Thực trạng nhận thức, thái độ tình cảm đôi với pháp luật của xã hộ

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 68)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

2.1.4.Thực trạng nhận thức, thái độ tình cảm đôi với pháp luật của xã hộ

Nói đến V thức pháp luật ngoài vấn đề quan trọng hàng đầu đó là hệ tư tưởng chính trị - pháp lý không thể không kể đến các yếu tố khác như nhận thực pháp luật, thái độ, tình cảm đối với pháp luật của xã hội. Nói đến nhận thức pháp luật là nói đến tính không đồng đều về nhận thức, tính cảm đối với pháp luật của từng nhóm người trong xã hội bởi nhận thức pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề năng lực và trình độ nhận thức của các cá nhân, các nhóm người trong xã hội, mức độ thụ hưởng các giá trị của pháp luật đối với từng người cũng khác nhau, ơ góc độ văn hóa pháp lý, nhận thức, thái độ và tình cảm đối với pháp luật của xã hội được xem xét trên cơ sở phân chia nhận thức của các nhóm theo tiêu chí trong mối tương tác với pháp luật. Theo đó, nhận thức, thái độ tình cảm đối với pháp luật trong xã hội được phân chia theo hai nhóm:

Nhóm thứ nhất: Là nhận thức, thái độ tính cảm đối với pháp luật của nhóm có thẩm quyền áp dụng và thực thi pháp luật - cán bộ, công chức nhà nước.

Nhóm thứ hai: Là nhận thức, thái độ tình cảm đối với pháp luật của nhóm có trách nhiệm thực thi pháp luật, tuân thủ pháp luật.

Tuy nhiên cách phân chia này chỉ có tác dụng tạo sự thuận lợi cho người nghiên cứu và chỉ có tính tương đối chứ không có ý nghĩa về mặt xã hội nhằm phân định vị trí. vai trò của nhóm đối với pháp luật.

2.1.4.1. Thực trạng nhận thức, thái độ, tình cảm đối với p háp luật của cán bộ, cân í> chức.

Hiếu biết pháp luật khôns phải là điều kiện duy nhất, nhưng là điều kiện quan trọng nhất đế có thái độ đúng đán đối với pháp luật. Có được sự hiểu biết pháp luật một cách toàn diện, đầy đủ chủ yêu thông qua việc đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và trung học pháp lý. Do đặc điểm của quá trình hình thành đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay thì kiến thức pháp luật của họ được tích luỹ chủ yếu cũng th ô n2 qua học tập ở nhiều loại trường, lớp khác nhau như các trường chuyên nghiệp, trường chính trị, trường hành ch ín h ..., và phần lớn là qua kinh nghiệm thực tiễn công tác. Vì vậy , việc đánh giá tình hình hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay thì kiến thức pháp luật của họ được tích luỹ chủ yếu cũng thông qua học tập ở nhiều loại trường, lớp khác nhau như các trường chuyên nghiệp, trường chính trị, trường hành chính... và phần lớn là qua kinh nghiệm thực tiễn công tác. Vì vậy. việc đánh giá tình hình hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức khồng thể không tính tới trình độ học vấn văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác của họ.

Trong nhữns năm đổi mới vừa qua, với chủ trương từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, việc đào tạo kiến thức về mọi mặt cho cán bộ, công chức được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm nhiều hơn. Đội ngũ cán bộ, công chức đã được đào tạo kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu và kiến thức pháp luật m ột cách bài bản hơn, thường xuyên hơn. So với địa phương, cơ sở thì trinh độ học vấn của cán bộ, công chức ở trung ương được nâng cao hơn, dó là điều kiện tốt cho việc tham mưu hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, sự chênh lệch quá mức về trình độ học vấn của cán bộ, công chức trong các cấp của cơ quan nhà nước, đặc biệt là giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương, giữa tỉnh, huyện với cơ sở, giữa cán bộ vùng đồng bằng, thành thị với cán bộ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo là trở ngại rất lớn cho việc thống nhất nhận thức pháp luật và duy trì pháp chế. Hiện nay ở nhiều địa phương, cấp cơ sở

