Các giải pháp hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 102 - 106)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam

3.2.2.1. H oàn thiện cơ cấu hệ thốn ọ, pháp luật phù hợp với nền kinh t ế thị ĩrườnẹ định hướnq x ã hội chủ nạhĩa

Không ngừng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quá thi hành pháp luật trong m ột số lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng. Thứ nhất, về pháp luật kinh tế: cần hoàn thiện ch ế độ pháp lý về sở hữu nhằm thê chế hoá đường lối phát triển kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu. nhiều thành phần kinh tế; hoàn thiện c h ế định về quyển tự do thành lập doanh nghiệp, tạo lập môi trường cạnh tranh lành m ạnh, binh đẳng, trật tự, ký cương giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc phát triển tiến tới hoàn thiện các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường như thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường lao động hoàn thiện ch ế định hợp đổng thành chế định trung tâm của pháp luật kinh doanh, bảo đảm công dân, doanh nghiệp tự do, dễ dàng giao kết hợp đồng và đám bảo hiệu lực của hợp đồng; xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp luật và các cóng cụ pháp lý bảo đảm an toàn cho thị trường sở hữu trí tuệ; ... Thứ hai, về lĩnh vực giáo dục - đào tạo. khoa học, công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá, thể thao, chính sách xã hội: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật giáo dục, đào tạo nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc cải cách cơ bản, toàn diện nền giáo dục - đào tạo; hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ; hoàn thiện khung pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường; hoàn thiện pháp luật về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật đám bảo thể chế hoá các chính sách vể cône bằng xã hội trong việc tiếp cận và hưởng thụ các loại dịch vụ công, cứu trợ xã hội, xoá đói, giảm nghèo; ... Thứ ba, trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội: hoàn thiện pháp luật về biên giới, lãnh thổ quốc gia; xây dựng các luật về quốc phòng và an ninh quốc gia; hoàn thiện các luật, pháp lệnh về dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, ...

Thứ tư, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của quốc hội; hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát cửa quốc hội; hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và công bố văn bán quy phạm pháp luật; hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành pháp luật theo hướng xác định nội hàm, đặc trưng quyền quản lý vĩ mô của chính phủ về quyền quản lý nhà nước của từng bộ, ngành theo những tiêu chí thống nhất; hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động củ các cơ quan tư p h á p ...

3.2.2.2. N âng cao ch ấ t lượng ban hành văn bản quỵ phạm pháp luật.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật với phương châm: đủ về số lượng và nâng cao chất lượng, phấn đấu ban hành đủ các đạo luật cần thiết để điều chỉnh các lĩnh vực đời sống xã hội. Hệ thống pháp luật phải đảm bảo tính cách m ạng và khoa học; phải xuất phát từ m ục tiêu, định hướng phát triển chung, giữ vững bản chất chế độ xã hội, thể hiện được những lợi ích cơ bản, ý chí, nguyện vọng cơ bản của tuyệt đại quần chúng trong xã hội; pháp luật phải dề hiểu, dễ thực hiện. Thể chế hoá kịp thời, đầy đủ đường lối và chính sách của Đ ảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dưụng N hà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hình thành đồng bộ thể ch ế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng, an toàn, khuyếch khích đầu tư, kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo tôn trọng quy luật khách quan đồng thời hạn chê những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Việc xây dựng pháp luật phải căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nhanh chóng ban hành các đạo luật cần thiết, ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, vể các quyền công dân và các luật điều chỉnh công cuộc cải cách bộ m áy nhà nước, các luật điều chỉnh các hoạt động văn hoá thông tin. Xây dựng và hoàn thiện m ột hệ thống pháp luật hài hoà với các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, đồng thời phải nội luật hoá các cam

