NỀN KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA cuộc KHỦNG HOẢNG ĐẾN NỂN KINH TẾ TRUNG Quốc
NỂN KINH TẾ TRUNG Quốc
1.3.1. NHỮNG THÀNH Tựu, ƯU THẾ Nổl BẬT CỦA NỀN KINH TẾ
TRUNG QUỐC TRƯỚC THỜI ĐlỂM k h ủ n g h o ả n g
1.3.1.1. Thành tựu
Từ mốc của cuộc khủng hoảng: tháng 7/1997 trở về trước, Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu về kinh tế cũng như xã hội, trong đó nổi bật nhất là những thành tựu kinh tế sau gần 20 năm cải cách, mở cửa.
Cải cách mở cửa đã làm cho cơ chế vận hành của nền kinh tế Trung Quốc có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Nó đã thúc đẩy có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, làm cho Trung Quốc có những thay đổi mang tính lịch sử. Nếu lổng sản lượng lương thực năm 1978 mới đạt 304,5 triệu tấn; đến năm 1996 đã là 504,5 triệu [1; 29]. Trung Quốc có diện tích canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng bước đầu đã giải quyết ổn thoả nhu cầu lương thực cho 22% dân số thế giới. Cơ chế kinh tế từ mô hình bao cấp với đặc trưng cơ bản là thiếu thốn đã chuyển đổi hợp lý và dứt khoát, có chất lượng sang chế độ
mua bán, cạnh tranh với mặt hàng phong phú, đa chủng loại, phục vụ đủ và ngày càng tốt nhu cầu của người dan. Nén kinh tế quốc dan nhờ đó cũng chuyển từ bất ổn định sang phát triển nhanh và tiến tới bền vững.
Từ năm 1979 mở đầu công cuộc cải cách mở cửa, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ban đđu còn bị khoanh vùng, các nhà đầu tư còn dè dặt thì đến giữa thập kỷ 1990, về cơ bản, Trung Quốc đã có một nền kinh tế hấp dãn FDI bậc nhất thế giới. Tính từ mốc 1979 đến 1999, khi tâm của cuộc khủng hoảng vừa qua giai đoạn phát tác mạnh nhất, tổng cộng Trung Quốc đã thu hút được 406,9 tỷ USD vốn nước ngoài, trong đó vốn đẩu lư trực tiếp là 265,6 tỷ. Tổng cộng các hạng mục đẩu tư là hơn 300.000, giải quyết việc làm mới cho gần 20 triệu người. Từ năm 1993, sau đó liên tiếp 6 năm liền, Trung Quốc thành nước đang phát triển thu hút nhiều đđu tư nước ngoài nhất thế giới [1; 28],
Vé tổng sản phẩm quốc dủn, năm 1978 Trung Quốc mới đạt 362,41 tỷ NDT, bình quân 397 NDT/người. Đến năm 1990 đã là 1859,84 tỷ NDT, bình quítn đáu người 1634 NDT/năm. Tới năm 1997, GNP cả nước đạt 7345,25 lỷ NDT (bằng 902 tỷ USD) đứng thứ 7 trên thế giới, sau Mỹ: 7819.3 tỷ; Nhật: 4223.4 tỷ; Đức: 2115 tỷ; Pháp: 1393.8 tỷ; Anh: 1278 tỷ; Italia: 1146.2 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ cuối năm 1998 là 145 tỷ dollar - chỉ đứng thứ 2 thế giới sau Nhật Bản [13; 21]. Tính ra, trong vòng 19 năm (1979-1998), mức tăng Irung bình GDP của Trung Quốc đạt 9,8%/nãm. Đặc biệt là trong giai đoạn 1993-
1997 đạt 11%, gấp 3 lần mức bình quân thế giới cùng kỳ [38; 2],
Tổng kim ngạch ngoại thương Trung Quốc năm 1978 là 20,6 tỷ USD, đến năm 1997 đã vọt lên 325,1 tỷ USD. Vị trí thương mại của Trung Quốc trên thố giới lừ thứ 32; đốn Iiỉlm 1999 đã vững chắc ử số 10 [46; 72J. Mức thu nliẠp của dân nông thôn tăng 4,6% trong năm 1997, đạt 2029 NDT/người. Thu nhập cho tiêu dùng của dcin thành phố tính trung bình Ihco đầu người cũng tăng 3,4%, lổn lới 5160 NDT/năm so với mức 316 NDT năm 1978. Số dư liếl kiộm của dân Trung Quốc thường chiếm tới 1/2 GDẸ đạt 4628 tỷ NDT - thuộc dạng cao nhất thế giới. [12; 4]
Từ một nước chỉ trông chờ vào đầu lư nước ngoài mới thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng, đến cuối năm 1999, đã có 5.976 xí nghiệp, nhà máy của Trung
Quốc được^câỹlĩựng“ố nước ngoài. Có thể đánh giá rằng dù mới ở giai đoạn đầu, đầu tư ra ngoài lãnh thổ của Trung Quốc đã có một bề rộng đáng nể. Vốn, công nghệ và các nhà quản lý của Trung Quốc đã vươn ra tới hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các chủu lục trôn thế giới [1; 28].
