Các giải pháp hoàn thiện ý thức pháp luật trong nhà nước pháp quyển

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 94 - 102)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện ý thức pháp luật trong nhà nước pháp quyển

3.2.1.1. Đ ổi m ới phương thức truyền bá hệ íịiá trị tư tưởng chủ nqhĩa Múc Lê nin và tư tưởng H ồ C h í M inh và làm cho nó trở thành phương pháp tư duy

và phương châm hành động trong x ã hội.

Mặc dầu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đ ảne và nhà nước xác lập là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động. Tuy nhiên, nếu những giá trị tư tưởng tiến bộ đó chỉ được áp dụng trong Đảng thôi thì hiệu quả xã hội của nó là không cao. Vấn để dặt ra là phải làm cho những giá trị tư tưởng tốt đẹp đó đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân trở thành phương pháp tư duy và phương châm hành động của toàn xã hội. Có như vậy thì việc thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước mới đạt hiệu quả, công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới, con người mới có cơ sở đê sớm trở thành hiện thực.

Chú tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóne dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới - người m ở đường cho việc truyền bá tư tưởng tiến bộ của chú nghĩa Mác - Lênin và Việt Nam đã thành công trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, kết hợp hài hòa những giá

trị tư tưởng truyền thống về vấn đề dân tộc độc lập với tư duy phương pháp luận tiến bộ của chủ nghĩa Mác để hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong cổng cuộc xây dựng đời sống mới, con người mới theo phương châm cua Đ ane rất cần một cuộc truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác về các vấn đề xã hội, văn hóa và con người. Vấn đề này dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức trong thời gian vừa qua thâm chí có biểu hiện chú quan, lạc quan cách m ạng rằng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được ăn sâu bén rễ qua hai cuộc khánh chiến thần thánh và trở thành phương pháp tư duy và phương châm hành động của dân tộc Việt Nam. Việc không nhận thức một cách khách qua nhu cầu và điều kiện mới đã và đang làm cho công cuộc truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí M inh không được đổi mới và không theo kịp với nhu cầu thời đại. Thậm chí việc truyền bá kém hiệu quả còn dẫn đến việc truyền bá tư tưởng trở nên giáo điều phán tác dụng, đâu đó xuất hiện xu hướng nông dân hóa chủ nghĩa và Đ ảng cộng sản Việt Nam.

Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí M inh trong điều kiện hòa bình cần phải được tiến hành trên cơ sở những nhận định về điều kiện xã hội, kết cấu giai tầng, nhu cầu của từng bộ phận xã hội và cách tiếp cận. Bên cạch, việc truyền bá tư tưởng cũng phải dựa trên những đặc tính của người Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh đã lùi xa. nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nỉỉhĩa đang hàng ngày tác động đến đời sống của mỗi người dân và nhu cầu về vãn hóa tư tưởng của toàn xã hội. Những thành tựu của công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi cách hưởng thụ các giá trị tinh thần của nhiều nhóm người trong xã hội. Do vậy, không thể áp dụng m ột cách máy móc một số cách tuyên truyền cổ điển, không thê nói xa xả vào tai người dân rằng chủ nghĩa Mác là như thế này, tư tưởng Hổ Chí Minh là như thế kia, rằng phải nhận thức như thế này phải hành dộng như thế

kia ... Các hình thức tổ chức các cuộc thi tìm hiểu cũng không còn hấp dẫn và trở nên vô cũng lãng phí.

Một số giải pháp eóp phần đổi mới hoạt động truyền bá chủ nghía Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện xã hội hiện nay.

Hệ thống hóa những giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tướng Hổ Chí Minh về văn hóa để thấy được những giá trị cũng như tác động của nó đối với việc xây dựng con người mới, xã hội mới. Qua đó xác định phương hướng và cách thức tuyên truyền đối với xã hội.

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ nhu cầu của xã hội hiện đại đó là cảm nhận các giá trị tư tưởng thông qua việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần. Do vậy, phải đầu tư cho các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho con người thông qua đó để xã hội tự cảm nhận, sàng lọc và tự rút ra cho mình phương pháp tư duy và phương châm hành động phù hợp. Đầu tư cho việc sản xuất ra các ấn phẩm văn hóa có chất lượng và đúng định hướng như đặt hàng các hãng phim để sản xuất các bộ phim hay, các tác phẩm văn học với yêu cầu phải hàm chứa các giá trị tư tưởng cần chuyển tải. Phối hợp nhịp nhàng hai quá trình vận động đó là văn hóa hóa hoạt động chính trị và chính trị hóa hoạt động văn hóa trong đó nhấn mạnh xu thế vận động theo hướng văn hóa hóa hoạt động chính trị.

ứng dụng có hiệu quả những thành tựu công nghệ thông tin trong việc truyền bá những giá trị tư tưởng tiến bộ. Mở rộng các hoạt động giao lưu trực tuyến, các diễn đàn tranh luận tư do thông qua đó nắm bắt chính xác nhu cầu cũng như thực trạng tư tưởng tình cảm, trạng thái xã hội đồng thời thông qua tranh luận làm sáng rõ những giá trị tư tưởng tốt đẹp cần được nhân rộng và định hướng dư luận xã hội.

