Hệ tư tưởng chính trị pháp lý truyền thông những rào cản cho việc tiếp biến các giá trị tư tưởng của nhà nước pháp quyển

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 51)

Ị 1.6 Vị trí vai trò của văn hoá pháp lý trong Nhà nước Pháp quyền

2.1.2Hệ tư tưởng chính trị pháp lý truyền thông những rào cản cho việc tiếp biến các giá trị tư tưởng của nhà nước pháp quyển

tiếp biến các giá trị tư tưởng của nhà nước pháp quyển

Có thể khảng định rằng, hệ tư tưởng chính trị - pháp lý truyền thống của nước ta là hệ chính trị tư tưởng dựa trên học thuyết Nho gia trên cơ sở lấy nhân trị và lễ trị làm đầu. Không thể phủ nhận được một thực tế rằng, học thuyết Nho gia với những giá trị chân nho của nó đã đem lại cho xã hội Việt Nam và cả nền chính trị Việt Nam trong một thời kỳ dài những giá trị tốt đẹp và nó đã góp phần xây dựng một xã hội và một nền chính trị đạo đức cao. Nền chính trị đạo đức cao đó đã xuất hiện không ít những tấm gương “vua sáng, tôi

hiền” và một xã hội thái bình thịnh trị . “cửa không cần cài then” và “thóc lúa đẩy đồng trâu chẳng buồn ãn” . Nền chính trị với các giá trị chân nho đó cũng đã xác lập những chuẩn mực giá trị hết sức tốt đẹp về dân chú, về mối quan hệ giữa vua và con dân “quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên” , “Dân vi quý. xã tắc thứ chi, quân vi khinh” . “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa. Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa.” ... Tuy nhiên, nền táng của nó là một xã hội nhân trị và lể trị nên nó không có cơ chế để đảm bảo rằng những ông vua sáng, tôi hiền đó phải được tiếp nối, một xã hội thái bình thịnh trị được duy trì một cách chắc chắn mà nó phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức và năng lực của những ông vua, ông quan. Do vậy, cùng với sự tha hóa của quyển lực và đê duy trì trật tự đẳng cấp bất bình đẳng phong kiến các nhà tư tưởng phong kiến qua các triều đại đã cố tình giải thích các giá trị của chân chính của học thuyết Nho gia theo hướng có lợi cho giai cấp cầm quyền, thủ tiêu dân chủ và thiết lập trật tự xã hội một cách bất bình đẳng. Trong xã hội đó, con người bị ràng buộc hởi vô số sợi dây luân lý. Tam cương, ngũ thường trói buộc con người ta vào hàng loạt những nghĩa vụ: làm con, làm dân, làm tôi mà trong quan hệ đó quyền lực và đẳng cấp là tuyệt đối “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” . Cá nhân trong một nền quân chủ Nho giáo không những gần như không có quyền gì độc lập với nhà nước m à đến các quyển cho riêng mình thiêng liêng như quyền được sống cũng là của Quân - Sư - Phụ. Đó là một xã hội thần dân, gia trưởng.

Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là quan hệ bất bình đẳng giữa một bên là nhà nước chỉ có quyền và một bên là thần dân chí có nghĩa vụ. Người dân không bao giớ có ý thức về quyền của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào ơn mưa móc của bề trên, của vua, của các bậc phụ mẫu của dân. Người dân cũng không có ý thức vể sự bình về sự bình đẳng với nhà nước do vậy trước cônẹ quyền người dân thường lo sợ, rụt rè.

Truyền thống nhân trị kết hợp với lễ trị một mặt bảo trợ cho sự chuyên quyền bàng những thứ bậc cương thường một mặt hạn ch ế sự đấu tranh của người dân những vòng luân lý, đạo đức. Sẽ chẳng có bao giờ người dân nghĩ đến việc khởi kiện một ông vua thậm chí một ông quan để bảo vệ quyền lợi cứa mình vì điều đó là phạm vào luân lý cương thường, là đại nghịch bất kính. Trong xã hội đó việc tổ chức, thực thi quyền lực trong vòng nhân trị và lễ trị mà không theo sự điều chính của các quy tắc pháp lý mà thay vào đó là những quy tắc luân lý Nho giáo vốn được giai cấp thống trị sử dụng đê bảo vệ quyền lợi của mình.

