Yêu cầu của văn hoá pháp lý trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 43)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

1.2.2.Yêu cầu của văn hoá pháp lý trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật

luật

Nói đến văn hoá pháp lý không thể không nói đến pháp luật bởi nếu như văn hoá pháp lý xác lập cho pháp luật những chuẩn mực giá trị về thế nào là một đạo luật công bằng, dân chủ, vì con người và thế nào là một đạo luật khoa học có giá trị thực tiễn cao, cuối cùng là thế nào là một đạo luật được mọi người chấp nhận và thực hiện một cách tự nguyện. Có thể nói, nếu văn hoá pháp lý xác lập cho pháp luật những giá trị mang tính trừu tượng nhưng có tình chất định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thì ngược lại pháp luật lại là nơi để những giá trị tốt đẹp đó được ghi nhận và trở thành những quy định vật chất cụ thê để đi vào cuộc sống. Nói cách khác, văn hoá pháp lý và pháp luật có quan hệ biện chứng với nhau, đó là mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

Cũng cần phải lưu ý rằng, trong văn hoá pháp lý, pháp luật không chỉ đơn thuần là hệ thống pháp luật hiện hành mà nó còn bao gồm cả những luật tục của cộng đồng, hương ước của các làng xã ... bởi những luật tục và hương ước đó vẫn có giá trị điều chỉnh hành vi đối với con người, vẫn hàng ngày tác động vào việc hình thành lối sống của con người. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này không thể để cập đến hết các vấn đề về luật tục và hương ước do vậy chỉ xin được trình bày các yêu cầu của văn hoá đối với hệ thống pháp luạt thực định như là một đại lượng giá trị vật chất chủ yếu của văn hoá pháp lý.

Trở lại vấn đề yêu cầu của văn hoá pháp lý đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành. Như đã phân tích ở phần trên, nhà nước pháp quyền đem lại cho pháp luật một địa vị thượng tôn trong xã hội nhưng đồng thời cũng đòi hỏi pháp luật sánh vác những giá trị nhân đạo, nhàn văn của một nhà nước pháp quyền đó chính là yêu cầu của một nền pháp luật pháp quyền. Theo đó, pháp luật pháp quyền đòi hỏi phải đảm bảo tính nhân đạo, nhân văn và vì con người đó cũng là những giá trị văn hoá của pháp luật. Cụ thể:

- Pháp luật pháp quyền là pháp luật vì con người

Có thể nói, trước khi có nhà nước, nhu cầu được sống được phát triển trong một môi trường ổn định, bình đẳng, dân chủ là lí do để con người tự nguyện chấp nhận đặt mình trong sụ' rằng buộc của các quy định bắt buộc của cộng đồng. Khi nhà nước ra đời, mặc dầu bản chất giai cấp của nhà nước trang bị cho pháp luật m ột sức mạnh đặc biệt nhưng điều đó không làm mất đi bản chất xã hội của pháp luật. Pháp luật vẫn là sản phẩm của một trạng thái phát triển xã hội nhất định phản ánh tính chất trình độ phát triển của xã hội, của con người - m ột giá trị văn hoá. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền là pháp luật phản ánh một trạng thái phát triển ở trình độ cao của xã hội mà ở đó các con người được đặt ở vị trí trung tâm của thời đại, các quyền và lợi ích cơ bản của con người được ghi nhận và bảo vệ trong các thiết chế xã hội. Do vậy, pháp luật pháp quyền phái lù pháp luật vì con người, điều đó có nghĩa rằng:

Pháp luật phải được ban hành dựa trên nhu cầu phát triển của con người, phản ánh các mặt hoạt động của con người trong xã hội hiện đại. Không một lĩnh hoạt động nào của con người lại không có sự điều chỉnh bởi pháp luật nhàm bảo vệ các quyền con người trên các lĩnh vực đó. Tuy nhiên, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội và cũng chịu sự điều chỉnh bởi nhiều loại quy phạm, do vậy khi ban hành pháp luật trên các lĩnh vực hoạt động của con người phải đảm bảo sự hài hòa về phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với các loại quy phạm xã hội khác để con người không cảm thấy bị gò bó một cách cứng nhắc trong các điều luật.

Pháp luật vì con người cũng có nghĩa rằng, mọi đạo luật, điều luật được ban ra đều phải được xem xét dưới góc độ chúng tác động như thế nào đối với quyền con người đã được nhà nước pháp quyền ghi nhận và bảo vệ. Chúng có tạo điều kiện để con người phát triển khả năng của mình hay không? Nếu chúng xâm phạm các quyển con người đó thì chúng không được coi là pháp luật pháp quyền và phải được loại bỏ ngay lập tức.

Pháp luật vì con người cũng đòi hỏi phải hoàn thiện các quy định pháp luật về báo vệ quyền con người.

