Yêu cầu của văn hóa pháp /ý đối vói việc xây dựng hành vi và lối sống theo pháp luật của xã hộ

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 47 - 49)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

1.2.3. Yêu cầu của văn hóa pháp /ý đối vói việc xây dựng hành vi và lối sống theo pháp luật của xã hộ

sống theo pháp luật của xã hội

Xét đến cùng thì văn hóa pháp lý phái được biểu hiện thành hành vi và lối sống theo pháp luật đó chính năng lực thực tiễn của văn hóa pháp lý. Nếu như ý thức pháp luật là cái trừu tượng cái định hình những giá trị cho pháp luật thì pháp luật là cái biểu hiện của những giá trị đó, là cái cụ thể của ý thức pháp luật. Hành vi và lối sống theo pháp luật là cái đích cuối cùng của văn hóa pháp lý. Tất thảy những giá trị tư tưởng, những chuẩn mực của hệ thống pháp luật sẽ chẳng có ý nghĩa nếu nó không trở thành một kiểu lựa chọn hành vi cùa mỗi cá nhân và cộng đồng. Văn hóa pháp lý đòi hỏi mỗi cá nhân trong xã hội phải coi pháp luật là một chuẩn mực hành vi của mình, lối sống theo pháp luật là lối sống cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống hàng ngày. Văn hóa pháp lý cũng đòi hỏi các cá nhân trong xã hội phải xác lập việc lựa chọn hành vi và lối sống theo pháp luật như là m ột phương thức lựa chọn hành vi đầu tiên và quan trọng nhất trong các phương thức lựa chọn hành vi và lối sống. Nói đến lối sống là nói đến tính không đồng nhất của lối sống xã hội trong đó có lối sống của cá nhân, lối sống của nhóm, và lối sống của toàn xã hội. Ớ góc độ văn hóa nói chung, khó có sự thống nhất về m ặt lối sống trong toàn xã hội bởi các cá nhân và nhóm người khác nhau trong xã hội có trình độ

khá năng nhận thức và phương thức lựa chọn hành vi khác nhau. Tuy nhiên, ở góc độ văn hóa pháp lý, hành vi và lối sống theo pháp luật là một chuẩn mực hát buộc và duy nhất đối với mọi cá nhân, mọi nhóm người trong xã hội không phân biệt trình độ, năng lực, địa vị ...

Niỉoài những yêu cầu chung, văn hóa pháp lý trong nhà nước pháp quyền cũng đặt ra yêu cầu riêng biệt đối với từng nhóm người trong xã hội. Đối với công dân và các tổ chức dân sự nói chung văn hóa pháp lý yêu cẩu tôn trọng và tuân thủ pháp luật theo phương châm “được làm tất cả những gì pháp luật không c ấ m ” . Hành động theo pháp luật không chỉ trở thành một phương châm sống m à cao hơn thế, pháp luật phải là phương tiện và phương thức đế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với công chức và các tổ chức có sử dụng quyền lực nhà nước văn hóa pháp lý yêu cầu tuân thú pháp luật theo phương châm “chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” . Văn hóa pháp lý cũng xác lập cho công chức, các cơ quan có sử dụng quyền lực nhà nước trách nhiệm phải đảm bảo rằng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được bảo vệ bởi pháp luật và mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyển phát hiện, ngăn chặn và sử lý kịp thời, nghiêm minh.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 47 - 49)