Vài nét về quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc trước khủng hoảng

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 57)

CÁC NƯỚC ASEAN

2.2.1.1. Vài nét về quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc trước khủng hoảng

Quốc trước khủng hoảng

Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lịch sử, văn hoá với các yếu tố ràng buộc, liên kết chặt chẽ rất lâu đời. Quá trình giao lưu buôn bán cũng diễn ra từ rất sớm. Thời Hán, miền Nam Trung Quốc đã có con đường giao thông qua Côn Minh đi xuống phía Nam được gọi là “Trục thíin độc đạo”. Nhờ khoảng cách địa lý, việc giao lưu buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc qua biên giới trên bộ, qua đường hàng hải khá dễ dàng. Sự trao đổi, hợp tác đó, dù cả do nhu cầu tự nhiên lẫn một số giai đoạn là cưỡng bức nhưng nó đã có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế xã hội Việt Nam. Song, dù có truyền ihống lâu đời nhưng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (theo kinh tế thị trường, trên cơ sở lợi ích quốc gia) chỉ khởi sắc, phát triển mạnh mẽ khi hai nước bình thường hoá quan hệ vào năm 1991.

Quá trình “mở cửa biên giới phía Bắc” của Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa được hơn 10 năm, hàng hoá về cơ bản là phong phú về chủng loại, đa dạng về chất lượng, giá cả. Trong khi đó, Việt Nam chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, hàng hoá rất thiếu thốn, giá cả leo thang, lạm phát cao. Vì vậy, tất yếu, quá trình hợp tác-buôn bán Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn mới đã bắt đầu bằng dòng chảy hàng hoá ào ạt từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Buôn bán qua biên giới Việt-Trung đã góp phần làm cho đời sống người Việt Nam bớt thiếu thốn, kinh tế khu vực biên giới hai bên khá giả lên trông thấy. Song nó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề trong mậu dịch song phương như buôn lậu, hàng kém chất lượng và thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc vẫn xuất siêu ngày càng lớn. Thời gian gần đây, dù

các mật hàng Việt Nam xuất qua Trung Quốc đã đa dạng hơn nhưng cán cân buôn bán giữa hai nước vẫn luôn theo chiều hướng bất lợi cho phía Việt Nam.

Trước khủng hoảng, hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc có khoảng gần 100 mạt hàng, chủ yếu là nguyên, nhiên liệu (dầu thô, than đá, quặng, cao su thiên nhiên...), lương thực, hải sản, động vật... Còn hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam có hơn 200 loại, chủ yếu là hàng tiêu dùng, máy móc, hàng điệm tử, kim khí, hoa quả, giống cây trồng... Với cơ cấu xuất nhập khẩu như vậy, cơ bản hàng Việt Nam có giá trị thấp, dễ bị ép giá, hàng Trung Quốc có ưu thế công nghệ, giá rẻ dễ thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Nhắc đến thương mại Việt - Trung không thể không nhắc đến những đặc thù trong trao đổi giữa hai bên. Những đặc điểm này đã tạo nên thuận lợi và khó khăn trong giao lưu, buôn bán qua biên giới.

Đặc điểm quan trọng nhất của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là tính đa dạng về hình thức trao đổi, chủng loại hàng lioá, phương thức thanh toán và lực lượng tham gia. Có rất nhiều cách buôn bán giữa hai bcn nhưng cơ bản phải kổ đến 4 hình thức: mẠu dịch chính ngạch, mậu dịch tiểu ngạch, buôn bán của cư dân biên giới và các loại hình dịch vụ xuất nhập khẩu. Hàng hoá được trao đổi có cả những mặt hàng rất đơn giản như kim, chỉ, dao, rau, quả w . . . Những chủ thể của quá trình buôn bán này đa dạng cả ở phía Việt Nam và Trung Quốc. Ngay từ năm 1990, đã có khoảng 300 đơn vị tập thể và quốc doanh của Việt Nam có mặt tại địa bàn các tỉnh phía Bắc để tham gia hoạt động trao đổi hàng hoá qua biên giới [14; 134], Số người dân tham gia buôn bán qua biên giới cũng lên đến hàng nghìn. Phía Trung Quốc, các công ty hương trấn, các công ty vừa và nhỏ cũng phát triển rấl mạnh ở địa bàn giáp ranh Việt Nam để cung cấp hàng hoá cho một thị trường vừa dỗ tính vừa đem lại nhiều lợi nhuận. Tham gia buôn bán ở biên giới Việt - Trung còn có cả các thương nhân ở các tỉnh nội địa Trung Quốc hay từ HongKong, Đài Loan tới...

