Đặc trưng của quan hệ laođộng có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 26)

Là một loại của quan hệ lao động, quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài mang đặc điểm chung của quan hệ lao động như: 1) Phù hợp với phương thức sản xuất; 2) Vừa là một quan hệ kinh tế vừa là một quan hệ xã hội, cac chủ thể quan tâm đến lợi ích kinh tế khi sử dụng sức lao động nhưng sức lao động gắn với con người vì vậy nó là quan hệ giữa con người với nhau, là quan hệ xã hội; 3) vừa có tính thống nhất, vừa mâu thuẫn, các chủ thể đều phải gắn két nhau, dựa vào nhau, người sử dụng lao động có tư liệu sản xuất cần cc sửc lao động của người lao động và ngược lại nhưng lợi ích trong việc sử dụng sức lao động giữa các bên là không thống nhất; 3) vừa bình đẳng, vừa phụ thuộc, các bên bình đẳng trong việc thỏa thuận quyền và nghĩa vụ, các điều kiện lao động... nhưng người lao động phụ thuộc vào sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động;... Tuy vậy quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài một số đặc trưng sau:

Đặc trưng thứ nhẩtĩ có yếu tố nước ngoài

Nói đến quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài là nói đến tính chất quốc 'ế của nó. Các chủ thể (người sử dụng lao động hoặc người lao động) đến víri nhau từ các dân tộc khác nhau trẽn thế giới, có quan niệm về tư tưởng chính trị, văn hóa, đạo đức, có tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán ỉinh hoạt... không giống nhau. Sự khác nhau đó có ảnh hưởng không nhỏ tnng quá trình thiết lập quan hệ lao động và duy trì quan hệ lao động. Lao đ)ng nước ngoài đến một nước khác, ngoài việc thiết lập quan hệ lao

động còn có thể thiết lập các moi quan hệ xă hội khác (dân sự, hôn nhân gia đình,...). Vì vậy các quổc gia đều quan tâm bảo vệ lao động, việc làm và các giá trị xã hội trong nước. Trong số những người lao động nước ngoài không thể tránh khỏi những phần tử có tư tưởng xấu, trà trộn, thâm nhập đê thực hiện âm mưu xấu, thậm chí là phạm tội. Vì thế so với quan hệ lao động thông thường, pháp luật các nước có điều chỉnh đặc biệt đối với quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài.

Đặc trưng thứ hai: Chịu sự điều chỉnh song trùng của nhiều hệ thống pháp luật

Chủ thể tham gia quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài sẽ vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước mình là công dân, vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước nơi thực hiện công việc.

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam hoặc theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Pháp luật Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ cụ thế của lao động nước ngoài trong pháp luật lao động và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ lao động đó tại Việt Nam. Ngoài ra, họ còn được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ khác theo quy chế đối với người nước ngoài, được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan (chưa có đạo luật riêng) như Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và Gia đình, pháp luật về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài... Các quy chế chung mà lao động nước ngoài được hưởng gồm: Quy chế đối xử quốc gia (không phân biệt đối xử giừa lao động nước ngoài với lao động Việt Nam), quy chế tối huệ quốc (không phân biệt đối xử giữa những lao động nước ngoài cùng làm ăn sinh sống ở Việt Nam) và quy chế có đi có lại thùy theo tình hình cụ thể trong mối quan hệ giữa Việt Nam và quổc gia hữu quan.

Tuy nhiên, xuất phát từ lý do bảo vệ lợi ích cơ bản của Nhà nước, pháp luật Việt Nam có quy định hạn chế người nước ngoài làm nghề và giữ

một số chức vụ nhất định. Ví dụ: không được làm công chứng viên (Điểu 13 Luật Công chứng 2006), không được đứng đầu cơ quan báo chí, biên tập viên, tổng biên tập, giám đốc nhà xuất bản (Điều 13 Luật Báo chí 1989, Điều 14 Luật Xuất bản 2004),.. Hạn chế này không đáng kể so với những quyền mà người lao động nước ngoài được hưởng.

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Điều 75 Hiến pháp 1992, Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng cùa người Việt Nam ở nước ngoài. Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ờ nước ngoài theo hợp đồng quy định: Người lao động đi làm việc ờ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây: "...tuân thù pháp luật Việt Nam và pháp luật cùa nước tiếp nhận người lao động"...

Đặc trưng thử ba: N hà nước sử dụng quy phạm đặc biệt để điều chỉnh quan hệ lao động có y ế u tố nước ngoài

Do chủ thể của quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài thường chịu sự điều chinh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật, mà mỗi hệ thống pháp luật quổc gia chịu sự ảnh hướng của chế độ chính trị, kinh tế quốc gia khác nhau, có nội dung, phạm vi điều chỉnh khác nhau, dẫn đến hiện tirợng xung đột pháp luật.

