Xây dựng và hoàn thiện ỷ thức pháp luật kiểu mới phù hợp với đòi hỏi của nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 37 - 43)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

1.2.1. Xây dựng và hoàn thiện ỷ thức pháp luật kiểu mới phù hợp với đòi hỏi của nhà nước pháp quyền

hỏi của nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, ẩn chứa những giá trị về tự do, dân chủ về quyền con người. Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi phải xác lập một cách chắc chắn những giá trị cốt lõi của một Nhà nước pháp quyền. Những giá trị tư tưởng về nhà nước pháp quyền là m ột trong những giá trị chung phổ biến nhất mà nhân loại đã tích luỹ được trong quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ nhằm hướng tới cuộc sống ấm no. tự do, hạnh phúc và xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng bác ái. Những giá trị phổ biến này thể hiện những đặc trưng cơ bản của một nhà nước pháp quyền và đánh dấu sự phát triển khổng ngừng trong nhận thức và thực tiễn tổ chức nhà nước của nhân loại. Từ những lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền trên thế giới có thể khái quát những giá trị tư tưởne của nhà nước pháp quyền như sau:

- Nhân dân là chủ thê tối cao của quyền lực nhà nước.

T rons lịch sử tư tưởng của nhân loại, nhiều nhà tư tưởng đã đưa ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc nhà nước, quyền lực nhà nước thuộc về

ai; đến nay, vấn đề trên vẫn là một chủ để nổi bật trong cuộc đấu tránh tư tưởng trên thế giới. Với sự xuất hiện của tư tưởng vể nhà nước pháp quyền, nhân loại đã tìm ra câu trả lời đúng “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thế tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước” . Tư tưởng này đã trở thành giá trị này xuyên suốt trong tổ chức nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc đó phải được khẳng định và ghi nhận trong các bản hiến pháp của các nhà nước pháp quyền trên thế giới. Khẳng định và ghi nhận nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của nhà nước pháp quyền, thế hiện sự coi trong nhân dân - chủ thể của quyền lực nhà nước. Khẳng định và ghi nhận quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân cũng đồng nghĩa với việc xác lập trách nhiệm chính trị - pháp lý của nhà nước như là một sự tri ân đối với nhân dân - chủ thể của quyền lực - những người đã vì những mưu cầu tốt đẹp và chính đáng về sự phát triển, tiến bộ và hạnh phúc mà tự nguyện trao gửi quyền lực của mình cho nhà nước. Ghi nhận nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dán cũng có nghĩa rằng nhân dân lập ra nhà nước và cũng có thể thay thế nhà nước đó bằng một nhà nước khác tốt đẹp hơn, phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của nhân dân hơn. Với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước nhân dân tham gia vào việc giám sát hoạt động của nhà nước và trở thành một đối trọng quyền lực đối với nhà nước.

Thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân cũng đòi hỏi nhà nước phải xây dựng cho được cơ chế để nhân dân thực hiện quyền lực đó.

- Tôn trọng và bảo đảm trên thực tế các quyền và tự do cơ bản, các lợi ích hợp pháp, danh dự và nhân phẩm của công dân (con người).

Trong tư tưởng nhà nước pháp quyền, con người là mục tiêu và giá trị cao nhất. Với sự ra đời của học thuyết về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền tư sản trong hiện thực, con người đã bước từ địa vị nổ lệ trong xã hội thần dân sang địa vị công dân trong xã hội công dân. Trong điều kiện nhà

nước pháp quyền, quyền con người, quyền công dân được xác lập về mặt pháp lý. Những quyển thiêng liêns nhất của con người như quyền sống, quyền tự do. quyền bình đẳng và quyền được mưu cầu hạnh phúc ... được nhà nước bảo hộ bằng pháp luật. Nhà nước cam kết bằng pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, danh dự và nhân phẩm của công dân. Đây là giá trị phản ánh bản chất nhân đạo, tính nhân văn của nhà nước pháp quyền, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại và ước vọng của con người. Con người phải được sống trong công bằng và lẽ phải.

