Kể từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong tất cà các dịch vụ mà Việt Nam cam kết với WTO, chưa có cam kết về việc mớ cửa thị trường lao động, tuy nhiên trong cam kết về thương mại dịch vụ, có hai phương thức cung cấp dịch vụ mà lao động nước ngoài có thể đến Việt Nam, đó là hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân [59].
Phương thức hiện diện thương mại: Các doanh nghiệp nước ngoài có quyền thiết lập các hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% von nước ngoài; các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Phương thức hiện diện thể nhân: Nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên WTO vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ và ngược lại. Khi các thương nhân nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để cung cấp dịch vụ thương mại, một số lượng lao động nước ngoài nhất định sẽ đến làm việc trong các hiện diện thương mại mà họ thành lập ở Việt Nam. Ở đây khác với việc nhập khẩu lao động ở chồ lao động này dịch chuyển trong dòng dịch chuyền cùa dịch vụ thương mại, trong phạm vi thị trường dịch vụ chứ không phải như thị trườnu
xuất, nhập khấu lao động, không có sự thóa thuận về cung ứng lao động, không phải để đáp ứng nhu cầu giải quyết lao động của nước xuất - nhập khẩu. Cho nên ờ một số nhóm lao động, Cam kết gia nhập WTO cùa Việt Nam không đòi hỏi phải hội đủ các điều kiện của người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành về nhập khẩu lao động. Có nghĩa là, lao động nước ngoài đến Việt Nam trong các hiện diện thương mại không cần phái là người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, hay kinh nghiệm quản lý. Phương thức hiện diện thể nhân bao gồm những nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là trường hợp người lao động cùa doanh nghiệp nước ngoài, được điều sang Việt Nam làm việc trong các hiện diện thương mại đã được thành lập tại Việt Nam. Nhóm này gồm: Người quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, thực chất là sang lao động tại Việt Nam nhưng được coi là di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp. Ví dụ chuyên gia kỹ thuật của tập đoàn Toshiba Nhật Bản đến làm việc trong văn phòng đại diện Toshiba Hà Nội.
Việt Nam yêu cầu điều kiện đổi với nhóm này là:
- v ề chất lượng: Trong 03 đối tượng nêu trên, chỉ có chuyên gia phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Đổi với nhà quán lý và giám đốc điều hành thì cam kết không nêu rõ yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật và thâm niên kinh nghiệm. Lao động đó được tuyển ở nước ngoài trước 01 năm khi đến Việt Nam.
- Thời gian làm việc tại Việt Nam là 03 năm, có thề gia hạn tùy thuộc vào thời hạn hoạt động của các hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- về số lượng, Việt Nam tuyên bố là phải có ít nhất là 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia cùa doanh nghiệp là công dân Việt Nam. Như vậy, một doanh nghiệp nước ngoài sẽ có quyền tuyển đến 80% lao động nước ngoài vào vị trí quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia.
Nhỏm thứ hài'. Người chào bán dịch vụ. Là những lao động nước ngoài được cử đến Việt Nam với tư cách đại diện cho nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài, không phải để trực tiếp bán dịch vụ mà đê đàm phán với đổi tác Việt Nam tiêu thụ một dịch vụ nào đó của họ.
v ề điều kiện, Cam kết không đặt ra yêu cầu về sổ lượng, chất lượng lao động, chỉ hạn chế thời gian lưu trú không được quá 90 ngày.
Nhóm thứ ba: Người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng. Đó là trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam, cử lao động sang làm việc tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng dịch vụ (kinh tế, thương mại, tài chính, khoa học, văn hóa, y tể...) tại Việt Nam với đối tác bên Việt Nam.
v ề điều kiện, Việt Nam yêu cầu lao động được cử đến phải đáp ứng: