Một sỏ quan điểm về việc xàv dựng nền văn hóa pháp lý hiện nay

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 89 - 94)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

3.1. Một sỏ quan điểm về việc xàv dựng nền văn hóa pháp lý hiện nay

3.1.1. Bảo tồn v à p h á t huy những giá trị của văn hoá pháp lý Việt N am

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc bảo vệ những di sản văn hoá dân tộc, k ế thừa và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, vì đó là bản sắc, là tâm hồn và trí tuệ, là đạo lý và nhân cách con người Việt nam, là nền tảng tinh thần cho công cuộc phục hưng dân tộc và cho sự phát triển bền vững của đất nước tiến lên văn minh, hiện đại. Văn hoá pháp lý là một bộ phận của văn hoá dân tộc, nó vừa chứa đựng những giá trị có tính lịch sử bền vững, lại vừa phải đảm bảo tính thời đại, tính cập nhật trong sự phát triển. Vốn là một hiện tượng đặc thù, văn hoá pháp lý tác động hàng ngày, hàng giờ đến đời sống xã hội, do đó, xây dựng một nền văn hoá pháp lý tiên tiến đòi hỏi phải hình thành nên những giá trị mới có tính thời đại, nhưng đồng thời cũng phải biết bảo tổn và phát huy những giá trị truyền thống đã được thực tiễn cuộc sống chắt lọc, kiểm nghiệm và trở thành của cải tinh thẩn vô giá của dân tộc, quốc gia.

Việc bảo tổn và phát huy các giá trị văn hoá pháp lý truyền thống để góp phần xây dựng một nền văn hoá pháp lý Việt Nam tiên tiến chính là giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, theo quan điểm phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc. Từ truyền thống tiến lên hiện đại và trên cơ sở hiện đại nâng cao truyền thống, làm phong phú thêm những giá trị truyền thống. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải giữ gìn các giá trị của văn hoá pháp lý truyền thống, nhưng giữ gìn ở đây không phải là “đóng khung, lưu trữ cẩn thận” mà phải làm cho những giá trị đó phát triển, trỗi dậy trong mỗi con người Việt Nam, phát huy hiệu quả để đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước. Ví dụ. yêu công bằng, yêu lẽ phải là một giá trị văn hoá pháp lý truyền thống mà chúng ta cần phải kế thừa, nhưng sự kế thừa đó phải trên cơ sở nâng

nó lên một tầm cao mới. Khi dó, yêu công bằng, yêu lẽ phải không còn là một trạng thái tâm lý đơn thuần nữa mà phải phát triển thành đấu tranh không khoan nhượng với sự thiếu công bằng, bất công, với những sai trái trong xã hội.

Việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong xây dựng một nền văn hoá pháp lý Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gồm những nội dung chính sau: k ế thừa, phát huy và nâng cao những giá trị văn hoá pháp lý tiêu biếu cho sức sống, bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam của đời sống pháp luật Việt Nam; cải tạo, biến đổi hay xoá bỏ những truyền thống tiêu cực, hạn chế phản ánh tính lỗi thời, bảo thủ và trì trẹ của qúa khứ; hình thành và phát triển những truyền thống pháp lý mới theo yêu cầu đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

3.1.2. Tiếp thu cố chọn lọc những tinh hoa của văn hoá pháp lý nhân loại, những kinh nghiệm , kỹ thuật tiên tiến trong xâ y dựng và hoàn thiện pháp luật của các nước trên th ế ẹ iớ i.

Lịch sử phát triển nhân loại đã cho chúng ta những kinh nghiệm về sự kế thừa pháp luật quốc tế. Đó là sự kế thừa của pháp luật tư sản đối với pháp luật phong kiến và sự k ế thừa của pháp luật xã hội chủ nghĩa đối với pháp luật tư sản. Cho nên, có thể nói rằng kế thừa pháp luật là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển văn hoá nói chung, văn hoá pháp lý nói riêne và văn minh nhân loại.

