Tính cách con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 49)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

2.1.1Tính cách con người Việt Nam

VỊ trí địa lý Việt Nam ở tận cùng phía Đ ông - Nam nên thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình. Lãnh thổ Việt Nam trái dài trên hơn hai ngàn km nhưng lại hẹp về chiều ngang, 2/3 là đồi núi, có độ dốc cao nên việc tổ chức sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và nhỏ lẻ, manh mún. Việc tổ chức sản xuất khó khăn dẫn đến nhu cầu phải cố kết cộng đồng nhưng cái cộng đồng ở đây cũng chỉ là cộng đổng làng xã nhỏ lẻ.

Tính cộng đồng và tính tự trị, cùng với tư duy biện chứng dẫn đến lối ứng xử có tính chất nước đôi - một đặc điểm nổi bật trong tính cách dân tộc Việt. Người Việt đồng thời vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu ích kỷ và thói cào bằng, vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương, vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng lại vừa có óc gia trưởng tôn ti, vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem nhẹ vai trò cá nhân, vừa có tính cần

Chương 2

cù và nếp sống tự cấp tự túc lại vừa có thói dựa dẫm, ý lại... Tuỳ lúc tuỳ nơi mà mặt tốt hay mặt xấu sẽ được phát huy. Trước những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì óc bè phái địa phương có thể lại nổi lên.

Tính cộng đ ồ n s ở đây là tính cộng đồng mạng ý nghĩa đơn giản theo đó tính cộng đồng nhấn m ạnh vào sự đồng nhất nên người Việt Nam có tính tập thê rất cao, coi mọi người tron? cộng đồng như anh chị em trong một nhà, hành xử với nhau một cách dân chủ và bình đẳng. Mặt khác, lại cũng chính do tính đổng nhất mà ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu, các thành tựu cá nhân bị coi thường, bị tập thể hóa dẫn đến việc không động viên được sức sáng tạo của mỗi cá nhân, thành tích cũng là của chung và lỗi cũng là của tập thế. Tính đồng nhất còn dẫn đến lối sống vô trách nhiệm, tính dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể m à hệ lụy của nó còn ảnh hưởng đến tận ngày nay. Tệ hại hơn nữa là tình trạng “ lấm sãi không ai đóng cửa chùa” , “Toét mắt là tại hướng đình, cả làng cùng toét riêng mình em đâu” và thật khốn khổ cho ai trong cái cộng đồng toét mắt đó m à lại không bị toét mất.

Muốn cố kết cộng đồng thì con người trong cộng đồng đó phải hành xử với nhau m ột cách hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Lối sống trọng tình cảm đó dẫn đến truyền thống trọng tuổi, trọng sĩ và trọng phụ nữ. Lối sống trọng tình cảm còn tạo cho con người biết tôn trọng và cư xử bình đẳng dân chủ với nhau nhưng cái dân chủ đó cũng chỉ là dân chủ trong cộng đồng làng xã bé nhỏ mà thôi chứ không phải là dân chủ của quốc gia. Nền nông nghiệp nhỏ lé dẫn đến lối sống linh hoạt của người Việt, luôn biến báo cho phù hợp với từng hoàn cánh cụ thể dãn đến triết lý sống “ ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay “Đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” . Mặt trái của sự linh hoạt đó chính là thói tuỳ tiện, không tôn trọng pháp luật.

Tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt. Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt - cơ sở của tính tự trị tạo nên tinh thần độc lập cộng đồng và tạo nên nếp sống tự cấp tự túc. Mặt khác, cũng do sự nhấn mạnh vào tính khác biệt mà người Việt có thói xấu đó là óc tư hữu ích kỷ, bè phái địa phương cục bộ. Những đặc trưng; trên đây đã gây nhiều khó khăn cho các cuộc canh tân của người Việt trong lịch sử.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã giành được tự do, độc lập và đang trên con đường xây dựng đời sống văn hóa mới thành tựu cũng nhiều nhưng còn đó những vấn đề của lịch sử không dễ gì bỏ đi được chúng đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến công cuộc đổi mới văn hóa của Đảng và Nhà nước. Vẫn còn đó, hơn 70% dân số Việt Nam sống nhờ vào nền nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún. Một bộ phận không nhiều, dù đã thoát ly khỏi nông nghiệp nhưng trước khi thoát ly khỏi đời sống nông nghiệp họ vẫn lớn lên từ hạt khoai củ sắn, họ học cách suy nghĩ và hành động từ những người ông, bà, cha, mẹ - những người nông dân thần nhất - trước khi họ được học những thành tựu của nhân loại trên ghế nhà trường. Do vậy tâm lý nông dân cùng với những ánh hưởng của hệ tư tưởng nho giáo đang hàng ngày tác động đến hành vi và lối sống của đại bộ phận dân chúng.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 49)