Còn rất nhiều con số thể hiện sự phát Iriổn clđy ấn tượng khác nhưng nói chung cho đến khi cuộc khủng hoảng xảy ra, không ít quốc gia trên thế giới đã không còn coi Trung Quốc là một nước đang phát triển bình thường theo đúng nghĩa của từ đó nữa. Trung Quốc đã thành một nhân tố kinh tế chính trị quan trọng và có ảnh hưởng mạnh trên thế giới.
I.3.I.2. Nhũng ưu thế của nền kinh tê Trung Quốc
Cùng những thành tựu kể trên, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bùng phát vào năm 1997, với chính sách phát triển riêng, nền kinh tế Trung Quốc có những ưu thế nhất định trước đặc điểm của cuộc khủng hoảng.
Ngay từ khi bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã chú ý đến thể chế tài chính, tiền tệ và coi trọng vai trò của ngành ngân hàng với chức năng không chỉ là túi tiền của xã hội mà như một công cụ điều tiết, quản lý vĩ mô, đòn bđy phát iriổn kinh lế...
Trước năm 1978, thực tế Trung Quốc chỉ có duy nhất một Ngân hàng lliuộc sở hữu Nhà nước: Ngíln hàng NliAn díln Trung Quốc. Nắm dộc quyền một thị trường rộng lớn nhưng hoạt động của ngân hàng này hầu như không có hiệu quả kinh tế, nó thiên về thu chi theo chính sách. Từ năm 1979, đáp ứng nhu cầu đổi mới, Chính phủ Trung Quốc quyết định đa dạng hoá các hoạt động tài chính. Nguyên tắc xây dựng hệ thống điều tiết vĩ mô của NHTW dược xác lập. Cùng đó, tách ra và giữ lại một số ngân hàng chuyên về các chính sách xã hội, còn lại thương mại hoá toàn bộ, tức là lấy cơ chế kinh doanh hiện đại, tự chủ làm mục tiêu; chỉ trong một vài năm Trung Quốc đã bước đầu tạo được một hệ thống ngan hàng hoạt động theo cơ chế thị trường.
Trụ cột của hệ thống đó là các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ quan điểm tránh để các ngân hàng thương mại quốc doanh cạnh tranh với nhau, chúng đã được chia ra, mỗi ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho một ngành nhất định của nền kinh tế. Tính tới năm 1997, Trung Quốc có 7 ngân hàng
thương mại nhà nước lớn. Mặc dù kinh doanh theo sự chỉ định của nhà nước và bị gò ép theo lĩnh vực nhưng nhờ hoạt động trong một thị trường rộng lớn, đã gắn bó với người dân nhiều năm và nhất là không phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác nên các ngân hàng thương mại Trung Quốc đến thời điểm khủng hoảng đều khá mạnh, có nguồn vốn lớn cũng như lượng khách hàng đông đảo. Các ngân hàng này thường đóng vai trò số một trong việc cung cấp vốn ở lĩnh vực mình phụ trách.
Bên cạnh hệ thống gồm 7 ngân hàng thương mại quốc hữu lớn ke trôn, Trung Quốc vẫn giữ 3 ngân hàng chính sách. Ngoài ra, tính tới năm 1998, Trung Quốc còn có gần 100 ngân hàng hợp doanh, hơn 170 ngân hàng nước ngoài, khoảng 58 ngàn hợp tác xã tín dụng, 239 công ty đđu tư tín dụng và 20 công ty bảo hiểm. Nguồn vốn vì thế được huy động tốt cho các yêu cầu của nền kinh tế [46; 55].
