CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ KHỦNG HOẢNG CỦA TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 73)

CÁC NƯỚC ASEAN

CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ KHỦNG HOẢNG CỦA TRUNG QUỐC

Có sống trong những ngày đầy sóng gió lúc cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nổ ra mới thấy hết mức độ nguy hiểm của nó. Ngay tại Việt Nam, một nước được coi là không bị cuộc khủng hoảng tác động trực tiếp đã thấy rất rõ những biến cố và nôi buồn của lình trạng kinh tế đình đốn. Đàu tư nước ngoài giảm, gần như không có công trình nào lớn được khởi công, nhicu hạng mục đầu tư đang xay dựng cũng phải bỏ dở, các khu công nghiệp trầm lắng. Rất nhiều nhà máy, văn phòng đại diện công ty nước ngoài thu hẹp hoạt động hoặc đóng cửa. Thu nhập của một bộ phận nhân viên liên doanh vốn nổi tiếng cao bỗng giảm xuống và không ít đã mất việc làm. Nhiều công trình phải trì hoãn vô thời hạn vì nhà đầu lư tuycn bố thiếu vốn. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đến Việt Nam dễ thấy nhất là ở ngành dịch vụ. Văn phòng cho thuê trở nên thừa, các khách sạn vừa đầu tư theo trào lưu giờ ế ẩm, giá cả bất động sản giảm khiến không ít người vỡ nợ, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Các nhà hàng, khu vui chơi vắng khách. Nông dân lên thành phố làm thêm cũng lần lượt trở về, nhiều cơ quan nhà nước đang ăn nên làm ra bỗng tuyên bô giảm lương, cắt bớt các khoản tiền thưởng. Ngay các cơ quan báo chí cũng gặp khó khăn vì người dân tiết kiệm chi tiêu và nhu cầu quảng cáo của các cá nhân, doanh nghiệp giảm mạnh.

Khi xuât khâu trơ nên khó khăn, đời sống công nhân bấp bênh và thêm gian khổ. Đến sinh viên ra ngoài kiếm việc thời vụ cũng khó hơn. c ả xã hội trầm lăng. Đây chăc hăn chưa phải bối cảnh xấu nhất đã diễn ra ở các nước Đông Nam A khác, nơi tâm điểm của cơn lốc khủng hoảng và ở Trung Quốc — “trụ CỘI” chống lại sự lan loa của khủng hoảng.

Nói tới những tác động đến ASEAN của các biện pháp ứng phó với khủng hoảng của Trung Quốc thì tất cả các quốc gia đều phải công nhận việc giữ giá đồng NDT đóng vai trò quan trọng nhất. Nó đã là yếu tố then chốt đê’ kinh tê ASEAN không tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng thêm. Nếu đồng NDT mất giá thì không chỉ hàng xuất khẩu của ASEAN mất cơ hội mà hàng hoá của EU, Mỹ cũng sẽ bị chấn động. Trong lúc thặng dư thương mại của Trung Quốc vãn đang là vấn đề đau đầu của nhiều nước thì việc hàng hoá xuất xứ từ Đại lục tiếp tục rẻ đi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất không chỉ của một vài quốc gia. Vả lại, khi NDT giảm giá, giá trị đầu tư của nhiều dự án mà hàng loạt tạp đoàn lớn của thế giới đầu tư vào Trung Quốc cũng giảm. Cùng nhiều yếu tố do liên kết kinh tế khác mà trên một bình diện rộng hơn, có thể nói đồng NDT đứng giá đã giúp ngăn được cuộc khủng hoảng tiếp tục lan rộng ra quy mô toàn cầu như nhiều nhà nghiên cứu đã cảnh báo.

Khi khủng hoảng xảy ra, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều coi xuất khẩu là lối ra quan trọng hàng đầu đổ giải các bài toán kinh tế đang trở nên bức xúc trong nước. Và thực tế, xuất khẩu đúng là cứu cánh quan trọng nhất để ASEAN thoát ra khủng hoảng và từng bước phục hồi. Nhưng những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Đông Nam Á như dệt may, giày dép, hàng điện tử... từ trước đến nay luôn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của hàng Trung Quốc. Khủng hoảng kéo đến, các loại hàng hoá này lại phải đổi mặt với nguy cơ bão hoà của thị trường thế giới do kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt hầu bao, lượng cầu nhanh chóng giảm xuống. Tâm lý lo ngại bao trùm khu vực. Trong những thách thức trước mắt của các nước ASEAN khi khủng hoảng lan rộng, thách thức được coi là lớn nhất chính là khả năng đồng NDT mất giá. Nhưng thực tế Trung Quốc đã cố gắng để đồng NDT “đứng yên”. Trong lúc các đồng

tiền quan trọng trong khu vực như Yên (Nhật), Won (Hàn Quốc) và các đồng tiên ơ Đong Nam A mat gia mạnh, theo (]uy luât một giá, đã khiến hàng Trung Quốc trở nên đắt hơn, tính cạnh tranh giảm.