hầu như chưa có cán bộ có trình độ đại học (thậm chí nhiều người mù chữ), trong khi số cán bộ ở cơ sở chiếm tý lệ cao trong tổng số cán bộ, công chức và họ lại chính là những người gần dân nhất, trực tiếp đưa chính sách, pháp luật của nhà nước đến với nhân dân. Dưới đây là kết quả chương trình điều tra, kháo sát tổng hợp liên ngành các tỉnh, huyện, xã giáp biên phần đất liền nhàm xây dựng một chiến lược cường biên của Bộ công an được tiến hành từ năm 2001-2004:

Trong 593 cán bộ của 38 xã biên giới thuộc hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên được điều tra xã hội học, có 26,6% đạt trình độ văn hoá cấp I; 59,2% - cấp II; 14,1% - cấp III, chiếm đa số là trình độ văn hoá lớp 6, 7, 9; về trình độ chuyên môn: 15,4% sơ cấp; 11,7% trung cấp; 68.1% chưa qua đào tạo; 4.7% không đánh giá.

Tính Kon Tum có 10 xã biên giới với tổng số cán bộ thực hiện điều tra xã hội học là 194 người, trong đó, về trình độ vãn hoá: cấp I chiếm 27,4%; cấp II 57,1%; cấp III - 13,7%; đại học - 1,6%, chiếm đa số là trình độ văn hoá lớp 5 và lớp 9; về trình độ chuyên môn: 22,2% sơ cấp, 11,9% trung cấp, 61,9% chưa qua đào tạo, 4,1% cao đắng - đại học.

Tỉnh Nghệ An có 26 xã biên giới, theo số liệu thu được trong phiếu điều tra xã hội học đối với 489 cán bộ xã, trong đó trình độ văn hoá: cấp I chiếm 3,5%; cấp II - 58.5%; cấp III - 37,9%, chiếm đa số là trình độ văn hoá lớp 9 và lớp 12; về trình độ chuyên môn (327/489 phiếu cung cấp thông tin): 25,4% sơ cấp; 34,9% trung cấp; 1,8% đã qua lớp tập huấn; 29,1% chưa qua đào tạo; 8,9% cao đẳng - đại học.

Qua những số liệu trên và từ tổng hợp số liệu của nhiều tỉnh khác chúng ta có thể thấy rằng, nhìn chung, kiến thức văn hóa của phần lớn cán bộ, công chức chưa đáp ứriR được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế, quán lý xã hội. Sự hiểu biết về chính sách, pháp luật của cán bộ cơ sở như hiện nay

thật khó có thể thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước giao phó.

Về trình độ học vấn pháp luật, một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ, công chức có thể nói là quá ít ỏi. Cả nước hiện nay có khoảng trên 10.000 người có trình độ từ trung cấp pháp lý trở lên. Một nửa số người này chủ yêu làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, kiểm sát, toà án, tư pháp... Còn lại phần lớn cán bộ, công chức chưa được trang bị kiến thức pháp luật qua trường lớp, kiến thức phần nhiều là lạc hậu, thiếu hệ thống. Do đó, có thê đánh giá trình độ hiếu biết pháp luật của cán bộ, công chức hiện nay còn dựa khá nhiều vào kinh nghiệm sống và thâm niên công tác. Tích luỹ kiến thức pháp luật dưới dạng kinh nghiệm là một điều cần thiết trong giai đoạn quá độ của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy rằng, đã đến lúc cần phải đào tạo một cách bài bán, chính quy về những kiến thức pháp luật nói chung cho cán bộ, công chức, đặc biệt là ở cấp cơ sở, có như vậy mới có thể nâng cao ý thức pháp luật của họ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thái độ đối với pháp luật của cán bộ, công chức.