Một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở các nước Đông Nam Á là do các quốc gia này duy trì chính sách neo giữ giá đổng tiền của mình quá cao so với giá trị thực tế của nó trước đồng USD. Trung Quốc thì khác, sau một thời gian giữ đồng NDT ở mức bất hợp lý: 1,5NDT/1 USD năm 1979; 3,7651 NDT/1 USD năm 1989; trước khi khủng hoảng diễn ra, ngày 1-1-1994, đồng NDT chính ihức bị tuycn bố hạ giá mạnh từ 5.2NDT/1USD xuống còn 8,7NDT/1USD. Cũng từ đây, Chính phủ Trung Quốc huỷ bỏ cơ chế tỷ giá ấn định của nhà nước chuyển sang thực hiện chế độ một tỷ giá. Được thả nổi có quản lý, dựa trên cơ sở cung cầu của thị trường nên đổng NDT đã lự ổn định, cơ bản đứng trên giá thực của nó khi làn sóng khủng hoảng ập đến.
Cơ cấu nguồn vốn trong nền kinh tế nói chung và lượng tiền cho vay nói riêng ở Trung Quốc, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, được huy động từ nhiều nguồn: Vay nước ngoài, vốn hiện có và tiền gửi tiết kiệm của dân... Chỉ có điều, đến thời điểm khủng hoảng, tuy Trung Quốc nợ nước ngoài 116,2 tỷ USD nhưng nợ ngắn hạn, sắp phải trả chỉ chiếm 11,2% nên sức ép với nền kinh tế không cao, lại có 145 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, khả năng rủi ro chắc chắn không bằng các nước Đông Nam Á [13; 16].
Nói đến những thuận lợi chính của Trung Quốc không thể bỏ qua một yếu tố đó là tỷ lệ tăng trưởng của nước này luôn được duy trì ổn định ở mức cao và tương đối bền vững. Khi khủng hoảng xảy ra, lượng vốn đầu tư nước ngoài Trung Quốc thu hút được đang rất lớn, chỉ đứng sau Mỹ. Nó giúp tăng nguồn cung cấp về ngoại tệ, giảm sức cp đòi phá giá đồng NDT. Đây cũng là cơ sở đảm bảo cho sự thành công của chính sách tiền tệ ổn định, giúp các đối sách chống lại khủng hoảng của Trung Quốc Irở nên hiệu quả hơn.
Một ưu điểm nữa là Trung Quốc có thị trường nội địa rộng lớn với hơn 1 tỷ dân. Nước này không bị sức ép quá lớn yêu cầu phải tăng bằng được xuất khẩu để làm nền tảng khắc phục suy thoái kinh tế như các quốc gia nhỏ khác. Đến năm 1997, xuất khẩu chỉ chiếm trên 20% GDP nên mặc dù có gặp khó khăn trong quá trình phát triển nhưng sản xuất trong nước của Trung Quốc không bị ngưng trệ lớn [47; 10], Điều này tạo thế ổn định quan trọng cho sự ổn định của cả nền kinh tế.
Trên lý thuyết, khi đồng NDT đứng giá giữa cơn lốc phá giá các đồng tién ở Chau Á, hàng hoá Trung Quớc SC trở nôn đắt hơn. Song, với mong muốn có một vị trị quan trọng trong khu vực Châu Á và trên các diễn đàn quốc tế, Trung Quốc sẽ thu được nhiều lợi ích cả về kinh tế lãn chính trị khi được coi là nhân tố giữ gìn sự ổn định cho khu vực thông qua việc cô' giữ giá đồng NDT mặc dù điều này sẽ ít nhiều gây tổn thất về kinh tế, một vài xáo trộn trong đời sống xã hội. Vả lại nếu phá giá đồng tiền của mình cho mục tiêu trước mắt, Trung Quốc sẽ đánh mất lòng tin, làm hại đến Ihu hút vốn đáu tư nước ngoài - điều mà họ không hề muốn.
Dù hàng hoá của Trung Quốc trở nên đắt hơn trong cuộc khủng hoảng nhưng thực tế, các mặt hàng của Trung Quốc đcu đang ở mức rỏ và quá 1C so với nhiều mặt hàng cùng loại của khu vực nên tính cạnh tranh của các mặt hàng này không bị mất hẳn. Trong khi đó, Trung Quốc là nước nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm thô, dầu thực vật, cao su tự nhiên, gỗ tròn... từ các nước Đông Nam Á. Nên việc đồng tiền các nước ASEAN mất giá đồng nghĩa với chi phí cấu thành giá cả đầu vào cho nhiều loại hàng hoá của Trung Quốc
cũng giảm. Chi phí xã hội nhờ đó có khả năng co dãn. Chi phí sản xuất các mặt hàng tái chế sẽ thấp hơn.