Gắn kết các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với các giá trị đạo đức truyền thống để hoạt độnR truyền bá tư tưởng không trở nên thô cứng và gượng ép.

3.2.1.2. Xúc lập và hoàn thiện các giá tri tư tưởng chính trị - pháp lý về nhà nước pháp quyền tron ọ m ôi trường vãn hóa pháp lý V iệt Nam.

Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và hoạt động của con người trong vấn đề sử dụng quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền mang những giá trị tư tướng chính trị - pháp lý hiện đại ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội, môi trường văn hóa pháp lý nhất định. Trong thời gian qua, việc tiếp thu các giá trị văn hóa pháp lý, các giá trị tư tưởng của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã và đang giành được nhiều sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của toàn xã hội. Tuy nhiên việc tiếp biến các giá trị văn hóa của nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có sự trải nghiệm và thích ứng dần dần trong môi trường văn hóa pháp lý truyền thống của Việt Nam đồng thời cũng phải phụ thuộc vào việc cải biến những bất cập của môi trường văn hóa hiện tại cũng như kiếm nghiệm qua quy luật sàng lọc văn hóa. Việc tiếp hiến những giá trị văn hóa của nhà nước pháp quyền vào Việt Nam cũng không hạn chế việc biến đổi và chọn lọc của văn hóa, bồi tụ và tích hợp những giá trị của hai luồng văn hóa cũ và mới. Sau đây là một số giải pháp cho việc tiếp biến các giá trị văn hóa tư tưởng của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện nhà nước pháp quyền. Xét một cách chung nhất phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay vẫn là phù hợp theo đó phương thức lãnh đạo của Đảng là: Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội bằng chủ trương, đường lối, chính sách, bằng công tác cán bộ và bàng sự nêu gương sáng của các đảng viên trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay vẫn cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đ áng nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng đổng thời tăng cường tính chịu trách nhiệm của nhà nước - một yêu cầu phải có trong nhà nước pháp quyền. Cụ thể:

Đổi mới phương thức ra quyết sách của Đảng, theo đó những quyết sách của Đ ảng phải m ang tầm vĩ mô, có tính chiến lược lâu dài và phải được

xây dựng trên cơ sở những kết quả điều tra xã hội học một cách khoa học, tổn trong các quy luật vận động khách quan, nhu cầu xã hội và kết quả hoạt động thực tiễn của nhà nước. Đảng cũng phải đảm bảo các chính sách của mình phải được cụ thể hóa một cách nhanh nhất và đi vào cuộc sống. Nâng cao trách nhiệm chính trị của Đảng trong việc ra quyết sách như là một nét văn hóa của Đảng.

Đảng lãnh đạo công tác cán bộ đối với nhà nước nhưng tiêu chí cán bộ phải được công khai và phải phù hợp với từng cấp trong cơ quan nhà nước. Đ ảng lãnh đạo công tác cán bộ đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm trong việc theo dõi, giáo dục cán bộ đê đảm bảo rằng những cán bộ được Đảng giới thiệu cho nhà nước phải đảm bảo yêu cầu công việc của nhà nước và phẩm chất chính trị. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ phải trong sự hài hòa giữa hai yêu cầu Đảng trị và kỹ trị trong nhà nước pháp quyền. Đảng cũng phải phân định cán bộ cấp nào thì cần Đảng giới thiệu và cấp nào dành sự chủ động cho nhà nước.

Đảng lãnh đạo bằng sự nêu sương sáng của các đảng viên trong bộ máy nhà nước. Đê làm được việc này trong điều kiện nhà nước pháp quyền - xã hội công dân Đảng cần công khai hoạt động của các đảng viên là cán bộ trong bộ máy nhà nước, xử lý nghiêm minh những vi phạm của cán bộ trong bộ máy nhà nước. Đảng phải không ngừng giáo dục trách nhiệm chính trị của từng đảng viên nói chung và đảng viên làm công tác cán bộ nói riêng như là m ột nét vãn hóa đảng, vãn hóa chính trị - văn hóa hóa hoạt độne chính trị.

Ngoài ra, cũng cần thiết phải xây dựng và ban hành luật về hoạt động của đảng chính trị tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của Đảng, đảm bảo tính công khai minh bạch trong hoạt động của Đảng.

Hai là, hoàn thiện chủ nghĩa hiến pháp cùne các thiết chế của nó trong điều kiện văn hóa pháp lý Việt Nam. Trong điều kiện tập quyền xã hội chủ nghĩa, tòa án hiến pháp không nhất thiết phải được thành lập mà giao cho một

bộ phận chuyên trách của tòa án nhân dân tôi cao. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm xét xử các hành vi vi hiến của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, có thể thành lập Hội đ ồ n s bảo vệ hiến pháp gồm những thành viên đương nhiên là những người đứng đầu các cơ quan nhà nước tiền nhiệm cấp trune ương, đứng đầu Đảng. Hội đồng bảo vệ hiến pháp có trách nhiệm xét xử tính hợp hiến của các đạo luật do quốc hội ban hành. Mô hình này có ưu điểm là vừa đảm bảo tính tập quyền xã hội chủ nghĩa, vừa đảm bảo có sự kiểm soát đối với cơ quan quyền lực cao nhất nhằm tránh sự lạm quyền từ phía cơ quan này.

