Chủ trương của Đảng về phát triển quan hệ laođộng có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 32)

Ở nước ta, điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tổ nước ngoài dựa trên những cơ sờ: 1 ) Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2) Pháp luật Việt Nam, và 3) Văn bản pháp luật quốc tế mà Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

1.4.1. Chủ trương của Đảng về phát triển quan hệ lao động có yếutố nước ngoài tố nước ngoài

Chù trương, đường lối của Đảng là cơ sờ rất quan trọng đối với sự phát triển çuan hệ lao động có yếu tổ nước ngoài ờ Việt Nam. Đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội, tùy theo yêu cầu từng giai đoạn phát triển đất nước, Đảng đề ra chủ trương, đường lối, ban hành các nghị quyết từ đó Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật để thực hiện.

Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam xuất hiện từ khi chúng ta tiếp nhận sự hồ trợ chuyên gia từ bên ngoài giúp chúng ta giải phóng đất nước. Tjy nhiên quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài thực sự được chú

trọng, phát triển sau khi đất nước được thống nhất, cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhu cầu giải quyết việc làm và đào tạo lực lượng lao động để xây dựng lại đất nước trở nên cấp bách. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chủ trương đưa lao động Việt Nam sang làm việc ỡ Liên Xô, và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V xác định: "...đưa người lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung". Chú trương này được khẳng định với chính sách "đổi mới" do Đại hội VI đề ra. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VIII chỉ rõ "mờ rộng xuất khẩu lao động trên thị trường đã có và trên thị trường mới". Ngày 22/9/1998 Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 41-CT/TW tiếp tục khẳng định:

Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước... cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khấu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa... [1].

Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu lao động, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho chuyên gia nước ngoài đến và mang theo công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến chuyển giao vào Việt Nam. Tiếp tục chính sách đó, Nghị quyết Đại hội X của Đảng ta xác định "phát triền thị trường lao động" với những nội dung sau [2]:

- Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung- cầu lao động.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp.

- Đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm, phát triển hệ thống thông tin về thị trường lao động trong nước và thể giới

- Có chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý ở những ngành, nghề cần ưu tiên phát triển.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)