NHỮNG MỐC CHÍNH TRONG DIỄN biên cuộc KHỦNG HOẢNG

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 128)

KHỦNG HOẢNG

Thực chất, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 1997-1998 đã xảy ra trước khi chúng ta nhận biêt được nó do những nguyên nhân tiềm tàng hình thành ngay trong quá trình phát triển nhanh của các “Con hổ, con rồng kinh tế châu Á ”. Và khi đã có cơ hội bộc phát, theo thừa nhận chung thì chỉ trong khoảng thời gian từ 2/07/1997 đến 22/06/1998, cuộc khủng hoảng đã tạo ra những vấn đề mà phải mất nhiều năm nhân dân châu Á mới khắc phục xong để tiếp tục phát triển. Trong vòng có một năm, hàng loạt sự kiện đã xảy ra làm thay đổi hoàn toàn đời sống kinh tế các nước Đông Á.

Năm 1997

- Ngày 2/7: Sau khi tung ra gần 24 tỷ USD để giữ giá đồng Baht nhưng không thành công, NHTW Thái Lan buộc phải tuyên bố thả nổi đồng tiền của mình, mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á. Ngay lập tức, trên thị trường chứng khoán, đổng Baht mất giá hơn 20% tức là từ 24,45 Baht/1 USD xuống còn 29,5 Baht/1 USD.

- Ngày 3/7: NHTW Phillipine trước sức ép của nền kinh tế đã tăng lãi suất cho vay nóng từ 15% lên 25%, đồng thời tung 1 tỷ USD để giữ giá đồng Peso, nhưng nỗ lực này cũng không đem lại hiệu quả.

- Ngày 11/7: Không thổ tung thêm USD dự trữ, sau nhiều ngày cầm cự, Phillipine buộc phải tuyên bố thả nổi đổng Peso. Quốc gia thứ hai tiếp llieo Thái Lan bước đầu bốl lực trước khủng hoảng. Từ đây bắt đàu xuất hiện mối lo ngại của giới tài chính trước khả năng lan rộng, không thê ngăn chặn được sự mất giá của các đồng tiền khu vực.

. Ngày 15/7: NHTW Malaysia tuyên bố: Cho đến thời điểm này họ đã tung ra 3 tỷ USD để cứu trợ đồng Ringgit làm cho lượng dự trữ ngoại tệ giảm mất 12%, từ 37,4 tỷ xuống còn 34 tỷ USD.

■ Ngay 26/7: Thu tướng Malaysia chính lliức lên án những kẻ đầu cơ tiền tệ “lợi dụng tự do buôn bán làm vũ khí chính trị chống lại các nước nghèo” đồng thời chỉ đích danh Geogerr Soros là người phải chịu trách nhiệm về sự sụt giá của đồng Ringgit

- Ngày 5/8: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thảo ra một kế hoạch cứu trợ trọn gói cho Thái Lan nhưng yêu cầu BangKok phải cải cách lại toàn bộ ngành tài chính, ngân hàng.

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)