Sự chuyên quyền trong xã hội phong kiến tạo thói quen hành xử theo quyền lực chứ không hành xử theo pháp luật. Sự chuyên quyền còn tạo ra những đặc quyền đặc lợi mà chủ yếu dành cho đội ngũ quan lại. Điều này tạo nên chuẩn mực của việc học là học để làm quan, để có quyền lực, để đổi đời, để hưởng vinh hoa phú qu ý - chuẩn mực này còn giá trị đến tận ngày nay.

Trong xã hội với truyền thống trọng tình và tính gia trưỏng tôn ti nho giáo, con người và những giá trị của con người cá nhàn không được coi trọng thậm chí không được đếm xỉa đến như là một phần của hệ giá trị xã hội. Con người Việt N am là con người của nhân cách, là con người của cộng đồng từ gia đình đến làng xã, tổ quốc chứ không phải là con người của một phẩm hạnh hoàn thiện. Danh dự và phẩm giá của con người Việt Nam là ở chỗ được cộng đồng thừa nhận, cái danh là cái danh ở cộng đồng và chỉ với tư cách là thành viên cộng đổng, con người mới có chút ít giá trị. Giá trị ấy gắn với vai trò của anh ta trong làng xã và vị trí xuất thân của gia đình. Cái tôi là cái tôi làng xã, cái tồi là cái tôi thân phận và cái tôi là cái tôi nhỏ bé. Các giá trị đó trở nên phổ quát đến mức cho đến tận ngày nay người Việt ta vẫn không có thói quen hỏi “anh là ai?” mà vẫn thường hỏi “ cháu là con nhà ai?” , anh bao nhiêu tuổi?

c h o thân mật.

Sự thiếu tôn trọng và hạn chế sự phát triển ý thức cá nhân của một xã hội thần dân, gia trưởng mâu thuẫn với yêu cầu của nhà nước pháp quyền và đang gây không ít khó khăn cho việc phát triển nhân cách con người mới, xây dựng đời sống văn hóa mới nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng.

Truyền thống thiếu tôn trọng pháp luật. Như đã phân tích ờ trên, Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống ứng xử trọng tình cảm. Trong các quan hệ với nhau ne ười Việt thường lựa chọn cách hành xử theo tình cảm chứ ít khi biết đến việc lựa chọn cách hành xử theo pháp luật, thà chịu thiệt một chút còn hơn phái đưa nhau ra pháp luật. Bần cùng bất đắc dĩ khi đã hết tình rồi mà không còn cách nào khác mới đưa nhau ra pháp luật. Biểu hiện của lối ứng xử trọng tình được biểu hiện “ Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Nếu như việc hành xử không theo pháp luật của người dân có lý do từ truyền thống trọng tình thì việc hành xử không theo luật pháp của nhà nước, của đội ngũ quan lại còn xuất phát từ việc chuyên quyền phong kiến khiến cho quyển lực mạnh hơn pháp luật. Các cá nhân khi đã chiếm được quyển lực thì gần như không có sự ràng buộc nào bởi pháp luật. Pháp luật chỉ để cai trị dán chúng mà thôi chứ không phải đê bảo vệ dân chúng. Mặt khác, nước Việt ta từ khi được tiếp xúc với pháp luật lần đầu tiên là đã được tiếp xúc với pháp luật cai trị của thế lực ngoại bang do vậy nhắc đến pháp luật là người dân có ý thức ngay rằng đó là sự trừng phạt, đàn áp. Từ đó họ tìm đến các công cụ khác đế bảo vệ mình đó chính là lệ. Lệ là nhữim quy định của cộng đồng làng xã, là một sản phẩm rất riêng của Việt Nam. Chính sự ra đời của lệ làng và tính độc lập tương đối của nó đã mang lại những giá trị tích cực trong việc bảo vệ truyền thống dân chủ làng xã chống lại sự hà khắc của pháp luật cai trị. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam trọng lệ hơn trọng luật.

Truyền thống không tôn trọne pháp luật còn xuất phát từ việc nước ta là một nước có nền pháp luật truyền thống là luật hình sự. Nếu như các nước phương Tây, ngành luật dân sự ra đời rất sớm và rất phát triển thì ở Việt Nam

và các nước theo truyền thống Nho giáo có gốc nông nghiệp nói chung ngành luật phát triến nhất là luật hình sự. Bộ luật đầu tiên của người Việt đó chính là bộ luật Hình thư của nhà Lý được soạn thảo năm 1042. Phải khi Bộ luật Hồng Đức ra đời năm 1483 thì mới thấy xuất hiện một số điều của luật dân sự nhưng đó đã là một sự tiến bộ vô cùng to lớn mà các bộ luật phong kiến sau này không thê vượt qua được.

