Những ưu điểm và thành tựu

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

2.2.1. Những ưu điểm và thành tựu

Hoạt độnẹ xây dựng pháp luật đã không ngừng được đổi mới và đạt được những thành tựu quan trọng, v ề cư bản, khung pháp luật đã được tạo dựng cho việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tiến tới hình thành thê chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ sở pháp lý cho việc tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đã được tạo dựng, đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trương dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội đã được thể chế hoá một bước quan trọng. Các chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội cũng từng bước được thể chế hoá phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế. Sự nghiệp phát triển khao học, cô n s nghệ và bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc được bảo đảm báng pháp luật.

Với sự nỗ lực của nhà nước và của toàn thể nhân dân, trong 19 năm đổi mới vừa qua (1986-2005), chúng ta đã ban hành được một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật: 154 luật; 1.532 nghị định và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác (nguồn: Trung tâm Thônẹ tin, Văn phòng Quốc hội), phần nào đã đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta có hiệu lực cao thấp khác nhau nhưng đều tồn tại trong một thể thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Hầu hết các văn quy phạm pháp luật đều được xây dựng với một trình độ kỹ thuật pháp lý tiến bộ, có kết cấu tương đối chặt chẽ, logic. Các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiếu, một nghĩa và phù hợp với khả năng nhận thức của quần chúng. Hình thức cấu trúc của pháp luật cũng đã thể hiện được tính logic, chặt chẽ. Đã phần nào đảm bảo được tính thống nhất giữa các ngành luật, giữ các chế định trong cùng một ngành luật, giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một chế định luật. Giảm thiểu được tình trạng trùng lặp.

chổng chéo trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật.

Nhìn chung, pháp luật nước ta đã phản ánh đúng trình độ phát triền của kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội; đáp ứrm được nhiệm vụ báo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố quốc phòng; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.

Cần nhấn mạnh rằng, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, hoạt động làm luật của nhà nước ta đã dần đi vào quy củ, chuyên nghiệp hơn. Việc lấy ý kiến góp ý của nhân dân và các tổ chức xã hội vào dự thảo luật được tiến hành một cách thường xuyên và rộng rãi hơn. Do đó, chất lượng và hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật cũng không ngừng được nâng cao, góp phần đắc lực giữ vững ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác soạn thảo, thẩm định, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật dần dần đi vào nề nếp, theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ do luật định. Nhận thức về vị trí, vai trò của điều ước quốc tế được nâng cao rõ rệt, nhà nước ta đã ký kết và tham gia một số lượng lớn các điều ước quốc tế phục vụ đắc lực chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều ước quốc tế m à Việt Nam ký kết hoặc tham gia dần dần trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật nước nhà.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 79 - 81)