kết quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lộp. tự chú và định hướng xã hội chủ nghĩa. Đáy m ạnh công tác pháp điển hoá pháp luật để khắc phục tình trạng tán mạn, mâu thuẫn, khônc đầy đủ của hệ thống pháp luật hiện hành. Phát huy vai trò, tác dụng của pháp luật tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải tiếp thu có chọn lọc những thành tựu pháp luật của nhân loại, những kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật của các nước, đảm bảo kết hợp hài hoá tính truyền thống và tính hiện đại của hệ thống pháp luật.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải khẩn trương,vững chắc về cơ bản. Về m ặt nội dung, pháp luật có tính dự báo, đi trước một bước nhằm định hướng, tạo hành lang cho quá trình cải cách kinh tế - xã hội, cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Chấm dứt tình trạng pháp luật cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, vừa khó khắc phục hậu quả, vừa gây lãng phí lớn cho xã hội và nhân dân. Các kế hoạch và chương trình hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật phải có lộ trình cụ thể với thứ tự ưu tiên hợp lí và chọn đúng các khâu đột phá nhằm tạo sự chuyển biến m ạnh mẽ trong việc phát huy vai trò của pháp luật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với các văn bản pháp luật quan trọne điều chỉnh những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội, có ý nghĩa đột phá, m ớ đường, nắm bắt thời cơ để biến thách thức thành cơ hội phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì cần có cơ chế huy động ở mức độ cao các nguồn lực để xây dựng và ban hành kịp thời; phát triển pháp luật phải được thực hiện m ột cách cơ bản, trên cơ sơ nghiên cứu thấu đáo các vấn đề lý luận và tổng kết thực tiên sâu sắc nhằm đảm bảo tính ổn định, bền vững của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải dự tính các điều kiện bảo đảm đưa pháp luật vào cuộc sống. Khi xây dựng pháp luật phải tính đến m ột cách đầy

đu. toàn diện các điều kiện về cơ chế, tổ chức, đội ngũ cán bộ, nguồn lực tài chính và điều kiện vật chất khác nhàm bảo đám thực hiện pháp luật.

Đổi mới cơ bản quy trình xây dựng pháp luật đảm bảo tăng tốc. nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Chương trìng xây dựng pháp luật do Quốc hội thông qua phải bao gồm cả cơ chế, biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật, ngân sách dành cho hoạt động lập pháp, lập quy và ngân sách cần để tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Tiếp tục đổi mới cách thức và phạm vi các nội dung thảo luận của quốc hội, uỷ ban thường vụ Q uốc hội về dự án luật, pháp lệnh. Q uốc hội tăng thời gian cho hoạt động độc lập pháp, tăng dần số đại biểu chuyên trách ở các đoàn đại biếu Quốc hội, Hội đồng nhân tộc và các uỷ ban của Q uốc hội, đồng thời xây dựng cơ ch ế đê phát huy vai trò và trách nhiệm của đại biểu Q uốc hội chuyên trách, của các cơ quan giúp việc Quốc hội trong hoạt động lập pháp và giám sát. Chính phủ tăng thời gian dành cho công tác lập pháp, lập quy, tập trung tháo luận, quyết định những vấn đề mang tính quan điểm , chính sách và những vấn để liên ngành m à các thành viên của Ban soạn thảo còn có ý kiến khác nhau. Tăng cường trách nhiệm về tiến độ và chất lượng của dự án, dự thảo văn bán quy phạm pháp luật của các cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra. Tăng cường tính công khai, m inh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.

Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật . Xác lập cơ chế thu hút các chuyên gia giỏi vào tất cả các giai đoạn xây dựng pháp luật. Hình thành tổ chức chuyên nghiên cứu thăm dò dư luận xã hội về nhu cầu pháp luật, về tính phù hợp, khả năng thi, hiệu lực và hiệu quả của văn bản pháp luật trong quá trình thực hiện. Hiện đại hoá phương thức và phương tiện xây dựng pháp luật và kiểm tra vãn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, tin học hoá các hoạt động soạn thảo, thẩm định, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

Đê khắc phục tình trạng chồng chéo về nội dung hoặc “ bỏ ngỏ” những lĩnh vực kinh tế - xã hội khôim có luật, pháp lệnh điều chỉnh cần quy định rõ cơ sở chung để xác định vấn để cần điều chính bằng hình thức luật hay pháp lệnh; trình tự, điều kiện thực hiện việc đề xuất sáng kiến pháp luật; cơ sở phân công cơ quan chủ trì, tham gia xây dựng dự án luật, pháp lệnh; trình tự lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan nhà nước và nhân dân; trình tự thẩm định, thông qua luật, pháp lệnh. T rong m ỗi dự án luật phải xác định rõ những vấn đề cần hướng dẫn, cụ thể hoá, số lượng văn bản hướng d ẫ n ..., khắc phục tình trạng văn bản hướng dẫn quá nhiều, dễ sai lạc với nội dung luật. Văn bản dưới luật cũng là loại văn bản pháp luật, trong đó chứa đựng những quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc chung và được áp dụng thường xuyên, phải có quy trình xây dựng chặt chẽ. Vì vậy, không nên xác định quá nhiều hình thức vãn bản, quá nhiều chủ thể ban hành, về thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy, chỉ nên xác định thẩm quyền ban hành giới hạn ở m ột số cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương (như Chính phủ, các Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); hình thức văn bản chỉ nên xác định ở m ột số loại như nghị định, nghị quyết, quyết định và chủ yếu với danh nghĩa tập thể.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 102 - 106)