Lịch sử dân tộc ta đã cho phép chúng ta tự hào về một nền văn hoá pháp lý với những giá trị nhân văn, tiên bộ như đã nói ở trên. Tuy vậy, cũng là phi lịch sử nếu ngày nay chúng ta tự hào với di sản đó mà không biết kế thừa những nhân tố tích cực của văn hoá pháp lý thế giới, đặc biệt là thế giới đương đại đê nâng nền văn hoá pháp lý và thể chế pháp luật lên ngang tẩm thời đại.

Ớ Việt Nam từ khi cách mạng tháng Tám thành công, chúng ta đã tiếp thu nhiều giá trị văn hoá pháp lý của nhân loại, những thành tựu của nền lập

pháp các nước trên th ế giới để góp phần hình thành nên nền pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những giá trị đó kết hợp với văn hoá pháp lý truyền thống đã làm nên diện mạo của một đời sống pháp luật Việt Nam dàn chủ, vì nhân dàn ngày nay.

Bước sang thế kỷ XXI, trước xu thế toàn cầu hoá các mặt kinh tế - xã hội diễn ra một cách nhanh chóng, các quốc gia, dân tộc có xu thế xích lại gần nhau hơn nhưng cuộc chạy đua lợi ích kinh tế, lợi ích quốc gia, dân tộc lại có chiều hướng diễn ra một cách quyết liệt hơn, phức tạp hơn, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những chiến lược phát triển đúng đắn, phải biết tận dụng thời cơ, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu của các nước khác, biến những thành tựu đó thành của mình, làm cho chúng trở thành động lực cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc mình. Pháp luật là một lĩnh vực song hành cùng sự phát triển của kinh tế và chính trị, nếu không có sự nghiên cứu học hỏi, tiếp thu một cách liên tục thì sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời và cản trở sự phát triển của kinh tế, xã hội. Pháp luật và văn hoá pháp lý Việt Nam cũng không nằm ngoài những thách thức đó. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ chúng ta cần phái học hỏi những gì, tiếp thu những gì đê xây dựng một hệ thống pháp luật tốt, một nền văn hoá pháp lý lành mạnh phù hợp với con người Việt Nam với điều kiện thực tiễn của đất nước Việt nam?

Mọi sự du nhập, tiếp thu khập khiễng, chắc chắn sẽ đưa lại một kết quả thấp, nhiều khi là phán tác dụng. Tiếp thu những tư tưởng pháp luật nước ngoài theo kiêu sao chép, máy móc sẽ khó có thể tồn tại lâu dài ở Việt Nam nếu chúng không được lựa chọn, thí nghiệm và lắp ghép tinh tế phù hợp với điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật, tư duy, nhận thức, văn hoá, thói quen, ... của người Việt Nam. Vậy, chúng ta có thê khắng định, tiếp thu là một điều tất yếu, nhưng sự tiếp thu đó phải là tiếp thu có chọn lọc, có sự gia công, chế biến, có tính toán đến những đặc điểm của từng giai đoạn trong sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Nổi tóm lại, tiếp thu những thành tựu pháp luật và văn hoá pháp lý nước ngoài là cá một quá trình, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo thì mới thu được những kết quả mong muốn. Và để được điều đóthì yêu cầu trước tiên là phải có một đội ngũ cán bộ pháp luật giỏi, không chỉ am hiểu về pháp luật trong nước mà còn phải am hiểu pháp luật quốc tế. pháp luật nước ngoài, có vốn kiến thức sâu, rộng về văn hoá, xã hội, có trình độ ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị vững vàng.

