Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật thấp kém

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 77)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

2.1.5.Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật thấp kém

Ý thức pháp luật là một dạng của ý thức xã hội có nhiều mối liên hệ phức tạp. Tuy nhiên, không phải mọi yếu tố trong đời sống xã hội đều tác dộng, ảnh hưưnẹ đến ý thức pháp luật. Căn cứ vào những yếu tố trực tiếp có liên quan đến sự hình thành và phát triển của ý thức pháp luật, có thể nêu lên một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến trình độ ý thức pháp luật chưa cao ở Việt Nam hiện nay nhưu sau:

Thứ nhất, hơn 70% dân số nước ta là nông dân. Cơ cấu kinh tế vẫn chưa có sự chuyển biến m ạnh mẽ, nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ngành. Nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hoàn thiện, các thiết chế của nền kinh tế thị trường cũng như những đòi hỏi của nó chưa thực sự tác động đến suy nghĩ và phương châm hành động của đại bộ phận dân chúng. Điểu đó làm cho nỗ lực thay đổi phương thức lao động, phương thức sinh hoạt lối tư duy của người dân chưa đạt được kết quả như mong muốn. Mặt khác, tính cộng đồng, lối suy nghĩ tiểu nông cùng với một tý lệ nông dân cao vẫn đang khiến cho nỗ lực đổi mới tư duy đang trở nên không hiệu quả. Bên cạnh đó, đời sống nhân dân đã được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức thấp do vậy vẫn chưa khuyến khích được người dân quan tâm đến những giá trị tinh thần ở m ột mức cao hơn.

Thứ hai, trình độ dân trí nói chung và trình độ pháp luật nói riêng còn thấp kém. Ảnh hưởng của chế độ học hành khoa cử phong kiến vẫn còn đang tác động mạnh mẽ đến động cơ học tập, mục đích làm việc của xã hội. Lối

sống cộng đồng xem nhẹ vai trò cá nhân làm cho việc định hình giá trị nhân cách chưa được ổn định và phù hợp với thời đại. không kích thích được sức sáng tạo của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Thứ ba, việc nghiên cứu và tiếp thu các giá trị của nhà nước pháp quyền nói riêng và các vấn đề của đời sống pháp lý nói chune dưới góc độ văn hóa chưa được quan tâm thỏa đáng. Nói đến văn hóa là nói đến con người tuy nhiên chúng ta chưa có một công trình nghiên cứu nào đê giúp chúng ta nhận rõ về con người Việt Nam với đầy đủ các đức tính tốt và xấu để làm cơ sở cho việc đề ra một chiến lược xây dựng con người phù hợp với chính con người Việt Nam. Tuỳ tiện là một trong những đặc điểm của người Việt Nam sản xuất nhỏ và nó đang tác động tiêu cực tới hoạt động của các cơ quan nhà nước và của công dân trong việc thực hiện pháp luật.

Thứ tư, các thiết chế xã hội chưa góp phần định hướng được dư luận cũng như tạo sức ép dư luận đối với các vấn đề xã hội nói chung và vấn đề vi phạm pháp luật nói riêng.

Thứ năm, truyền thống hình luật đã tạo cho người dân tâm lý ngại tiếp xúc với chính quyền, ngại tiếp xúc với pháp luật, làm cho pháp luật khó đi vào cuộc sống, ảnh hưởng không tốt đến việc thiếp lập nền pháp chế dân chủ, tiến bộ. Trong một bộ phận dân cư vẫn còn tâm lý “phép vua thua lệ làng” và tâm lý đó đang cản trở việc thực thi pháp luật một cách thống nhất.

Thứ sáu, hệ thống pháp luật còn một số hạn chế nhất định, v ề mặt lý luận, hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện phải đạt được các tiêu chuẩn: toàn diện, đồng bộ, khoa học. thực tiễn. Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay chưa đạt được những tiêu chuẩn trên do có những hạn chế sau: chưa có đầy đủ các ngành luật để điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ xã hội cơ bản; trong một số ngành luật còn thiếu những chế định luật cần thiết, nhu' các ngành luật dân sự, kinh tế, lao động; vẫn còn những chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các văn bán quy phạm pháp luật; kỹ thuật xây dựng pháp luật và tính khá thi của luật

chưa cao, ...Q uan điếm vị nhà nước đang làm cho việc ban hành văn bán quy phạm pháp luật thiếu tính khách quan mà chủ yếu phục vụ nhu cầu quản lý của nhà nước chứ không phái vì nhu cầu của cuộc sống. Điều này đang làm cản trở việc thay đổi nhận thức và tình cảm của người dân đối với pháp luật.

Thứ bảy, việc thực hiện các biện pháp pháp lý đê hình thành và nâng cao ý thức pháp luật chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể là: công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật còn chậm đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp và chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục; công tác giải thích pháp luật chính thức chưa kịp thời; việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật chưa phát triển; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật chưa thường xuyên, liên tục, đặc biệt là chưa có sự phối kếtt hợp chặt chẽ giữa kiểm tra của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và của nhân dân, đồng thời chất lượng giám sát của các cơ quan quyền lực chưa cao; việc xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, nghiêm minh, nhanh chóng và đôi khi chưa đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 77)