- Pháp luật pháp q u y ề n phái mang tính khách quan

Pháp luật pháp quyền phái được xây dựng trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội, thực trạng các quan hệ xã hội đang diễn ra và nhu cầu được điều chỉnh. Đây chính là tính quyết định xã hội cua pháp luật. Có như vậy, pháp luật ban hành mới có tính khả thi cao. Cơ cấu hệ thống pháp luật phải được thiết kế phù hợp với kết cấu của nền kinh tế và kết cấu giai tầng xã hội. Nhà nước pháp quyền, xã hội công dân, kinh tế thị trường đòi hỏi hệ thống pháp luật phai được thiết kế một cách khoa học đế góp phần hoàn thiện cơ c h ế hoạt động của một xã hội công dân, phải hiện diện và điều chỉnh trên các phương diện hoạt động của nền kinh tế thị trường...

Về mặt nội dung, các điều luật phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan đang vận hành và chi phối các thiết chế kinh tế - xã hội.

Tính khách quan của pháp luật cũng đòi hỏi, mỗi khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì pháp luật cũng phải thay đổi cho phù hợp. Điều này đòi hỏi phái có một quy trình ban hành và sửa đổi luật m ột cách khoa học và linh hoạt, kỹ năng trình độ lập pháp phải cao.

- Pháp luật pháp quyền đòi hỏi tính thứ bậc chặt chẽ

Theo đó, hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất như: việc phân chia quyền lực, tổ chức bộ máy nhà nước, các quyền công dân ... Tiếp theo là các đạo luật và các văn bản dưới luật. Yêu cầu của tính thứ bậc trong hệ thông pháp luật đòi hỏi các các đạo luật được làm ra không trái với hiến pháp, đạo luật có giá trị pháp lý thấp hơn không được trái với đạo luật có giá trị pháp lý cao hơn. Tính thứ bậc của pháp luật có ý nghĩa thực tiễn rất lớn bởi nó đảm bảo cho sự thống nhất

cứa cả hệ thống pháp luật. Tính thứ bậc cua pháp luật cũng đòi hỏi phải có cơ ch ế đế phủ quyết những đạo luật vi phạm tính thứ bậc, vi phạm hiến pháp.

- Pháp lu ậ t pháp quyền là pháp luật dân chủ, công bằng

Nhà nước pháp quyền chỉ được xây dựng trên nền tảng của một trình độ phát triển xã hội nhất định đó là xã hội công dân, nhà nước pháp quyền luôn đi liền với xã hội công dân. Pháp luật pháp quyền ngoài việc tạo cơ sở pháp lý cho các thiết c h ế của xã hội công dân vận hành một cách có hiệu quả, đảm bảo dân chủ, công bằng pháp luật pháp quyền cũng chịu sự tác động và đòi hỏi của xã hội công dân. Đòi hỏi đó là pháp luật nói riêng và chính sách pháp luật nói chung phải được xây dựng và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của xã hội dân sự thông qua cơ chế phán biện xã hội. Ở một khía cạnh khác, pháp luật cũng như nhà nước được lập ra để phục vụ nhân dân do vậy đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng chính là đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và công bằng xã hội. Nhân dân có quyền lựa chọn cho mình một mô hình hành vi ứng xử phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Xét ở tính hiệu quả, thì pháp luật có hiệu quả nhất khi nó trở thành ý chí chung của mọi người, chính việc thông qua cơ chế phản biện xã hội nhà làm luật nắm bắt được một cách rõ nét nhất ý chí của các tầng lứp nhân dân qua đó cân đối lại các mối quan hệ lợi ích và thiết kế các điều luật cho phù hợp. Khi các điều luật đó trở thành ý chí chung của xã hội thì nó được người dân tự nguyên chấp hành mà không cần đến sự cưỡng chế của nhà nước. Bên cạnh đó, pháp luật của sự công bằng và dân chủ cũng đảm bảo cho việc hạn chế sự chống đối pháp luật của người dân, góp phần xây dựng thái độ đúng đắn của người dân với pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật. Điều này là rất quan trọng ở Việt Nam, một nước đanẹ phấn đấu xây dựng đời sống văn hóa mới, khắc phục truyền thống trọng lệ hơn trọng luật.

Tính đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật pháp quyền đòi hỏi cơ cấu các ngành luật phải được thiết kế một cách khoa học theo một trật tự lôgic nhất định. Hệ thống các văn bản pháp luật từ trên xuông dưới phải không được chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Nội duns các điều luật phải có tính khái quát cao, rõ ràng minh bạch, sáng nghĩa để tạo sự thống nhất trong cách hiểu và vận dụng điều luật. Tính minh bạch của pháp luật còn đòi hỏi chúng phải được công bố một cách công khai, nhà nước phải tạo điểu kiện thuận lợi để người dân có cơ hội được tiếp cận với các văn bản páhp luật một cách nhanh nhất.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 43)