Giải quyết hiện tượng này, pháp luật quốc gia và quốc tể thường sừ dụng hai phương pháp chù yếu, đó là áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất và áp dụng các quy phạm xung đột. Ọuy phạm thực chất trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia, gồm quy phạm thực chất thống nhất (quy định trong điều ước quốc tế) và quy phạm thực chất thông thường (quy định trong các văn bản pháp luật quốc gia). Quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù, nhằm chi ra, dẫn chiếu tới hệ thống pháp luật nước nào sê được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể. Quy phạm pháp luật xung đột cũng ghi nhận trong điều ước quốc tế và trong các văn bàn pháp luật quốc gia. Đây là phương pháp chính thống từ xưa đến nay để giái quyết xung đột pháp luật.

Các quốc gia có nguyên tắc giải quyết xung đột luật khác nhau. Một số nước theo nguyên tẳc (hệ thuộc) luật nơi lao động, đien hình như Pháp, Đức, Itaỉia. Theo đó luật của nước nơi công việc được thực hiện được áp dụng. Cá biệt nếu người lao động được cử đi công tác thì áp dụng luật nơi có xí nghiệp của người được cử đi. Đối với ngành vận tải hàng không, đường thủy thì áp dụng luật cơ tầu (luật của nước mà phương tiện vận tải mang cờ).

Theo hệ thống Common Law, quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài do pháp luật về hợp đồng điều chỉnh. Luật lựa chọn được ưu tiên áp dụng.

Giải quyết xung đột trong pháp luật Việt Nam, Điều 131 Bộ luật Lao động Việt Nam 1994 Quy định:

Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong khu chá xuất, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam, hoặc làm việc cho cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam và người nước ngoài lao động tại Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật iao động Việt Nam và được pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ [22]. Theo quy định trên thì hệ thuộc luật nơi lao động được Việt Nam áp dụng. Điều 3 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 quy định: Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng thuê thuyền viên,... các vụ việc xáy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật cúa quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.

Trong một số hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và một số quổc gia gần đây, ngoài hệ thuộc luật lựa chọn, hệ thuộc luật nơi lao động cũng được áp dụng phổ biến:

Ví dụ Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên bang Nga (25-8-1998) tại Điều 44 quy định:

Các bên tham gia hợp đồng lao động có thể tự chọn pháp luật áp dụng đổi với quan hệ lao động giữa họ với nhau, nếu điều

này không bị cấm theo pháp luật cùa Bên ký kết mà trên lãnh thố cùa nước đó các quan hệ lao động này được thực hiện.

... Các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng, thì việc xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động và các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng lao động đó được xác định theo pháp luật cùa Bên ký kết nơi công việc đang, đã hoặc cần được thực hiện [39].

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và Cộng hòa Bêlarut ngày 14-9-2000 tại Điều 50 quy định: "Nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng thì việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động và các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng lao động đó được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi công việc đang, đã hoặc cần thực hiện" [40]...

Bàn ghi nhớ về tuyển dụng lao động Việt Nam giừa Chính phú Cộng hòa xâ hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Malaysia quy định: "Người lao động làm việc tại Malaysia phải tuân thủ các luật, quy định, chính sách và các hướng dẫn của Malaysia về quản lý người lao động và người cư trú tạm thời tại Malaysia" [27]. Tương tự Bản ghi nhớ giữa 2 Bộ lao động cúa Việt Nam và Hàn Quốc quy định: "quyền lợi của lao động nước ngoài sê được đảm bảo theo pháp luật của Hàn Quốc" [52].

Đặc trưng thứ tư: Pháp luật có quy định riêng, chặt chẽ về đối tượng,

điều kiện, thủ tục, trình tự tham gia quan hệ lao động có yếu tổ nước ngoài

Người nước ngoài không đương nhiên được xác lập quan hệ lao động như công dân nước sờ tại mà phải đáp ứng điều kiện, thú tục pháp luật nước đó quv định. Đặc trưng này xuất phát từ các lý do sau:

- Do sự bảo hộ công dân của nước tiếp nhận lao động: Xác lập quan hệ lao động ở nước ngoài, các chủ thể không chì đơn thuần thực hiện công

việc theo hợp đồng mà còn tham gia vào nhiều quan hệ xã hội khác hôn nhân, sở hữu, cư trú, đi lại... đặc biệt ảnh hưởng đến việc làm của lao động sờ tại. Các rước phát triền cần tiếp nhận lao động nước ngoài để làm những công

việc khắc nghiệt mà lao động trong nước không muốn đảm nhận, các nước đang phát triển cần tiếp nhận lao động cao cấp từ các nước phát triển để bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu. Song, nước tiếp nhận lao động luôn phải bảo vệ ỉac động và các giá trị văn hóa trong nước nên đều đặt ra nhiều điều kiện mang tính rào càn hạn chế lao động nước ngoài. Trong các quy định của pháp luật Việt Nam thấy rất rõ về đặc điểm này như Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 quy định chi tiết và hướng dần một sổ điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Do sự bảo hộ công dân của nước cử lao động: Nhà n ư ớ c luôn có trách nhiệm bảo hộ công dân của mình cho dù họ làm việc ở nước khác vì vậy cũng ;ần quy định các điều kiện khi cho công dân đi ỉàm việc ở nước ngoài. Đặc ciểm này có thể thấy trong Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ờ nước Igoài theo hợp đồng.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)