Việc không tôn trọng pháp luật còn dẫn đến việc người dân Việt Nam ta không có thói quen tìm hiểu pháp luật nên nhận thức, trình độ và thái độ đối với pháp luật là rất thấp kém.

Chính việc pháp luật không phải là công cụ để bảo vệ người dân nên người dân cũng chẳng dại gì mà đi kiện cho tốn kém thậm chí mang vạ vào thân. Từ đó hình thành tâm lý ngại và sợ phái ra công đường dần dần tâm lý đó hình thành truyền thống vô tụng trong xã hội Việt Nam. Ớ điểm này người Việt cũng giống như người Trung Quốc luôn coi công đường là nơi đối lập với mình chứ không phải là nơi bảo vệ mình.

Chính truyền thống coi pháp luật thuần tuý là công cụ cai trị của nhà nước còn ảnh hưởng đến việc xây dựng và ban hành pháp ngày nay đó chính là tư duy vị công quyền trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật. Mặc dầu, xã hội đã trải qua hơn 70 năm trong nền cộng hòa nhưng tư duy lập pháp có lẽ vẫn phải còn lâu mới thay đổi được. Nhiều đạo luật không được ban hành từ nhu cầu của cuộc sống mà được ban hành từ nhu cầu quản lý yếu kém của nhà nước. Nhà nước cứ thấy lĩnh vực nào không quản lý được là ban hành quy định cấm đoán. Nhiều điều luật không phản ánh được các quy luật vận động khách quan của xã hội, nội dung điều luật mang nhiều tính cấm đoán và hạn chế hoạt động của người dân, không thể hiện được sự hài hòa trong việc cân đối các mối quan hệ lợi ích mà thông thường đạt lợi ích của chính quyền lên hàng đầu.

Truyền thống coi pháp luật thuần tuý là công cụ của côim quyền để cai trị cùng với tâm lý thích sự tự do phóng khoáng, lối sống trọng tình khiến người dân Việt Nam ngại đấu tranh chống, thờ ơ với các vấn đề chính trị. Chí khi nào các vấn đề chính trị đó đặt cộng đồng trước sự lâm nguy, khi bát cơm manh áo. sự sinh tồn bị đe dọa thì mới “tức nước vỡ bờ” . Tâm lý đó đang là rào cán cho việc xây dựng và hoàn thiện các thiết ch ế của một xã hội công dân trong nhà nước pháp quyền. Chú nghĩa nông dân hẹp hòi “đèn nhà ai nhà nấy rạng” cùng với việc thờ ơ với chính trị và xã hội dẫn đến việc rất khó đê tạo lập được cơ chê phản biện xã hội đối với các chính sách nói chung và chính sách pháp luật nói riêng của nhà nước. Thái độ thờ ơ với chính trị và xã hội cũng không tạo được sức ép mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với các hành vi phản dân chủ, phi nhân quyền, trái pháp luật của nhà nước cũng như của công dân. Điều này không có lợi cho việc xây dựng đời sống văn hóa nói chung và nâng cao văn hóa pháp lý nói riêng.

Lối sống trọng tình cùng với sự ứng xử linh hoạt, biến báo của người Việt dẫn đến thói quen nới vòng vo, ngại phê bình và khống quen nói thật. Điều này làm cho Việt Nam khó có được một cuộc tranh luận m ans tính thời đại và một cách khoa học, nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc định hình các giá trị mới trong việc giao lưu tiếp biến với các luông văn hóa mới, các giá trị văn hóa mới. Lối sống trọng tình làm cho các cuộc đổi mới mang tính nửa vời, không triệt để, những đánh giá cái mới trở nên thiên kiến và phiến diện. Cái sự không ưa nói thật còn m ang lại hệ lụy vô cùng nguy hiểm, đó chính là không minh bạch trong đánh giá, thói ưa nịnh, thói giá dối ... Điều này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hoàn thiên nhân cách con người mới, lối sống mới.o

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp lý trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 51)