Chính vì sự đa dạng kể trên của quan hệ thương mại Việt-Trung nên tìm ra một con số thống kê khớp cho cả hai bên là rất khó. Tuy nhiên, thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Trung giai đoạn 1991-1999 của Hải quan Trung

Quốc đã cho thấy bức tranh khá chân thực về hoạt động thương mại giữa hai nước.

Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung giai đoạn 1991-1999

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Trung Quốc xuất khẩu sang

Việt Nam Tổng kim ngạch hai chiều 1991 10 20 30 1992 70 110 180 1993 120 280 400 1994 190 340 530 1995 330 720 1050 1996 310 840 1150 1997 360 1080 1440 1998 217 1028 1245 1999 400 950 1350 Nguồn: [14; 129] Qua bảng trên, có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tãng đều từ 1991-1997. Tuy nhiên, có một thực tế là kim ngạch buôn bán ở vùng biên giới luôn chiếm tỷ lệ rất cao, giai đoạn đầu lên tới trên 90% tổng kim ngạch đôi bên. Đến năm 1999, kim ngạch xuất nhập khẩu tại mấy tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam đã chiếm đến gần 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Trung [14; 270-271].

Có thể nói, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc xuất phát từ nhu cầu thực của hai nước nên nó đã đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. v ề phía Việt Nam, qua buôn bán với Trung Quốc, ta đã bán được nhiều sản phẩm mà không cần phải đầu tư lập nhà máy, thiết kế bao bì... Đồng bào miền núi phía Bắc bán được cả những sản phẩm mà trước đó không biết bán cho ai. Khoảng cách về trình độ phát triển giữa một số tỉnh miền núi với đồng bằng nhờ đó, đã cơ bản được thu hẹp. v ề nhập khẩu, Việt Nam cũng mua được nhiều hàng hoá, tư liệu sản xuất phù hợp, thay thế được những mặt hàng đáng ra phải nhập từ các nước tư bản, góp phần tiết kiệm ngoại tệ. Mậu dịch biên giới với Trung Quốc cũng giúp giao lưu hàng hoá giữa các vùng, miền

phát triển mạnh hơn. Kinh tế hàng hoá được kích thích mạnh tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển của đất nước sau này.

Bênh cạnh việc tạo được nhiều công ăn việc làm, buôn bán với Trung Quốc còn trực tiếp giúp tăng thu ngân sách cho các địa phương của Việt Nam nhờ sự xuất hiện của các khu thương mại sầm uất tại địa bàn miền núi vốn nghèo nàn. Đứng đầu về thu ngân sách địa phương là Quảng Ninh, với giá trị tăng nhanh qua từng năm. Nếu như năm 1991 mới thu được 66,4 tỷ đồng thì đến 1997 đã thu được 491,4 tỷ. Tỉnh khó khăn như Hà Giang năm 1999 cũng thu ngủn sách được 30 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng thuế Ihu xuất nhập khẩu đóng góp từ 30-47% [14; 158-159]. Mặc dù số thu chưa lớn nhưng số tiền đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tỉnh biên giới còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ thu ngân sách tăng, phần chi ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, giáo dục, y tế cũng tăng lên nhanh chóng, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội khu vực vốn rất khó khăn này. Nhịp độ tăng trưởng bình quăn ở các tỉnh biên giới phía Bắc giai đoạn 1991-1999 nhờ đó cũng tăng khá, như Lạng Sơn 11%, Cao Bằng 6,5%, Quảng Ninh 10%... [14; 158-159].

Về phía Trung Quốc, sau khi khôi phục quan hệ thương mại với Việt Nam, Trung Quốc cũng mở được con đường Ihông thương cho khu vực Tây Nam. Các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, nhờ có thị trường mới dễ tính, đã nhanh chóng có những bước phát triển vượt bậc sau một Ihời gian dài thuộc nhóm các tỉnh lạc hậu và kém phát triển nhất Trung Quốc. Các huyện vốn nghèo khó nhất tỉnh Quảng Tây đến giai đoạn 1990-1994, nhịp độ tăng GNP đã tăng vọt: 14%/nãm, cao hơn mức cả tỉnh là 2% và gấp đôi bình quân cả nước [14; 272-273].

