Nguyên nhàn của thực trạng pháp luật

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 82 - 84)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

2.2.3. Nguyên nhàn của thực trạng pháp luật

Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn cứng nhắc và nhiều mặt bất cập. Cách phân công và thực hiện quy trình soạn thảo dễ dẫn đến tình trạng bảo vệ lợi ích cục bộ của ngành, địa phương, chưa thật sự vì lợi ích chung và vì thuận lợi cho người dân. Còn thiếu cơ chế thu hút các chuyên gia giỏi, những người trực tiếp thi hành pháp luật và huy động trí tuệ của nhân dân, của các tổ chức xã hội, hiệp hội nghề nghiệp vào hoạt động xây dựng pháp luật. Hoạt độne rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và công tác pháp điển hoá chưa được tiến hành thường xuyên. Việc nghiên cứu để ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế chưa được coi trọng đúng mức; vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật chưa được luật định, công tác rà soát để hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiều điều ước quốc tế chậm được tiến bộ.

Nhiều vấn đề lý luận mới về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và về nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa chưa được đầu tư nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống. Vì vậy, một số chính sách của nhà nước còn m ang nặng tính giải pháp tình thế, thiếu định hướng tổng thể với tầm nhìn chiến lược. Do đó, hoạt động xây dựng pháp luật cũng thiếu tính dự liệu dẫn đến hiệu quả, hiệu lực thi hành của pháp luật chưa cao. Bên cạnh đó, việc tiếp thu những thành tựu khoa học pháp lý và vận dụng vào Việt Nam chưa có được quan điểm đúng đắn cho nên nhiều khi sự vận dụng trở thành sự lồng ghép một cách cơ học hoặc lại làm mất đi giá trị của những thành tựu đó. Ví du: Việc tiếp thu những thành tựu khoa học pháp trên thế giới đã làm cho Luật công chứng Việt Nam trở thành một thứ nửa vời, không giống bất kỳ quốc gia nào.

Thiếu những giải pháp đồng bộ nhằm đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực của các cơ quan, công chức xây dựne pháp luật và thi hành pháp luật. Chậm đổi mới các thiết chế trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường. Các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ pháp luật còn manh mún và thiếu đồng bộ làm cho lực lượng cán bộ chưa đáp ứng cả vể số lượng lẫn chất lượng so với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.

Ý thức pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ý thức pháp luật của cán bộ, công chức tham gia xây dựng và thi hành pháp luật chưa đáp ứng được đòi hỏi của công vụ được giao. Tư tưởng , nếp sống thời chiến và sự điều hành của nhà nước chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính góp phần dẫn đến thái độ xem nhẹ vai trò của pháp luật từ phía người dân và tình trạng buông lỏng, có nơi, có lúc thả nổi từ phía các cơ quan nhà nước trong quản lý xã hội bàng pháp luật. Công tác tư pháp chưa được coi trọng đúng mức.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 82 - 84)