Xây dựng con người mới chủ thê của nền văn hóa mới nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 106 - 108)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

3.3.1. Xây dựng con người mới chủ thê của nền văn hóa mới nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng.

văn hóa pháp lý nói riêng.

Nói đến văn hóa là nói đến con người bởi vậy sự phát triển của nền văn hóa nói chung suy cho cùng là sự phát triển của con người. Bất kỳ cuộc cách mạng văn hóa nào cũng nhàm m ục đích cuối cùng là xây dựng mô hình con người văn hóa, do con người và vì con người. Văn hóa nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng là sản phẩm riêng có của con người trong quá trình mlao động và sáng tạo vì lẽ sinh tồn. Xây dựng lối sống văn hóa mới noi chung và

văn hóa pháp lý nói riêng không thể không nhắc đến vai trò to lớn của con người, do vậy xây dựng đời sống văn hóa trước hết phải xây dựng con người mới cho m ô hình văn hóa đó. Xây dựng con người mới văn hóa mới cần một số giải pháp sau đây:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về con người và vấn đề con người trong xã hội hiện đại, m ối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, vai trò của cá nhân với tư cách là động lực, là nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Mặt khác, cũng phải xác định trách nhiệm của nhà nước, của xã hội trong mối quan hệ với con người, trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển các giá trị cá nhân trong sự phát triển của cộng đồng. Thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá truyền thống về cá nhân, về vai trò giá trị của cá nhân trong cộng đồng.

N ghiên cứu và đưa ra những nhận định m ột cách khách quan và khoa học về tính cách, tâm hồn trí tuệ con người Việt Nam, qua đó xác lập những giá trị, chuẩn mực tương đối về con người Việt Nam trong xã hội hiện đại. M uốn vậy, trước hết, chúng ta rất cần m ột cuộc giải phẫu xã hội học con người V iệt Nam. Trên th ế giới, để phát triển nhân cách con người, đã có nhiều quốc gia tiến hành những cuộc giải phẫu xã hội học con người để qua đó xác định các giá trị tốt đẹp cần lưu giữ và những cố tật cần được khắc phục cho phù hợp với yêu cầu về con người trong nền văn hóa mới. Nước Mỹ đã hoàn thiện nhân cách Mỹ sau khi “ Người Mỹ xấu xí” được xuất bản và nhận được sự quan tâm của độc giả cả nước, người Trung Quốc cũng đã từng làm như vậy để tiến lên. Nước ta đã từng có những cuộc tranh luận, những công trình nghiên cứu về nhân cách, tâm lý, tình cảm trí tuệ con người Việt Nam như của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Ngọc ... Thiết nghĩ những bậc chí sĩ đó đã tìm được hướng đi đúng đắn, đánh giá đúng vai trò, sức m ạnh của nhân tố con người trong công cuộc canh tân đất nước, chấn hưng văn hóa dân tộc. Nước Việt Nam ta ngày nay trong bối cảnh, những giá trị cũ còn đang hằn sâu vào nếp nghĩ, lối tư duy và phương châm hành động của cộng đồng, các giá trị

mới về con người chưa được định hình một cách vững chắc thì việc cần có một công trình khoa học nghiên cứu toàn diện và đây đủ tính cách, tâm lý, tình cảm trí tuệ con người Việt Nam để chỉ ra những giá trị tốt đẹp cần lưu giữ và những chuẩn mực cũ cần được cải biên là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa cá về m ặt lý luận và thực tiễn. Những nghiên cứu đó phải được thực hiện một cách công khai, khách quan và phải trở thành m ột diễn tranh luận của toàn xã hội, qua đó m ỗi cá nhân con người Việt Nam tự cảm nhận m ột cách sâu sắc những phẩm chất tốt, những tật xấu của mình đồng thời tự cải biến mình trên cơ sở những định hướng giá trị của hệ tư tưởng tiến bộ, của nền vãn hóa mới.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 106 - 108)