Chức năng của văn hoá pháp lý

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 25)

V-lD/ĩlgẠ

1.1.4.Chức năng của văn hoá pháp lý

Có thể nói, văn hoá pháp lý có ba chức năng cơ bản sau đây:

- Chức năng nhận thức. Nhận thức là chức năng đầu tiên của văn hoá trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động xã hội nào. Văn hoá pháp lý cũng vậy. Thiếu chức năng nhận thức thì không thê nói đến bất kỳ chức năng nào khác, bởi vì một bộ luật, một đạo luật nào đó - với tư cách là sán phẩm văn hoá pháp lý, trước khi đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy vai trò và hiệu lực trong việc điều chinh các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của cá nhân trong xã hội thì nó phải được mọi người hiếu và nhận thức đúng.

Trình độ lập hiến, lập pháp là một biêu hiện rất cao của văn hoá pháp lý. Các chuẩn mực, quy phạm pháp luật quan trọng chỉ có thế có được khi các nhà làm luật nhận thức được một cách sâu sắc các quy luật của đời sống kinh tế. chính trị, xã hội, phát hiện những quan hệ xã hội mới nảy sinh, nhận thức được sự cần thiết và mức độ phải có pháp luật điều chỉnh. Văn hoá pháp lý giúp cho các nhà làm luật hiểu biết và xử lý tốt các tình huống mà cuộc sống đặt ra theo yêu cầi chân, thiện, mỹ. Nâng cao trình độ nhận thức của con nu ười cũng chính là phát huy những tiềm năng, năng lực bản chất của con người. Đó là bước đầu rất quan trọng để hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Do đó, văn hoá nói chung và văn hoá pháp lý luôn luôn chứa đựng tính chất nhân văn. Cơ sở của mọi hiệu quả trong lĩnh vực văn hoá pháp lý cũng là khát vọng hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Cũng cần khẳng định rằng, phát huy chức năng nhận thức của văn hoá pháp lý, đặc biệt là trong các tầng lớp nhân dân lao động, sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh t ế - xã hội, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá pháp lý, tạo ra sự nhận thức sâu sắc về vai trò và các giá trị xã hội của pháp luật. Chức năng

nhận thức là tiền đề quan trọng đê thực hiện các chức năng khác của vãn hoá pháp lý.

- Chức năng giáo dục. Các hoạt động của văn hoá pháp lý rất da dạng và phong phú và đều hướng tới cái tốt, cái đẹp, qua đó tác động đến con người và xã hội. Chính khía cạnh này thê hiện chức năng giáo dục của văn hoá pháp lý. Vãn hoá pháp lý là sán phẩm hoạt động pháp luật của con người, Trong môi trường xã hội có sự điểu chinh của pháp luật, toàn bộ các hành vi, hoạt động xã hội của con người được thê hiện ra trong các tình huống ứng xử. ơ đó, con người tiếp xúc với nhau, tác động đến nhau, trao đổi, yêu cầu và tiếp nhận ở nhau một điều gì đó trong khuôn khổ luật định. Văn hoá pháp lý với các yếu tố chân, thiện, mỹ chỉ dường cho các thành viên xã hội lựa chọn cách xử sự như thế nào đế tránh được xung đột với các cá nhân. Mỗi người phải hành động như thế nào đê vừa đạt được lợi ích của mình, vừa không vi phạm pháp luật. Các cách xử sự đó được chọn lọc, được kiểm nghiệm qua thời gian và trở thành khuôn mẫu ứng xử, thẩm thấu vào ý thức của mỗi người, biểu hiện ở tư tưởng, quan điểm về pháp luật và ở tình cảm đối với pháp luật. Như vậy, văn hoá pháp lý góp phần tạo ra môi trường văn hoá giáo dục và môi trường đời sống tinh thần, ý thức pháp luật của con người.

Nói đến chức năng giáo dục của vãn hoá pháp lý là nói đến việc định hướng cho hành vi theo pháp luật của con người. Hành vi theo pháp luật, như chúng ta đã biết, là hành vi có ý thức của con người diễn ra trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Trong mọi trường hợp, hành vi theo pháp luật chí có thể là hành vi hợp pháp. Tuy nhiên, ý nghĩa giáo dục từ việc định hướng cho hành vi theo pháp luật và tình cám pháp luật đúng đắn, phù hợp với các giá trị văn hoá pháp lý. Mỗi cá nhân, theo quy luật hướng thiện, khôn? muốn thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hay phá vỡ các quy tắc và những yêu cầu, đòi hỏi của chuẩn mực pháp luật. Nhưng đê đạt được điều này, bên cạnh ý thức tự giác, tích cực của mỗi người còn cần đến chức năng giáo dục. Định

hướng giá trị văn hoá pháp lý là xu hướng của con người muốn vươn lên chiếm lĩnh hoặc tiếp cận các giá trị văn hoá cao đẹp của pháp luật, nhờ đó mà dần dần hoàn thiện nhân cách của mình.

