Quy định đối với người ỉao động đi làm việc ở nước ngoà

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 89)

- Trong cơ sở dừ liệu thống kê cùa Nhà nước: Thời điểm 01 tháng

2.3.1.4.Quy định đối với người ỉao động đi làm việc ở nước ngoà

Đối với doanh nghiệp dịch vụ

2.3.1.4.Quy định đối với người ỉao động đi làm việc ở nước ngoà

- về điều k i ệ n để đ ư ợ c đi làm việc nước ngoài

Độ tuổi: phải từ đủ 18 tuổi trờ lên [22]. Người lao động còn phải đáp ứng về tuổi theo quy định của nước tiếp nhận, ví dụ muốn làm việc tại Malaysia người lao động phải dưới 45 tuôi, nếu lao động giúp việc gia đình phải trên 25 tuổi.

Khả năng làm việc: Có năng lực hành vi dân sự đầy đù, có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt, đủ sức khỏe theo quy định của cơ quan y tế (xem Phụ lục 2), đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận.

Tự nguyện đi làm việc ớ nước ngoài. Việc đi lao động nước ngoài là quyền của công, Nhà nựợc tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền đó một cách tự nguyện.

Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh. Pháp luật quv định các trường hợp cấm xuất cảnh như sau [18]: 1) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. Đang có nghĩa vụ chấp hành bàn án hình sự. bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. 2) Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan, lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, hoặc có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cánh theo quy định của Chính phủ.

- Quyền và nghĩa vụ c ủ a người lao đ ộ n g đi là m việc ở nước ngoài

Ọuyền và nghĩa vụ cùa người lao động phụ thuộc vào hiệp định song phương ký kết với các nước, pháp luật cùa nước tiếp nhận, và nội dung thực tế hợp đồng giửa các bên. Tuy nhiên pháp luật quy định quvền và nghĩa vụ cơ bản cùa người lao động như sau:

+ Quyền được cung cấp thông tin

Pháp luật quy định: "doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ờ nước ngoài"

Thông tin về đất nước, doanh nghiệp tiếp nhận lao động rất cần thiết để người lao động thực hiện tốt nhất các quyền và nghĩa vụ của mình, yên tâm ổn định nơi ở, chủ động, nhanh chóng tiếp cận công việc. Thực tế mấy năm gần đây có tình trạng, một phần do thiếu thông tin mà người lao động bị lừa đảo; bị thu phí môi giới cao vượt quy định; hoặc vi phạm pháp luật của nước sở tại; bị đưa đi làm việc tại các khu vực, ngành nghề nguy hiểm, độc hại mà không bảo hiểm; Bị kỳ thị hoặc bị phân biệt đổi xử; vi phạm hợp đồng lao động, bị đưa về nước không rõ nguyên nhân hoặc không được đền bù xứng đáng.

+ Quyển hưởng các thu nhập, chuyến về nước tiền lương. tiền công,

thu nhập và tài sàn khác

Thu nhập là mục đích chính, là động lực chủ yểu của người lao động đi làm việc ờ nước ngoài. Vì vậy Nhà nước quy định rõ trong văn bản pháp luật việc "Hướng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiêm xà hội và các quyền lợi khác".

Người lao động chì có thể thụ hường trọn vẹn thu nhập khi được quyền chuvển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản chính đáng khác.

+ Quyền được bảo hộ trong thời gian lao động ở nước ngoài.

Là một công dân, lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc được Nhà nước Việt Nam bảo hộ. Việc bảo hộ thông qua đơn vị đưa người lao

động ra nước ngoài làm việc, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ớ nước ngoài. Quyền và lợi ích của người lao động được bảo hộ trên cơ sờ hợp đồng lao động, pháp luật Việt Nam, của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế; người lao động còn được tư vấn, hồ trợ để thực hiện các quyền cùa mình.

+ Hưởng các quyền lợi từ Quỹ h ỗ trợ việc làm ngoài nước

Đây là quỹ phi lợi nhuận do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý, lức đầu có tên là Quỹ hồ trợ xuất khẩu lao động. Người lao động được thụ hưởng thông qua các hoạt động hồ trợ từ quỹ đó như: Hồ trợ cho người lao động trong việc đào tạo đối với những ngành nghề đặc thù đòi hỏi yêu cầu cao về tay nghề, ngoại ngừ; người lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công và nhừng người thuộc đối tượng chính sách xã hội. Hồ trợ cho người lao động trong trường hợp thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp sử dụng lao động bị phá sản và nhừng trường hợp khác không do lồi của doanh nghiệp, người lao động. Việc hồ trợ nhằm bù đẳp một phần chi phí trước khi đi nhưng tối đa không quá 70% tổng chi phí trước khi đi [7].

+ Khiếu nại, tổ cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ờ nước ngoài. Đây là tố quyền quan trọng của người lao động. Tùy tính chất, mức độ vi phạm mà có thể xử lý hành chính (Nghị định 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 cùa Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài), xử lý hình sự (Thông tư liên tịch sổ 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/8/2006 cùa Bộ Lao động - thương binh và Xã Hội - Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài), hoặc khởi kiện dân sự.

Bên cạnh những quyền, pháp luật quy định một số nghĩa vụ nhất định đôi với người lao động khi ra nước ngoài làm việc:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán cùa nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác; làm việc đủng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động; chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động; Ngoài ra người lao động có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo quv định cùa pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

+ Học tập: Người lao động phải chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan; Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài; đây cùng là trách nhiệm cùa doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ờ nước ngoài. Hiện tại pháp luật có quy định khung chương trình bồi dường kiến thức với 58 tiết lý thuyết và 16 tiết thực hành trang bị cho người lao động [6].

+ Tham gia bảo hiêm xà hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bào hiểm theo quy định cùa nước tiếp nhận người lao động.

Tham gia bảo hiểm xà hội là nghĩa vụ và quyền lợi của người ỉao động, Pháp luật Việt Nam quy định hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc bắt buộc [15]. Tuy nhiên, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phần đông là từ nông thôn, chưa tham gia bảo hiểm xã hội, khoảng thời gian lao động ở nước ngoài không nhiều nên thường không quan tâm đến bảo hiểm xã hội. Tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được hường các quyền lợi ốm đau, hưu trí, tử tuất... theo pháp luật về bảo hiểm xã hội Việt Nam.

+ Các nghĩa vụ khác: Tùy theo từng loại hình mà người lao động còn cỏ một sổ quyền và nghĩa vụ cụ thể khác: Trả tiền dịch vụ, ký quỹ, đóng góp vào quv hồ trợ việc làm ngoài nước...

2.3.2. Đánh giá thực tiễn việc điều chỉnh pháp luật

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 89)