Chính vì quan hệ hợp tác đem lại nhiều lợi ích cho cả Việt Nam và Trung Quốc nên hai bên đều chú trọng phát triển mối quan hệ này. Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều đoàn cán bộ cao cấp sang thăm và làm việc với nhau. Đặc biệt, từ 19 đến 23-10-1998, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có chuyên thăm chính thức Trung Quốc và ký kết hiệp định buôn bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa hai nước. Tính đến năm 1999, hai bên đã ký 20 hiệp định làm cơ sở để phát triển mậu dịch biên giới Việt - Trung. Thực tế, trong bảng sô 5 đã cho thấy, mặc dù có chững lại do khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng so VỚI năm 1991, tổng kim ngạch hai bên đã tăng đến hơn 40 lần vào năm 1998. Trong đo,

giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất sang Việt Nam tăng đều mỗi năm từ 100 — 300 triệu USD. Vê phía Việt Nam, tuy giá trị xuất khẩu không đều nhưng nói chung, vẫn nằm trong xu hướng tăng.

Với sáng kiến tạo lập vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ và hai hành lang kinh tế: Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; Nam Ninh-Lạng Sơn- Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bước sang giai đoạn phát triển mới, hứa hẹn nhiều thành tựu. Tính đến cuối tháng 8-2004, Trung Quốc đã có 294 dự án đầu tư vào Việt Nam. Nếu tính cả HongKong, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 5 ở Việt Nam [19; 11]. Đầu tư của Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không ngừng phát triển, tạo việc làm cho khoảng 11 ngàn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 800 triệu USD [37; 6].

Nói chung, quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Trung đang trên đà phát triển khá mạnh. Việt Nam đã cải thiện vị trí trong danh sách các bạn hàng của Trung Quốc. Đến nay các mặt hàng Trung Quốc có một vị thế đặc biệt ở Việt Nam. Đi bất cứ vùng miền nào, rất dễ dàng tìm thấy hàng Trung Quốc từ những vật dụng sinh hoạt phổ biến nhất đến các loại máy móc, thiết bị. Mối quan hệ thương mại đó có thể phân tích theo nhiều mặt tốt xấu khác nhau nhưng không thể phủ nhận, nó đã đem lại sự phồn vinh cho một bộ phận dân cư hai nước và quan trọng nhất là bù đắp được cho nhau những nhu cầu trong một giai đoạn phát triển của lịch sử.

2.2.I.2. Quan hệ kinh tế, thương mại Trung Quốc - ASEAN trước

khủng hoảng

Mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc bên cạnh những đặc điểm riêng cũng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Đó là sự giao lưu, buôn bán đã bắt đầu từ rất sớm, khá mạnh mẽ, đa dạng và không ít thăng trầm. Mối bang giao đó có tính đặc thù và đến thê kỷ XX, nó vẫn luôn ở trong trạng thái nhạy cảm do bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: địa-chính trị, di sản lịch sử, tranh chấp chủ quyền và môi trường chính trị quốc tế... Tưy nhiên, sau khi cùng bi các nước thực dân gây anh hương, xau xe rồi mỗi nước đi theo một con đường riêng, mối quan hệ giữa hai thực thê lớn

những ap lực mạnh mẽ lừ bên ngoài mà các chính sách trên còn tạo được khả năng miên dịch cho nền kinh tế, hoá giải ngay nhiều nguy cơ nội tại ẩn sâu phía trong nền kinh tế có thể dẫn tới khủng hoảng.

Tuy mở rộng tín dụng, nhưng bằng kinh nghiệm quản lý thực tế, Trung Quốc đã pháp chế hoá được hoạt động của các ngân hàng trong khuôn khổ tự do, đúng pháp luật. Vốn nhiều hơn nhưng tình trạng đầu tư tràn lan không còn là vấn nạn. Chế độ hợp lý hoá thu chi, chống thất thoát, đọng vốn... đã được hình thành. Hệ quả đơn giản phía sau là nguồn vốn được sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn và lạm phát không tăng xấu.

