- về chất lượng: Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (đại học hoặc tương đương), phải là những chuyên gia có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong
2. ỉ 1.3 Quy định về quyền, nghĩa vụ chủ thể
2.2.1.3. Quy định về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ thê
Theo nguyên tắc chung thì lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động nước ngoài tuân theo pháp luật Việt Nam, được pháp luật Việt Nam bảo hộ [22].
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên căn cứ theo nội dung hợp đồng đã ký kết, phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động và theo các quy định cúa pháp luật lao động, không trái với pháp luật Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Người sử dụng lao động và người lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Hợp đồng lao động không được trái với hợp đồng cung ứng lao động.
về nội dung hợp đồng lao động [3], pháp luật lao động không có quy định riêng, các quy định về hợp đồng lao động: nội dung công việc, thời giờ làm việc, nghi ngơi, làm thêm giờ [11], an toàn lao động, bào hiểm xã hội, y tế.... thực hiện chung cho mọi quan hệ lao động ở Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội: Theo quy định hiện hành của pháp luật thì "Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sứ dụng lao động là người Việt Nam" [15], [25] phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ trường hợp Điều ước quổc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Nhừng người lao động làm việc theo họp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đù 3 tháng trờ lên theo quy định của pháp luật về lao động được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
về tiền lương [19], hiện tại pháp luật quy định mức lương cúa lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động nước ngoài không thâp hơn lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo vùng và theo từng giai đoạn khác nhau, mức lương này đã được sự nhất trí của Tồng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tranh chấp phát sinh giừa chủ sừ dụng lao động nước ngoài với lao động Việt Nam được giải quyết theo quy định cùa pháp luật Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác [ 17].