KHỦNG HOẢNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI NỂN KINH TÊ ASEAN
2.1.2. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐÔI NGOẠ
Nếu nói đến các chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng thì việc nước này chấp nhận chịu thiệt thòi để giữ giá đồng NDT có tẩm quan trọng nổi bật nhất. Nó không những giữ được tình hình ổn định cho Trung Quốc, HongKong mà còn giúp cả thế giới tránh nguy cơ bước vào vòng xoáy sâu hơn của cuộc khủng hoảng.
Thực tế, dư luận đều cho rằng nếu đồng Yên của Nhật tụt xuống dưới mức 150 yên/lU SD thì Trung Quốc SC buộc phải phá giá đồng NDT. Nhưng, viễn cảnh đó đã không xảy ra và Trung Quốc một thời gian đã phải trải qua những khó khăn lớn do hàng hoá ứ đọng, hoạt động kinh tế trầm lắng. Thị trường Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN không còn cởi mở như trước. Tuy nhiên, giữ giá đồng NDT, Trung Quốc cũng có những dự tính và lợi ích nhất định.
Vị thế của Trung Quốc và đồng NDT được nâng cao trong khi Mỹ lại bị chỉ trích nặng nề về thái độ bàng quan. Hơn nữa, giữ được tình hình ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị trong nước và phán đất HongKong mới thu hồi là rất quan trọng. Nếu Trung Quốc phá giá mà không kiểm soát được, để đồng NDT vượt quá mức 10 NDT/1USD thì hạ giá sẽ thành mất giá, nguy cơ của một cuộc khủng hoảng mới sẽ không loại trừ nước này mà hậu quả thì không thể lường trước được.
Đồng EURO mới ra đời, đồng Rúp Nga mất giá, các nước Đông Nam Á, Nhật, Hàn Quốc bị khủng hoảng nặng. Trung Quốc rất có lý khi không đường đột phá giá đồng tiền của mình để nhận sự chỉ trích quốc tế - xét trên khía cạnh kinh tế là đổ thêm dầu vào lửa. Rõ ràng, không một nước nào thu được lợi ích
nếu khủng hoảng xảy ra mạnh hơn. Đợi lúc ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lắng đi, vào thời điểm thích hợp Trung Quốc sẽ có chính sách tái khai thác lợi thế buôn bán, lúc đó vẫn chưa muộn và nền kinh tế Trung Quốc đã được cơ cấu lại sẽ có sức cạnh tranh cao hơn.
Ngoài ra, việc giữ lòng tin của các nhà đầu tư, hạn chế các dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài một cách bất hợp pháp và lợi ích từ các khoản vay của Nhạt Bản tính theo USD là rất đáng kể để Trung Quốc cố sức giữ nguyên giá trị đồng NDT của mình.
Một hoạt động được hoan nghênh khác trong chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc thời điểm diỗn ra khủng hoảng là nước này đã nêu cao trách nhiệm, viện trợ 1 tỷ USD cho Thái Lan - quốc gia đầu tiên chịu khủng hoảng để nước này khắc phục những khó khăn đang chồng chất. Mặc dù là một nước đang phát triển, vãn đang phải nhận viện trợ nhưng Trung Quốc đã có những quyết định kịp thời hỗ trợ các quốc gia như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia giải quyết các vấn để tài chính. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, những ủng hộ của Trung Quốc cho các nước này đã có nhiều tác dụng tích cực.
Ngay khi có sáng kiến thành lập một quỹ dự phòng nhằm tạo ra một cơ chế phòng ngừa một cuộc khủng hoảng tương tự có thể diễn ra, Trung Quốc đã nhanh chóng ủng hộ việc thành lập quỹ tiền tệ Châu Á. Hoạt động tích cực của Trung Quốc cũng là một trong những lý do giúp quỹ sớm được định hình.
Bên cạnh đó, để trực tiếp ngăn chặn tính lây lan khu vực của khủng hoảng, Trung Quốc đã tăng cường củng cố quan hệ hợp tác thương mại với các đối tác lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga để tìm kiếm sự đồng thuận và thống nhất trong hành động. Những cuộc trao đổi cấp cao đã được tiến hành, tiêu biểu là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Trung Quốc 9 ngày từ 26-5-1998 mà một trong những hồ sơ quan trọng được thảo luận là các biện pháp phòng ngừa khả năng tái diễn khủng hoảng và mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung.
Nhằm làm cho tiếng nói của Trung Quốc trên diễn đàn kinh tế thế giới có sức mạnh hơn, khi tuyên bố kiên quyết giữ giá đồng NDT, Đại lục đã nhấn mạnh sẩn sàng trích một phần dự trữ ngoại lệ của mình để hỗ trợ HongKong - một trung tâm tài chính nhạy cảm của thế giới - ngay khi có tín hiệu yêu cầu.
Đồng thời, 10 tỷ USD thay vì theo kế hoạch được đem đầu tư vào Mỹ, đã được chuyển vào thị trường HongKong. NHTW Trung Quốc cũng cắt khoản đẩu tư khoảng 1 tỷ USD dự tính đổ vào các ngân hàng ở London để chuyển sang hệ thống ngân hàng của vùng đất mà nước Anh vừa phải từ bỏ chủ quyền.
Không dừng lại ở đó, chính phủ của ông Chu Dung Cơ còn cho phép các công ty của mình tại HongKong chậm nộp thuế và trả lãi suất để sẩn sàng đối phó với diễn biến cụ thể của khu hành chính đặc biệt này. Những tín hiệu trên phần nào đã làm chùn bước những kẻ đầu cơ tiền tệ quốc tế.
2.1.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG Đốl SÁCH ỨNG PHÓ VỚI KHỦNG