- Chức năng thực tiễn. Chức năng thực tiễn của văn hoá pháp lý có mối liên hệ mật thiết với chức nàng nhận thức và chức năng giáo dục, vì mọi hoạt động thực tiễn pháp luật chỉ có thể đạt hiệu quả cao dựa trên cơ sở giáo dục và nhận thức. Nói đến chức năng thực tiễn của văn hoá pháp trước hết là nói đến sự vận dụng và phát huy các kết quả nghiên cứu văn hoá pháp lý vào hoạch định và xây dựng chính sách pháp luật của nhà nước. Chính sách pháp luật là m ột khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động lập pháp nói chung và việc xây dựng các bộ luật, các đạo luật nói riêng. Chính sách pháp luật có ảnh hưởng tới ý thức và tâm lý của con người, góp phần hình thành ý thức pháp luật mang tính tích cực của các cá nhân và các nhóm cộng đóng. Dưới tác động của văn hoá pháp lý, việc hoạch định và xây dựng chính sách pháp luật đúng đắn là định hướng quan trọng cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Trong chức năng thực tiễn của văn hoá pháp lý có vấn đề dự báo về tình hình và xu hướng phát triển của pháp luật. Cơ sở của dự báo là sự nhận thức sây sắc các quy luật phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; là sự hiểu biết đầy đủ về các yếu tố, các điều kiện làm phát sinh các quan hệ xã hội mới. Khi văn hoạt động lập pháp đạt tới trình độ cao và các nhà làm luật nêu ra được các chuẩn mực cơ bản thì khả năng dự liệu quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh cũng sẽ đạt tới một mức độ cần thiết. Đến lượt mình, dự báo tình hình và xu hướng phát triển của pháp luật lại là cơ sở để định hướng chính sách pháp luật.

1.1.5. V ăn h o á p h á p lý trong m ôi tương q uan với văn hoá

Theo Hồ Chí Minh, văn hoá là toàn bộ những sáng tạo, các phát minh, các phương thức sinh hoạt của con người nhằm thích ứng với những nhu cầu

và đòi hỏi của sự sinh tổn. Đó là toàn bộ những thành tố tạo nên cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Cụ thể hoá các thành tố văn hoá trong xã hội, Hồ Chí Minh đã nêu lên các yếu tố văn hoá chung của tất cả các xã hội đó là: Ngôn ngữ; Chữ viết; Đạo đức; Pháp luật; Khoa học; Tôn giáo; Văn học nghệ thuật; Các công cụ cho sinh hoạt hàng ngày; Các phương thức sử dụng.

Trong các thành tố trên, thành tố quan trọng để đo, để kích thích, để phát động và đê kiểm soát các nhịp đập của nền văn hoá đó là hệ thống các chuẩn mực và giá trị. N hững sự cho phép và không cho phép in hằn trong các ứng xử và các quan hệ tình cảm. Nó thôi thúc người ta nên làm hay không nên làm. nó ràng buộc người ta phải làm hay không được làm. Đó là các ràng buộc xã hội đã trở thành quy tắc chung về ứng xử xã hội. Những ràng buộc này gọi là những chuẩn mực văn hoá. Các chuẩn mực này có thể là tập quán tạo ra các thói quen một cách tự giác của một cộng đồng vãn hoá nhất định. Nó cũng có thể là phong tục với những đòi hỏi phải tuân thủ một cách mạnh mẽ hơn. Các hành vi trái với phong tục có thê gây nên những chấn động xã hội, những cú sốc văn hoá bởi nó gắn bó rất sâu với các eiá trị tinh thần của xã hội. Người thực hiện hành vi trái với phong tục phải chịu áp lực của dư luận xã hội thậm chí là sự tẩy chay của cộng đồng. Trong tiến trình phát triển của xã hội có nhiều phong tục đã được nâng lên thành luật pháp. Luật pháp là các chuẩn mực cứng của m ột nền văn hoá.

Trong mỗi một nền văn hoá thường có những hệ thống chuẩn mực cùng phát huy tác dụng đan kết các hoạt động văn hoá của con người. Đó là hệ thống các chuẩn mực trong lao động, trong giao tiếp, hệ thống các chuẩn mực tôn giáo, tín ngưỡng, đáng phái. Các hệ thống chuẩn mực này bao chứa những định chuẩn quy định tính thông tin, tính kiểm soát trong các lĩnh vực cơ bản trong đời sống tinh thần của xã hội tạo thành các chuẩn mực về đạo đức, các

chuẩn mực pháp luật, các chuẩn mực thẩm mỹ và trí tuệ. Các chuẩn mực này mang tính quy định, tính cấm đoán và tính điều chỉnh.

Chuẩn mực là sự áp dụng cụ thể các giá trị vào đời sống xã hội. Giá trị với tư cách là thành tố quan trọng của các quan hệ văn hoá là vì các hoạt động nhận thức, ứng xử, sáng tạo được đánh giá bởi cộng đổng. Giá trị thông qua đánh giá mà có. Giá trị văn hoá là những tư tưởng bao quát được tin tưởng mạnh mẽ chung cho mọi người về cái sì là đúng là sai, là thiện là ác, là đẹp là xấu. là hợp lý và phi lý, là mong muốn và không mong muốn. Giá trị văn hoá có tính chất khái quát hơn chuẩn mực bởi nó không quy định những ứng xử cụ thể cho những tình huống cụ thể. Giá trị mang tính định hướng nhiều hơn là tính quy định do đó nó có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho việc lấp đẩy các khoảng trống bởi sự thiếu vắng các quy định của hệ thống chuẩn mực. Giá trị là những thành tố vận động của văn hoá. Các giá trị văn hoá tiên tiến luôn tạo ra các định hướng cho sự tăng trưởng cái đúng, cái tốt, cái đẹp ...