Thái độ đối với pháp luật và trình độ nhận thức pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ trong ý thức pháp luật. Trình độ nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức là điều kiện cần thiết để họ có thái độ đúng đắn, tích cực, tự giác tuân thủ pháp luật. Ngược lại, nếu không nhận thức đúng pháp luật hoặc nhận thức pháp luật khôns đầy đủ thì dễ có suy nghĩ lệch lạc, thái độ thờ ơ, thiếu tôn trọng, thậm chí chống đối pháp luật. Tuy nhiên, thái độ chấp hành pháp luật không hoàn toàn trùng hợp với trình độ nhận thức pháp luật, trong nhiều trường hợp. người vi phạm pháp luật không phải vì không nhận thức đúng pháp luật hay nhận thức không đầy đủ về pháp luật. Vì vậy, khi đánh giá ý thức pháp luật của cán bộ, công chức không thê dừng lại ở mặt nhận thức pháp

luật mà còn ở thái độ chấp hành pháp luật và trước hết là thái độ chấp hành pháp luật trong khi họ thực hiện nhiệm vụ. chức năng của mình.

Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức là sự biểu hiện của tình trạng ý thức pháp luật thấp kém có thể do không hiểu pháp luật, hiểu pháp luật không đúng, không đầy đủ hoặc cũng có thể do họ không tôn trọng pháp luật, coi thường pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong thời gian vừa qua xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội mà cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý, nhất là những nơi nắm giữ, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tiền, hàng, những nơi mà cơ c h ế quán lý lỏng lẻo, quy định sơ hở, thủ tục phiền hà, dễ bị lợi dụng. Tinh hình vi phạm pháp luật diễn ra rất nghiêm trọng, điển hình là trong đầu tư xây dựng CƯ bản, trong các chương, trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, trong hoạt động ngân hàng, tín dụng, trong quản lý xuất nhập khẩu, quản lý đất đai, trong mua sắm thiết bị, cấp phép, đáu thầu v.v ...

Theo tổng kết tình hình chống tội phạm kinh tế, tham nhũng giai đoạn 1993-2004 của Bộ công an, từ năm 1993 đến năm 2004, lực lượng cảnh sát đã phát hiện 176.534 vụ phạm tội kinh tế, trong đó có 21.068 vụ xâm phạm sở hữu, 9.960 vụ tham nhũng, 62.785 vụ buôn lậu. Đã khởi tố 6.673 vụ với 13.892 bị can. Trong số này có 4.597 bị can phạm tội buôn lậu. 4.007 bị can phạm tội tham nhũng. Cụ thể hơn là, tham ô có 2.709 vụ gây thiệt hại 916 tỷ đồng, 3.955 vụ cố ý làm trái các quy định của nhà nước, gây thiệt hại 3.790 tỷ đổng. Ngoài ra, có 178 vụ nhận hối lộ với số tiền 12 tỷ đồng, 84.874 vụ buôn bán hàng cấm. thu giữ hàng hoá trị giá 1.754 tỷ đồng. Một điều đặc biệt là, hiện tượng vi phạm pháp luật đã xảy ra không chí đối với cán bộ, công chức bình thường mà còn xảy ra trong số những cán bộ cấp cao, nắm giữ những trọng trách trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cũng theo tổng kết của Bộ công an, trong 10 năm qua, đã có 1 bộ trưởng, 5 thứ trưởng, 14 chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh, hàng trăm vụ trưởng, tổng giám đ ố c ... đã bị xử lý hình sự. Các

“cơn sâu làm rầu nồi can h ” này đã gây thiệt hại cho kinh tế xã hội 7.558 ty đồng (3. tr.5). Tổng số 9.960 vụ việc các đối tượng tham nhũng có chức vụ mới chỉ là những vụ việc bị phát hiện, chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, còn bao nhiêu vụ việc vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thì chúng ta cũng không thế xác định được. Tuy nhiên, những số liệu đau lòng trên đã đủ là một hồi chuông cảnh tỉnh vể tình trạng suy thoái đạo đức và ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, gây mất niềm tin nghiêm trọng trong nhân dân.