3.1.3. Xây dựng m ột nền văn hoá pháp lý tiên tiến ph ả i đi đôi với việc phát triển đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Một trong những biểu hiện của đời sống vật chất, tinh thần là mức độ sử dụng và hưởng thụ những thành quá lao động trí óc và chân tay phục vụ nhu cầu sống và phát triển của con người trong hiện tại, được biểu hiện cụ thể ở các mặt như: mức độ thu nhập, các điều kiện về ăn ở, sinh hoạt, đi lại, việc làm, chăm sóc sức khoẻ, trình độ văn hoá, chính trị, đạo đức, văn học, nghệ thuật... Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và của nhân dân có ý nghĩa rất lớn đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của các giá trị văn hoá pháp lý.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, phát triển đời sống vật c h ấ t , tinh thần cần được thực hiện theo hướng cải cách ch ế độ tiền lương, bảo đảm để tiền lương có thể nuôi sống họ và gia đình ở mức độ trung bình của xã hội. Đó chính là điều kiện là động lực đê thúc đẩy họ nâng cao ý thức pháp luật, sống và làm việc theo những chuẩn mực của văn hoá pháp lý. Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức không có nghĩa là nhằm tạo ra một lớp người đặc quyền, đặc lợi, quá cách biệt với các bộ phận khác trong xã hội mà là phải tạo ra sự công bằng, hợp lý trong việc phân phối và hưởng thụ các thành quả lao động xã hội phù hợp với tính chất, đặc điểm, trách nhiệm, công lao đổng góp của họ đối với họ, để họ làm việc có hiệu quả tốt nhất. Lợi ích là động cơ mạnh m ẽ thúc đẩy sự hình thành, phát triển tư tưởng, tâm lý

pháp luật của cán bộ. Nếu lợi ích vật chất, tinh thần được bảo đảm ổn định, chắc chắn cán bộ sẽ yên tâm. phấn khởi công tác, cố gắng thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.

Đối với nhân dân, đời sống vật chất, tinh thần cũng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển của lối sống theo pháp luật. Phải thừa nhận rằng, mặc dù đã qua 19 năm đổi mới nhưng đời sống kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, vùng, miền của nước ta vẫn còn kém phát triển. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu mưu sinh của d ồ n2 bào chứ chưa nói đến yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đời sống của nhân dân còn thiếu thốn cả về mặt vật chất và tinh thần. Nhiều vùng còn đói giáp hạt, thiếu lương thực. Số hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu hơn nữa (điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi...), nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, và phải có cơ chế kiếm soát tính hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư đó. Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, Nhà nước cũng cần phải giải quyết một cách căn bản các yếu tố lao động, nghề nghiệp và lợi ích.

Bên cạnh yếu tô vật chất thì đời sống tinh thần của nhân dân cũng có những tác động có không nhỏ đến việc xây dựng một nền văn hoá pháp lý tiên tiến. Cho đến nay, đời sống văn hoá của đa số các vùng, miền trên đất nước ta còn nghèo nàn, ít thay đổi. Người dân nhiều nơi chưa và khó có điều kiện tiếp cận với thông tin, báo chí của Đảng và Nhà nước. Trình độ dân trí chưa được cải thiện là bao, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với vùng đồng bằng, thành thị. Do đó, để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, Đảng và Nhà nước cần phải hình thành một chiến lược phát triển vãn hoá - xã hội thật sự có hiệu quả, ưu tiên nhiều cho những vùng khó khăn, kém phát triển. Trước mắt, nhà nước sớm đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá nhà nước từ tỉnh đến xã hoàn chỉnh, như hệ

thốns nhà văn hoá, thư viện (huyện, xã), các tụ điểm sinh hoạt văn hoá ở khu dân cư và ở các cơ sở tôn giáo, dân tộc phù hợp với từng địa phương, và phải có cơ ch ế đảm bảo cho các thiết chế này hoạt động có hiệu quả, tránh tinh trạng không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng như ở một số địa phương hiện nay. Đầu tư phát triển văn hoá, về cơ bản là đầu tư nâng cao dân trí, việc đầu tư như vậy cần sự kết hợp chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền và các tổ chức chính trị. xã hội mới có thể đạt được kết quả cao. Đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao là tiền để để người dân nhận thức đúng đắn pháp luật, hiểu pháp luật và xác lập những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 89 - 94)