình trạng cư trú:

+ Những người mà có chức danh như: giáo sư, nghệ thuật gia, các nhà hoạt động tôn giáo, hướng dẫn viên du lịch, giám đốc kinh doanh, các dịch vụ luật pháp, kế toán, dịch vụ y tế, nhà nghiên cứu, huấn luyện viên, kỹ sư, chuyên gia nhân chủng học, lao động có kỹ thuật,... chỉ được phép làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đó.

+ Khách thăm quan, sinh viên, sinh viên dự bị, người đang được đào tạo, hay người đi theo gia đình muốn được làm việc thì phải được sự cho phép của Phòng quản lý xuất nhập cảnh địa phương nơi đến.

Nếu làm việc ngoài giới hạn được phép, hoặc làm việc mà không có giấy phép sẽ bị coi là vi phạm các điều luật nhập cư, bị trục xuất khòi Nhật Bản hoặc xử lý hình sự.

- Quy định hạn mức thời gian làm việc: Pháp luật cùng quy định rô hạn mức thời gian lao động cho từng đối tượng phân theo tư cách nhập cư, ví

dụ: Sinh viên theo học các chương trình đại học dạng bán thời gian hay nghiên cứu sinh được làm việc 14 giờ một tuần; lưu học sinh (trừ nghiên cứu sinh), được phép lao động 28 giờ/một tuần; nghiên cứu sinh (sinh viên dự bị sau đại học hay học viên dự thính) được phép lao động 14giờ/tuần.

- Quy định chế độ nghiên tu cho người nước ngoài

Luật quản lý xuất nhập cảnh và người tỵ nạn quy định tư cách nghiên tu và thực tập kỹ năng. Pháp luật Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ thấp, chế độ nghiên tu là hình thức tiếp nhận người lao động có trình độ không cao từ các nước tới Nhật, bồi dường kỹ thuật, kỹ năng, tri thức về nghề nghiệp trong thời hạn 1 năm sau đó họ về nước để phát huy kiến thức đã lĩnh hội.

Nghiên tu sinh là người nước ngoài trên 18 tuổi; có khó khăn trong việc nâng cao kỹ thuật - kỹ năng tại nước mình; cam kết sau khi đâ hoàn thành nghiên tu, sê trở về nước phát huy kỹ năng đã lĩnh hội tại Nhật Bản. Doanh nghiệp tiếp nhận chịu giới hạn số lượng 01 nghiên tu/20 công nhân thường xuyên của doanh nghiệp. Thời gian lưu trú của nghiên tu không quá 1 năm.

Có hai hình thức tiếp nhận nghiên tu:

+ Doanh nghiệp tiếp nhận nghiên tu sinh một cách độc lập, nghiên tu sinh phải thỏa mãn một trong ba điều kiện là: 1 ) Là lao động thường xuyên trong các cơ quan, đoàn thể nhà nước hoặc địa phương, được các cơ quan, đoàn thể này cử tới Nhật. 2) Là lao động thường xuyên của doanh nghiệp liên doanh hay đại diện của đơn vị tiếp nhận tại nước cử, và được các đơn vị này cừ đến Nhật. Và 3) Là lao động thường xuyên và được cử đến bời các cơ quan, đơn vị có trên 1 năm liên tục là đổi tác kinh doanh của đơn vị tiếp nhận, hoặc trong quá khứ đã có thành tích buôn bán với đơn vị tiếp nhận đạt mức từ

1 tỉ Yên/năm.

+ Hình thức tiếp nhận nghiên tu có đoàn thế giám sát (đoàn thế tiếp nhận hợp tác với các doanh nghiệp thành viên để tiếp nhận nghiên tu sinh),

nghiên tu sinh phải thỏa mãn một trong hai điều kiện: 1 ) Dược giới thiệu cùa các đoàn thể nhà nước hay địa phương nước cừ. Và 2) Có kinh nghiệm tương đương với nghiệp vụ nghiên tu ờ Nhật Bản.

- Quy định chế độ thực tập sinh kỹ năng

Những người đã hoàn thành nghiên tu có thề cư trú ở Nhật theo chế độ thực tập kỹ năng. Thực tập sinh kỹ năng được coi là người lao động, cho nên được đãi ngộ theo chế độ của người lao động, ví dụ: được nhận bồi thường tai nạn lao động của chính phù. được sử dụng bảo hiểm sức khỏe cùa chính phủ...

- Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động

Luật Lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản (Labour Standards Law of Japan) ban hành năm 1947, sửa đổi bổ sung năm 1995 [51 ] chứa đựng một số quy phạm điều chinh lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản như sau:

+ Cắm phân biệt quốc tịch: người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử với lao động nước ngoài về lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc vì lý do quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội của họ (Điều 3).

+ Cấm sa thái lao động khi đang bị thương hoặc đang chữa trị y tế do tai nạn lao động. Công nhân bị thương do lao động có quyền vắng mặt để được chừa trị y tế và cộng thêm 30 ngày sau khi được chữa trị, người sử dụng lao động không được sa thải người lao động trong thời gian này (Điều 19).

+ về tiền lương: Pháp luật Nhật Bản quy định tiền lương tối thiểu, người sử dụng lao động không được trả lương ít hơn mức lương tối thiểu (quy định này tại Điều 5 cùa Luật về mức lương tối thiểu). Tiền lương được trả ít nhất 1 lần/tháng bằng tiền vào ngày xác định (Điều 24.2).

+ Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi: ớ Nhật Bản, thời gian làm việc tiêu chuẩn là 08 giờ/ngày, 40 giờ/tuần (Điều 32). Người lao động được nghi ít nhất 01 ngày/tuần, hoặc 04 ngày/4 tuần (Điều 35). Khi iàm thêm trong ngày và buổi đêm (sau 10 giờ tối đến 5 giờ sáng), người lao động được trà thêm khônR ít hơn 25% và không vượt quá 50% tiền lương trong giờ (Điều 37).

- Quy định về thời hạn lao động: Pháp luật Malaysia chi cho phép người sử dụng lao động ký hợp đồng thuê lao động nước ngoài tối đa là 03 năm, được gia hạn tối đa 02 năm. Trường hợp người lao động nước ngoài đã về nước thì chỉ được trở lại Malaysia sau 06 tháng kể từ ngày xuất cảnh.

- Quy định về thời giờ làm việc: Giờ làm việc và chế độ làm thêm giờ quy định chung như người bản địa, 8giờ/ngày, 6 ngày/tuần, 26 ngày/thang, thời gian làm thêm không quá 4 giờ/ngày.

- Quy định về tiền liccmg: Malaysia không quy định tiền lương toi thiểu, lao động nước ngoài được trà lương theo thòa thuận trong hợp đồng lao động. Để bảo vệ người lao động, pháp luật Việt Nam quy định các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải ký hợp đồng cung ứng lao động với lương tối thiểu là 18RM/ngày [4],

- về bảo hiểm: Lao động nước ngoài phải tham gia bảo hiểm tại nạn lao động (người lao động nước ngoài phải đóng 9% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 11%) và được bồi thường tại nạn lao động theo Luật bồi thường tại nạn lao động 1952.

- Quy định về thuế thu nhập: Mức thuế là 360RM/năm đối với lao động ngành trồng trọt và giúp việc gia đình, 1.200RM/năm đối với lao động khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tranh chắp lao động và giải quyết tranh chấp: Pháp luật quy định các tranh chấp lao động được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài hoặc Tòa án theo pháp luật Malaysia hoặc theo điều ước quốc tế nếu có.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 54)