Ba là, thực hiện cải cách tư pháp theo hướng xây dựng một nền tư pháp độc lập, m ột nền tư pháp tranh tụng. Tư pháp trong nhà nước pháp quyền có vai trò hết sức quan trọng bởi nó là cơ quan phân xử các hành vi lạm quyền là chốt chặn quan trọng chống lại cực quyền đồng thời là cơ quan bảo vệ các giá trị nhân đạo, nhân văn, dân chủ, công bằng của nhà nước pháp quyền và của nền văn hóa pháp lý. Chí có một nền tư pháp độc lập mới có khả năng ngăn chặn lạm quyền, vi phạm dân chủ. Nền tư pháp độc lập đảm bảo cho sự bình đẳng của các chủ thê trước pháp luật bất kế chủ thê đó là cá nhân hay cơ quan công quyền. Nền tư pháp tranh tụng là một trong những giá trị dân chủ tiến bộ của văn hóa pháp lý nhân loại. Chỉ có một nền tư pháp tranh tụng mới đảm bảo cho con người thực hiện được quyền tự bảo vệ mình trước pháp luật. Chỉ có một nền tư pháp tranh tụng mới làm cho những giá trị về nhân đạo, lẽ công bằng của pháp luật pháp quyền trở nên sáng rõ và cảm hóa lương tri con người. Riêng đối với Việt Nam, nền tư pháp tranh tụng còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó góp phần thay đổi nhận thức, tâm lý, tình cảm đối với pháp luật của người dân, thay đổi quan niệm truyền thống về tòa án qua đó góp phần nâng cao vãn hóa pháp lý, xây dựns lối sống theo pháp luật.

Bôn là, nâng cao hiệu quả kiểm soát và hạn chế quyền lực trong điểu kiện tập quyền phân công phối hợp trong bộ máy nhà nước. Nước ta là một

nước có truyền thống tập quyền, truyền thống đó được định hình từ tính cộng đồng cũng như truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vậy vấn đề đặt ra là: làm th ế nào để kiểm soát và hạn ch ế quyền lực trong điều kiện tập quyền, cơ ch ế kiểm soát quyền lực bên trong không đủ m ạnh. Giải pháp chính là sự tăng cường tính m inh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước phối hợp với việc hoàn thiện cơ ch ế kiểm soát quyền lực từ bên ngoài. Cụ thế:

Công khai và m inh bạch những chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, trừ những chủ trương chính sách liên quan đến an ninh chính trị, an ninh quốc gia.

Công khai tài chính trong hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước, sứ dụng các nguồn lực nhà nước trừ ngàn sách và nguồn lực dùng cho quốc phòng, an ninh.

Công khai và m inh bạch các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được tiếp cận với những thủ tục đó.

Công khai các thông tin mà dựa vào đó nhà nước ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Tạo điều kiện để công dân có khả năng bày tỏ quan điểm của mình đối với các chính sách của nhà nước, tham gia đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà nước, mức độ đóng góp cho sự phát triển xã hội.

- Tạo điều kiện để các thiết chế xã hội vận hành và đưa ra đánh giá về hoạt động của nhà nước nói chung và xây dựng chính sách nói riêng.

Báo đảm các quyền tự do hội họp, tư do ngôn luận của công dân như trong hiến pháp đã quy định qua đó nắm bắt dư luận, trạng thái, tâm trang xã hội. Tạo lập sức ép của dư luận xã hội như là m ột thứ quyền năng xã hội đối với quyền lực nhà nước.

Hoàn thiện cơ ch ế phản biện xã hội, ban hành luật trưng cầu dân ý trong đó quy định rõ những vấn đề nào buộc phải trưng cầu dân ý, cách thức trưng cầu dân ý..

Năm là, phát huy truyền thống dân chủ làng xã trong việc xây dựng một xã hội dân sự. Việt Nam có truyền thống dân chủ xuất phát từ lối sống coi trọng cộng đồng, được thê hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và trong thành tựu pháp lý được phản ánh thông qua các hương ước cổ, các quy định trong Bộ luật Hồng Đức.... Tuy nhiên, yếu điểm của nó chính là nó chỉ là nền dân chủ làng xã với những chuẩn mực dân chủ giản đơn.

X ã hội dân sự là m ột tiến bộ vượt bậc của nhân loại trong việc đấu tranh chống lại cực quyền phản dân chủ trong xã hội thần dân phong kiến. Xã hội dân sự thực hiện m ột chức năng quan trọng đó là chức năng điều tiết xã hội điều tiết hệ thống chính trị. Xã hội dân sự là nơi diễn ra quá trình học hỏi về dân chủ và điều kiện phát triển nó. Đồng thời, xã hội dân sự cũng thể hiện văn

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 94 - 102)