- về chất lượng: Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (đại học hoặc tương đương), phải là những chuyên gia có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong
1.4.3.6. Các công ước của ILO mà Việt Nam phê chuẩn
Trong ngành luật lao động quốc tế, bên cạnh những văn bản của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, hầu hết các điều ước quốc tế về lao động do Tổ chưc Lao động quốc tế (ILO) ban hành, các công ước và khuyển nghị của ỈLO có vị trí hết sức quan trọng, coi là luật mẫu để các quốc gia hoàn thiện pháp luật lao động của nước mình. Là thành viên của ILO từ 1980, đến nay Việt Nam đã phê chuẩn 17 công ước của ILO, Công ước phê chuẩn gần đây nhất là Công ước số 29 (1930) về chống lao động cưỡng bức, hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 05/3/2007. Trong sổ 17 Công ước đã phê chuẩn, có 01 công ước bị bãi bỏ do kết quà của việc phê chuẩn Công ước sổ 138 (1973) về tuổi tối thiểu đươc đi làm việc [53], đó là Công ước sổ 5 (1919), phê chuẩn 1994 về tuổi tối thiéu của trẻ em làm việc trong các công sở công nghiệp, còn lại 16 công ước đarg có hiệu lực đối với Việt Nam (xem Phụ lục 4).
Các công ước mà Việt Nam phê chuẩn có nội dung thiết thực, liên quan trực tiếp nhất đến việc cái thiện quyền lao động và môi trường làm việc, đặc biệt đối với lao động phụ nừ, trẻ em. Nội dung các công ước của ILO đã được nội luật hóa trong các văn bàn pháp luật cùa Việt Nam, đặc biệt những văn bản được ban hành trong những năm đổi mới, xin dần chứng một số nội dung cơ bàn như sau:
về ngày nghi tối thiểu: Điều 2.1 Công ước 14 (19 21 ) về áp dụng nghi hàng tuần cho các cơ sở công nghiệp quy định: "Mọi công nhân viên làm việc trong các cơ sở công nghiệp, công cộng hay tư nhân, hoặc trong những chi nhánh của những cơ sở đó phải được nghi tối thiểu 24 giờ trong mồi kỷ 7 ngày". Tương tự quy định trong Điều 72.1 Bộ luật Lao động.
về quyền không bị lao động cưỡng bức: Điều 1.1 Công ước 29 ( 1930) về lao động cường bức quy định: "Mọi nước thành viên cùa Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết hủy bò việc sử dụng lao động cường bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức, trong thời hạn ngấn nhất có thể đạt được". Nội dung này được Bộ luật Lao động Việt Nam quy định tại Điều 5.2 "Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức lao động dưới bất k ỳ h ì n h
thức nào" và các quy định khác trong Bộ luật.
Việc trà cóng trong lao động: Điều 2.1 Công ước 100 ( 1951 ) quy định "Các nước thành viên... đám bảo việc áp dụng cho mọi người lao động nguyên tẳc trả công bình đắng giữa lao động nam và nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau". Điều 111.1 Bộ luật Lao động quy định: "Người sứ dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sư dụng, nâng bậc lương và trả công lao động".
Nguyên tắc bình đẳng trong lao động cũng được quy định tại Điều 2 Công ước 111 (1958) về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp: "Mồi nước thành viên chịu hiệu lực của Công ước này cam kết tuvên bố và theo đuổi một chính sách quốc gia, nhàm thúc đẩy bằng những phương pháp thích ứng với hoàn cảnh và thực tiền quổc gia, sự bình đăng về cơ may và về
đổi xừ trong việc làm và nghề nghiệp để nhàm hủy bò mọi sự phân biệt đối xử về mặt này". Nội dung này thể hiện trong Điều 5.1 Bộ luật Lao động Việt Nam như sau: "Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo".
Đặc biệt, bảo vệ quyền trẻ em, năm 2000 Việt Nam đã phê chuan Công ước 182 (1999) về xóa bò các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và năm 2003 phê chuẩn Công ước 138 (1973) về tuổi lao lao động tối thiểu, nội dung các công ước này được cụ thể hóa trong Điều 6 và Điều 20 Bộ luật Lao động: "Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định".
Cần phải nói thêm rằng người lao động còn tham gia nhiều quan hệ xà hội khác, nên chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy phạm pháp luật của các ngành luật, như pháp luật dân sự về quyền nhân thân, quyền sờ hữu; pháp luật hành chính về cư trú, đi lại, xuất nhập cảnh, về thuế thu nhập,... Nhừng quy định này chứa đựng những nội dung có liên quan gián tiếp đến quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, góp phần xây dựng môi trường pháp lý lao động, đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ lao động được thực hiện tốt.