- Trong cơ sở dừ liệu thống kê cùa Nhà nước: Thời điểm 01 tháng
Đối với doanh nghiệp dịch vụ
2.3.2. Những mặt đạt được
- Đánh giá thực trạng pháp luật
+ Tính p háp điển hóa cao: Pháp luật về Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quá trình phát triển, hoàn thiện. Bộ luật Lao động được ban hành năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 2002 thêm mục V(a) vào chương XI là bước luật hóa có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Từ cách nghị định: Nghị định 07-CP ngày 20/01/1995, Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999, Nghị định sổ 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 đã tiến tới pháp điển hóa thành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ờ nước ngoài theo hợp đồng (luật số 72/2006/QH11 được thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực kể từ 01/7/2007). Việc luật hóa các quy định điều chình lao động Việt Nam đi làm việc ờ nước ngoài tạo môi trường pháp lý an toàn hơn cho hoạt động xuất khẩu lao động, tạo độ tin cậy hơn cho đối tác nước ngoài hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.
+ Sử dụng thuật ngữ khoa học hơn: Nghị định sổ 81/2003/NĐ-CP và sau này là Luật số 72/2006/QH11 đã sử dụng thuật ngừ "đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", bỏ cụm từ "có thời hạn" mà Nghị định sổ 152/1999/NĐ-CP sử dụng thể hiện tư duy pháp lý chính xác, thông thoáng hơn vi hoạt động lao động bao giờ cùng chi diễn ra trong thời hạn nhất định. Ọuy định mới tránh sư dụng thuật ngừ "xuất khẩu lao động", "Quỹ hồ trợ xuất khẩu lao động", dùng thuật ngừ " đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", "Quỳ hồ trợ việc làm ngoài nước"..., tránh nhừng vấn đề nhạy cảm chính trị (xuất khẩu người).
+ Tạo ra nhiều cơ hội cho người ỉao động: So với các quy định trước đây (Nghị định 81/2003/NĐ-CP và Nghị định 152/1999/NĐ-CP, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mở rộng thêm hình thức, đối tượng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đã tạo điều
kiện cho người iao động có nhiều lựa chọn hơn tham gia vào quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài.
+ Quỵ định chặt chẽ hơn (rách nhiệm của tô chức, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc nước ngoài. Ngoài các quy định về đề án, cơ sớ vật chất, cán bộ quàn lý... các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phái có vốn pháp định 5 tỷ đồng, ký quỹ 1 tỷ đồng (Nghị định số 81/2003/NĐ-CP quy định ký quỹ 500 triệu đồng, Nghị định 152/1999/NĐ-CP không quy định), bảo đảm quyền của người lao động, tạo uy tín cho khách hàng nước ngoài, cũng là bảo vệ uy tín và lợi ích cùa Nhà nước.
- về hiệu quả của việc điểu chỉnh pháp luật
Hiệu quả của điều chỉnh pháp luật về hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong những năm đồi mới đáng trân trọng. Cụ thể:
+ Sổ lượng lao động: Trong vòng 10 năm giai đoạn 1980- 1990 tông số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài là 288.106 người. Con số này tiếp tục tăng dần theo từng năm: năm 1991 là 1.022 người, 1995 là 7.187 người, 2000 là 31.500 người, 2005 là 70.594 người và 2006 là 78.855 người [34].
+ Vai trò trong giái quyết việc làm: Theo số liệu của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tỷ lệ tổng sổ việc làm tạo ra trên tống số lao động xuất khẩu ngày càng tăng, ví dụ năm 2001 chỉ đạt 3.9%, năm 2003 đạt 20.3%, năm 2005 đạt 23% [31]:
+ Thị trường tiếp nhận lao động: Trong giai đoạn 1980 đến 1990 lao động Việt Nam chồ chủ yếu đi làm việc ớ Đông Âu và một sổ nước châu Phi, sau năm 1991 các nước và khu vực tiếp nhận lao động Việt Nam là 46 [34], Các nước tiếp nhận lao động Việt Nam chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bán, Malaysia, Nga, đến nay vẫn được duy trì, ngoài ra sè mờ rộng ra một số nước khác như Trung Đông, Pháp, Anh, Bắc Mỹ, Canada.
+ Thị trường trong nước. Hiện đang có 146 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa lao động đi làm việc nước ngoài [35]. Cơ che thị trường được hình thành, tạo sự năng động cho mồi doanh nghiệp thể hiện qua các hoạt động: doanh nghiệp chú động tìm kiếm khai thác hợp đồng, mỡ thị trường mới; chủ động về địa phương tạo nguồn, trực tiếp giới thiệu và tuyển chọn lao động; tổ chức đưa đi và quản lý lao động ở nước ngoài; trực tiếp giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động ờ nước ngoài.
+ Thu nhập: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn từ 6 đến 10 lần so với thu nhập từ việc làm trong nước [42]. Sau khi trừ các khoàn tiền chi phí trước khi đi nước ngoài và chi phí ở ngoài nước, kết thúc hợp đồng lao động 2 năm, tùy theo từng thị trường, người lao động có thể tích lũy được khoảng 5.000 - 10.000 USD. Ước tính từ năm 1981 đến 1990 Nhà nước ta thu được 482 triệu Rúp [34]. Từ 1991 đến nay thu nhập tăng lên nhiều, số tiền người lao động gửi về nước năm 2002 là 1,45 tỷ USD, năm 2003 là 1,5 tỷ USD, gần bằng tổng số vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam năm 2002 là 1,56 tỷ USD và năm 2003 là 1,51 tỷ USD [33].