Tinh hình vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức còn diễn ra trong cả hoạt động áp dụng pháp luật. Hàng năm. cơ quan chức năng của nhà nước phát hiện, kiến nghị, sửa đổi hàng ngàn văn bản quản lý của các ngành, các cấp vi phạm pháp luật, thu hồi hàng ngàn tỷ đồng và nhiều tài sản khác. Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2004 của Cục kiểm tra văn bản. Bộ Tư pháp, trong năm 2004, các cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm tra trên 21.000 văn bản quy phạm pháp luật từ cấp bộ trở xuống và đã phát hiện trên 3000 văn bản trái với quy định của pháp luật. Mặc dù việc phát hiện các văn bản quản lý vi phạm pháp luật chưa được bao nhiêu so với tinh hình thực tế, nhưng số liệu phát hiện được đã thể hiện mức độ vi phạm cao, tính chất của vi phạm khá nghiêm trọng. Các văn bản vi phạm có những biểu hiện như nội dung trái với các quy định của pháp luật, trái với các vãn bản quản lý cùa cấp trên; vượt quá thẩm quyền ban hành, hình thức văn bản thiếu nhất quán, ban hành tuỳ tiện... Nhữnơ sai phạm này phần nhiều là do những bất cập trong nhận thức của cán bộ, do không biết hoặc biết không đầy đủ nội dung những quy định của văn bản cấp cao hơn. Đ ánh giá về tình hình khiếu kiện đất đai vượt cấp, trong một báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường nêu rõ: “ Khi phát sinh khiếu kiện, cấp uỷ, chính quyền nhiều nơi chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh, đùn đẩy, hoặc cùng một cấp có nhiều nội dung giải quyết khác nhau đối với m ột vụ việc, có những vụ việc tương tự nhau nhưng kết quả giải quyết

lại trái ngược nhau, do đó người dân nghi ngờ, không tin tưởng vào cách giải quyết của chính quyền cấp đó, gây khiếu kiện vượt cấp” (5, Tr.4)

Từ những thực trạng đã được nêu ra trên đây, chúng ta có thể đánh giá khái quát về tình hình ý thức pháp luật của cán bộ, công chức hiện nay như sau:

T h ứ nhất: Tuy sự nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức đã có những bước phát triển, nhưng nhìn chung còn đang ở trình độ thấp và ít tính lý luận. Có quá ít cán bộ có chuyên môn pháp luật, nhiều cán bộ không hiểu biết pháp luật hoặc hiểu b iế t rất hạn chế; hiểu biết pháp luật qua kinh nghiệm công tác là chính, do đó hiệu quả công tác chưa cao, khả năng chuyển tải nội dung pháp luật đến người dân thấp, đặc biệt là đối với cán bộ cấp cơ sở.

T h ứ hai: v ề thái độ tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức còn yếu. Cán bộ, công chức lẽ ra phải là những người có ý thức gương mẫu trong chấp hành pháp luật, nhưng trái lại, tình trạng cố tình vi phạm pháp luật đã và đang xảy ra khá nhiều ở tất cả các cấp, các lĩnh vực hoạt động của cán bộ. công chức, gây hậy quả và thiệt hại nhiều mặt cho nhà nước và xã hội.

T h ứ ba: Tư tưởng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa thống nhất. Tinh trạng này thê hiện ở nhiều khía cạnh như: học vấn chuyên môn pháp luật còn thấp và quá chênh lệch; hoạt động thực hiện pháp luật không phù hợp với trình độ hiểu biết pháp luật. Ngoài ra, tâm lý pháp luật ở một số người và trong một số cơ quan nhà nước còn chưa đúng, thế hiện ở chỗ: vẫn còn có thái độ coi thường pháp luật, chưa coi pháp luật như là một tài sản quý giá của quốc gia, dân tộc cần được bảo vệ, giữ gìn.

2.1.4.2. Thực trạng nhận thức, thái độ, tình cảm đối với pháp luật của công d â n .

- Tinh hình nhận thức pháp luật của công dân

Đánh giá tình hình nhận thức pháp luật của công dân không thế tách rời trình độ dân trí nói chung. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân ta trong những năm qua đã không ngừng được cải thiện, người dân đã thực sự được hưởng lợi từ các chính sách giáo dục, chính sách văn hoá, xã hội và cũng chính nhờ đó mà trình độ nhận thức của họ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 68)