Hệ thống chuẩn mực và giá trị tham gia định hình và phát triển lối sống có văn hoá. Nói đến lối sống là phải nói đến thiện - ác. Thiện - ác là hệ điều chỉnh quan trọng của các lối sống. Nó làm hình thành các chức năng sống của con người trong cộng đồng một cách hợp lý. Cái thiện, cái chính nghĩa, lương tâm, vinh dự, nghĩa vụ, trách nhiệm là một bộ phận tạo thành lối sống. Chủ nghĩa nhân đạo là bản chất cùa lối sống văn hoá.

Hệ thống giá trị đó được hình thành và xác lập trên mỗi lĩnh vực, mỗi phương diện hoạt động của đời sống xã hội. Chính trị là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội. Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, hoạt động chính trị chi phối hầu hết các hoạt dộng khác trong một chế độ xã hội. Đấu tranh giai cấp là hoạt động chính trị m à mục tiêu của nó là giành quyền lực, báo vệ và thực thi quyền lực chính trị mà nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của giai cấp. đem lại lợi ích cho giai cấp. Đó là hoạt động phổ biến của xã hội có giai cấp trong suốt quá trình lịch sử.

2 5

Vãn hoá có mật thẩm thấu trong hoạt động chính trị: từ tính chất cho dên bán chất và mục đích chính trị. Với tư cách là thế giới giá trị phổ biên, văn hoá quy định mục tiêu chính trị - nền chính trị đấu tranh cho các giá trị xã hội nhân đạo, vì sự phát triển của con người. Chính trị đó thực sự trớ thành hành vi văn hoá - văn hoá chính trị. Văn hoá cính trị sẽ quyết định mục tiêu, chiều hướng của các thể chế chính trị, xu hướng xã hội và hướng cuộc sống tới các giá trị nhân đạo, nhân văn. từ đó ngăn chặn các xu hướng chính trị phi nhân dạc), thực hiện lý tưởng chân chính của con người, thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ,

Chính trị, như Lênin nói: vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Trình độ, năng lực hoạt động chứa đựne trong văn hoá là cội nguồn năng lượng của hoạt động chính trị, nó tạo nên trình độ hoạt động chính trị, bảo đảm khoa học và nghệ thuật chính trị của các chủ thể chính trị. Khi lý tưởng chính trị đúng đắn, mục tiêu chính trị phù hợp với truyền thống và lý tưởng dân tộc và thời đại, với lý tưởng nhân văn thì năng lượng chính trị (thể hiên trong khoa học và nghệ thuật chính trị) làm tăng nhanh quá trình chính trị, không cho phép hoạt động chính trị tuỳ tiện, thực hiện lợi ích cá nhân, phi nhân đạo, mà nó thúc đẩy quá trình chính trị - xã hội tiến nhanh theo hướng vì lợi ích con người chân chính, lợi ích cho nhân dân lao động, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. Văn hoá pháp lý là cơ sở, nền tảng cho việc hình thành và xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nó quy định một nền pháp chế khoa học và tiến bộ, giữ gìn kỷ cương phép nước, tiến tới một xã hội công dân và điểu quan trọng là nó tạo điều kiện cho công dân tự do sinh sống, phát huy dân chủ, thực hiện mưu sinh và góp phần xây dựng cuộc sống chung tốt đẹp.

Như vậy, có thế nhận thấy văn hoá và văn hoá pháp lý có mối liên hệ nội tại với nhau.

Trước hết, văn hoá pháp lý là một bộ phận cấu thành của văn hoá. Nó cùng với văn hoá xác lập hệ giá trị cho cộng đồng, quốc gia. Những giá trị đó

là những giá trị đã được hun đúc qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhiều chế độ xã hội khác nhau phản ánh thói quen, truyền thông pháp lý, trình độ pháp luật và cả những thành tựu pháp lý của một cộng đồng, quốc gia. Ngược lại những giá trị của văn hoá được hình thành trong đời sống pháp lý cũng phải thoa mãn và phù hợp với những hệ giá trị văn hoá đã được cộng đồng, quốc gia xác lập, phù hợp với những chuẩn giá trị về Chân - Thiện - Mỹ của cộng đồng văn hoá

Nếu như văn hoá xác lạp những giá trị vể Chân - Thiện - Mỹ thì văn hoá pháp lý xác lập cho cộng đồng những giá trị về lẽ công bàng, tự do, nhân đạo của pháp luật; xác lập những giá trị về tính khách quan, tính giáo dục của pháp luật... Tóm lại, văn hóa pháp lý và văn hóa pháp lý có mối liên hệ nội tại mạt thiết với nhau, đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái đặc thù.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 25)