Chính sách ngoại hối tỏ ra có hiệu quả đã tạo nên một hàng rào giúp ngăn chặn luồng sức ép đòi phá giá đồng NDT cũng như giảm hoạt động đầu cơ, chuyển ngoại tệ mạnh ra nước ngoài một cách bất hợp pháp. Tỷ giá đồng NDT đã dao động theo đúng mục tiêu quốc gia.

Việc cải cách ngành ngân hàng cũng giúp Trung Quốc có một hệ thống tín dụng mạnh hơn. Những đơn vị yếu kém được giải thể, việc cắt bỏ được những mối ràng buộc với chính quyền, chỉ thị đa ngành đã trong sạch hoá ngành kinh doanh tiền tệ ở nước này. Các chính sách vĩ mô khác cùng hợp sức nhịp nhàng, quỹ phòng ngừa rủi ro được thành lập; cả một hệ thống linh hoạt đã giúp Trung Quốc tránh được những nguy cơ dẫn tới khủng hoảng.

Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng nhờ đa phương hoá quan hệ thương mại một cách linh hoạt, giá trị và khối lượng hàng hoá buôn bán đối ngoại của Trung Quốc vãn ở mức cao trên thế giới. Số bạn hàng đã tăng lên con số 228 quốc gia và khu vực trong năm 1998. Trong đó, tại nhiều thị trường, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập, chiếm thị phàn rất lớn. Vì thế, kim ngạch ngoại thương năm 1998 của Trung Quốc vẫn đứng thứ 11 thế giới với sức cạnh tranh hàng hoá ở thứ bậc 24 [46; 13-14],

Về khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Chau Á đã tác động làm nguồn đầu tư bị thu hẹp, tâm lý của các nhà đầu tư muốn tìm đến các khu vực khác ít rủi ro hơn nhưng với tiềm năng to lớn của thị trường nội địa, Trung Quốc vẫn đứng đầu các nước đang phát triển với tổng giá trị FDI tính đến nãm 1998 là 572,52 tỷ USD. Trung bình mỗi năm, Trung Quốc thường thu hút đến hơn 1/2 tổng lượng FDI chảy vào Châu Á [3; 204-205].

Ngoài ra, khi nền kinh tế các nước Đông Nam Á suy sụp, hai con rồng kinh tế khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc trượt dài, hùng mạnh như đồng USD cũng có xu hướng giảm giá do tác động của khủng hoảng thì riêng tỷ giá của đồng NDT luôn giữ được ổn định, đó là sự tài tình [48; 56], Bên cạnh đó, việc đổng NDT trở nên quan trọng chưa từng có chính là sự thành công lớn nhất về chính sách điều hành tỷ giá của Trung Quốc thời điểm 1997-1998.

Trong cuộc khủng hoảng, tuy đàu tư có xu hướng giảm, xuất khẩu khó khăn, nhiều công ty phá sản... nhưng Trung Quốc vẫn giữ,đạt được những chỉ tiêu kinh tế rất ấn tượng: tốc độ tăng trưởng GDP vãn đứng hàng đầu thế giới, dự trữ ngoại tệ năm 1998 là 145 tỷ USD - đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Nhật Bản. Xuất khẩu năm 1997 đạt 182,7 tỷ USD, thặng dư 40,36 tỷ USD - tăng 20,9%. Nhập kháu đạt 142,36 tỷ USD - tăng 2,5%. Năm 1998 do khủng hoảng và bị lũ lụt, xuất khẩu có chiều hướng giảm nhưng vãn đạt 118,7 lỷ USD, thực tế có tăng 5,5%. Nhập khẩu là 87,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt được là 31,4 tỷ USD [52; 26],

Bước sang năm 1999 - 2000, nền kinh tế Trung Quốc có những tiến bộ rõ rệt hơn:

Bảng 4: T ình hình kinh tế T ru n g Q uốc sau cuộc khủng hoảng

C ác chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000

Tốc độ tăng GDP % 7,1 8,0

Xuất khẩu Tỷ USD 191,9 249,2

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu %/năm trước 5,5 10,0

Nhập khẩu Tỷ USD 161,4 180,0

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu %/nãm trước 16,7 11,0

Dư trữ ngoai tê Tỷ USD 154,7 165,6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tỷ USD 40,0 54,0 Nguồn: [86; 20], [51; 19-20]

Còn nhiều thông số khác thể hiện những cố gắng và thành công trong

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)