Coi con người là trung tâm của thời đại cũng có nghĩa là mọi tổ chức, hoạt động của nhà nước đều nhằm vì con người, nhằm phục vụ con người, phát triển con người. Mọi thứ nhà nước đặt ra như pháp luật, cơ chế không chỉ đê q uản lý xã hội mà còn phục vụ con người, bảo vệ con người. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm trên thực tế các quyền và tự do cơ bản, các lợi ích hợp pháp, danh dự và nhân phẩm của công dân đồng nghĩa với việc nhà nước phải xây dựng các thiết chế, cơ ch ế để con người có thể thực hiện được các quyền và lợi ích c ủ a mình trên thực tế. Mặt khác, nhà nước cũng phải xác lập cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích của con người đã được ghi nhận tránh khỏi sự xâm hại từ bất k ế thế lực nào trong xã hội kể cả từ phía nhà nước.

Với sự ra đời của nhà nước pháp quyền tư sản, con người đã được giải phóng m ột bước cơ bản. Nguyên tắc “công dân có thể làm tất cả những gì pháp luật không cấm ” đã tạo ra cơ sở pháp lý cho sự phát triển và hoàn thiện cá nhân. Theo đó, con người với tư cách là một nguồn lực của sự phát triển xã hội, là trung tâm của thời đại được phát huy mọi khả năng và sức sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

- Pháp luật giữ địa vị chi phối trong đối với nhà nước và xã hội.

Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Pháp luật không chỉ đơn thuần như là công cụ của giai cấp thống trị mà còn là phương tiện để thực hiện công bằng, lẽ phải, là phương tiện đê công

dân thực hiện các quyển và lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền không chỉ mane bản chất giai cấp mà còn mang đậm bản chất xã hội. Nó thể hiện một trạng thái phát triển nhất định của xã hội, nó phan ánh kết cấu của xã hội. là nhu cầu của con người hướng tới sự ổn định, trật tự và phát triển. Đặc biệt, trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật có sự thay đổi căn bản. Pháp luật do nhà nước ban hành giữ vai trò thống trị không chỉ đối với xã hội, mà còn đối với cả nhà nước, v ề mặt hình thức, pháp luật trong nhà nước pháp quyền chi phối toàn bộ hoạt động của xã hội và nhà nước. Pháp luật không chi là công cụ đê duy trì và phát triển xã hội m à còn là công cụ đế duy trì sự tồn tại của chính nhà nước. Nhà nước pháp quyền tự đặt mình dưới pháp luật chứ không đứng trên hay đứng ngoài pháp luật. Tất cả mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức, nhà nước đều phải đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền, viên chức, cơ quan nhà nước “chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, còn công dân “được làm tất cả những gì pháp luật không cấm ” . Trên cơ sở, sự thống trị của pháp luật, quan hệ giữa nhà nước và công dân chuyển từ quan hệ quyền lực trên dưới sang quan hệ pháp lý mà ở đó công dân và nhà nước bình đẳng trước pháp luật, quyền của công dân là trách nhiệm của nhà nước và ngược lại.

Bên cạnh sự độc tôn của pháp luật, bản thân pháp luật cũng phải thoả mãn những điều kiện của một nhà nước pháp quyền nhân đạo, nhân văn, công bàng và dân chủ. Nói cách khác, pháp luật giữ vị trí tối thượng kia phải là pháp luật pháp quyền, đó phải là pháp luật vì con người, phải chứa đựng tính nhân văn, nhân đạo (gần vói pháp luật tự nhiên).

- Q uyền lực nhà nước phải bị giới hạn và kiểm soát

Từ những nghiên cứu nghiêm túc về bán chất con người và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tổ chức và sự dụng quyền lực nhà nước cho thấy khi có quyền lực, bất kỳ người nào cũng có thiên hướng lạm dụng nó, và người đổ

còn đi theo hướng ấy cho tới lúc chưa đạt tới giới hạn - ham muốn quyền lực là bất biến. Từ đó, nhu cầu giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước trở thành một nhu cầu cấp thiết trong việc tổ chức một nhà nước để chống lại xu hướng lạm quyền. Cũng chính bởi vậy mà trong nhà nước pháp quyền không thê không để cập đến vấn đề giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước. Giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước thể hiện bản chất nhân đạo, tính nhân văn công bằng và dân chủ của trong nhà nước pháp quyền là tiêu chí tạo nên sự khác biệt giữa một nhà nước pháp quyền nhân đạo, nhân văn, công bằng và dân chủ với một nhà nước cực quyền, phản dân chủ.

Giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước có nghĩa rằng quyền lực nhà nước phải bị rằng buộc bởi pháp luật. Giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước có nghĩa rằng nhà nước phải được thành lập một cách hợp hiến, việc tổ chức sử dụng quyển lực nhà nước phải hợp hiến và hợp pháp. Hoạt động của các cơ quan nhà nước, những viên chức nhà nước phải được đặt dưới sự rằng buộc của pháp luật.

Quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi nhân dân - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Nhà nước được lập ra để phục vụ nhân dân và để nhà nước phục vụ nhân dân được tốt hơn nhân dân tự nguyên trao cho nhà nước một phần quyền lực của mình. Vì lẽ đó, nhà nước không thể sử dụng quyền lực đó để xâm hại nhân dân - chủ thê của quyền lực - được. Không lạm quyền như là một trách nhiệm đạo đức của nhà nước pháp quyền đối với nhân dân. Giới hạn quyền lực nhà nước cũng có nghĩa là nhân dân trao quyền cho nhà nước và cũng có quyền bất tín nhiệm đối với nhà nước và tước bỏ quyền lực đó. Ở đây, quyền lực nhà nước vẫn mang sức mạnh của nó nhưng nó không còn là thứ quyền lực vô song, huyền bí và bất khả xâm phạm.

Kiểm soát quyền lực nhà nước có nghTa rằng, tất cả mọi hoạt động sử dụr.g quyền lực của nhà nước, cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước phải được kiểm soát để tránh lạm quyền. Nhà nước có tránh nhiệm tổ chức thực

hiện quyền lực nhà nước một cách khoa học để đảm bảo rằng các cơ quan nhà nước khi được trao quyền để hoạt động không lạm dụng quyền lực. Nhà nước có tránh kiệm tự kiểm tra hoạt động của mình để tránh lạm quyền bằng cách xây dựng cơ ch ế kiểm soát quyền lực. Trong tiến trình tìm kiếm phương thức tổ chức sử dụng quyền lực nhà nước một cách khoa học, các kiến trúc sư của nhà nước đã tìm được cho mình một mô hình tổ chức thực hiện quyền lực và cơ chế kiểm soát quyền lực, đó là phương thức tổ chức thực hiện quyền lực theo nguyên tắc phân quyền và cơ chế dùng quyền lực kiểm soát quyền lực. Theo dó, quyền lực nhà nước được phân chia thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền này được giao cho từng cơ quan tương ứng và độc lập với nhau tạo thành thế tam quyền phân lập, kiềm chế đối trọng lẫn nhau nhưng cùng song hành tiến bước một cách nhịp nhàng.

Bên cạnh việc xác lập các giá trị về tư tưởng cho một nhà nước pháp quyền nhân đạo, công bằng, nhân văn và dân chủ văn hoá pháp lý cũng ghi nhận những chuẩn mực cần có của nhà nước pháp quyền. Các chuẩn mực đó được đúc rút từ quá trình thực tế tổ chức và vận hành mô hình nhà nước pháp quyền. Các chuẩn mực đó là:

- Chủ nghĩa lập hiến;

- Chính quyền phải bị điều chinh bằng pháp luật; - Hệ thống toà án độc lập;

- Pháp luật phải được áp dụng bình đẳng và thích hợp;

- Pháp luật phải rõ ràng, minh bạch và gần gũi với tất cả mọi người; - Việc áp dụng pháp luật phải có hiệu quả và đúng lúc;

- Các quyền về kinh tế và tài sản, kể cả hợp đồng phải được bảo hộ; - Quyền con người phải được bảo hộ;

- Pháp luật chí có thể được thay đổi với quy trình được thiết lập minh bạch, rõ ràng và gần gũi với tất cả mọi người.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 37 - 43)