Thi trường lớn Trung Quốc lúc này phát huy tác dụng điều phối. Hàng hoá cua ASEAN chảy vào Trung Quốc nhiồu hơn. Mãc dù thực lê các mặt hàng chủ lực của ASEAN không xuất được một cách ồ ạt vào thị trường hơn 1 tỷ dân nhưng tăng được lượng bán hàng ở Trung Quốc đã là điều rất ý nghĩa cho các nước Đông Nam A trong lúc kinh tế khu vực đang bị đình đốn, xuất khẩu trở nên hết sức khó khăn. Song, quan trọng hơn là khi các mặt hàng của Trung Quốc trở nên đắt hơn đã gián tiếp giúp hàng hoá các nước ASEAN tiêu thụ nhanh hơn trên thị trường thế giới. Đây là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế nhiều nước ASEAN dần đứng vững và nhanh chóng thoát khỏi những tình xuống xấu nhất của khủng hoảng.

Đến giữa năm 1998, khi thế giới đang lo ngại về sự đổ vỡ hàng loạt của các nổn kinh tế có thể gây cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cáu, Trung Quốc văn tuyên bố kiên quyết giữ giá đồng NDT, giúp nhiều nền kinh tế khác có cơ hội thực thi các chính sách chống khủng hoảng của mình. Đặc biệt, Irong thời điểm giới đầu cơ có dấu hiệu chuẩn bị tấn công đồng dollar HongKong, thấy đặc khu hành chính có nguy cơ bị ảnh hưởng mạnh, Đại lục đã nhấn mạnh sẵn sàng trích 20% dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ trung tâm tài chính nhạy cảm bậc nhất của thế giới này nếu có tín hiệu yêu cầu.

Tuyên bố trên của Trung Quốc được xem là có rất có sức nặng vì Đại lục vừa thu hồi chủ quyền ở HongKong, các tổ chức đầu cơ không thể nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ chi viện. Điều này đã phần nào làm yên lòng các nhà đầu tư. Cuộc khủng hoảng niềm tin dãn đến rút vốn ồ ạt đã không diễn ra ở HongKong. Nền kinh tế vùng lãnh thổ này vì thế chỉ bị một vài chấn động rồi nhanh chóng đi vào hoạt động bình thường, có những chính sách hữu hiệu chống lại cuộc khủng hoảng.

Tuyên bố của Trung Quốc cũng khiến các hoạt động đầu cơ phải tính lại khả năng mạo hiểm, và thực tế đã không dám tấn công mạnh mẽ. Nhờ đó, kinh tế HongKong trở lại ổn định nhanh hơn so với dự tính của các nhà phân tích.

Trung tâm tai chinh nay vung mạnh trước khủng hoảng đã không kco các nước ASEAN vào guồng biến động mới mà theo dự đoán nếu xảy ra sẽ khốc liệt hơn rất nhiều thời điểm cuối 1997, đđu năm 1998.

Có thể thấy rất rõ những thuận lợi trong sản xuất kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô ở các nước ASEAN nhừ việc dồng NDT không hạ giá khi khủng hoảng ập tới.

Không kể những lợi ích tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, hàng hoá đát hơn đã khiến thị phẩn của hàng Trung Quốc ở Nhật Bản, Hàn Quốc giảm đi thấy rõ (từ 20-30%). Thay vào đó không hẳn 100% là hàng đến từ Đông Nam Á nhưng có thể suy luận rằng: bỗng nhiên hàng hoá của đồng tiền không hạ giá mất thị phần thì hàng hoá của các đồng tiền bị phá giá mạnh được lợi như thế nào. Ngay trong quan hệ thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc cũng tliấy rõ lợi thế của ASEAN nhờ thay đổi tỷ giá.

Bảng 7: Những thay đổi về khả nâng xuất khẩu giữa ASEAN và

Trung Quốc trong thời điểm khủng hoảng

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm

Trung Quốc xuất khẩu sang ASEAN

ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc

1997 12,70 12,36

1998 11,02 12,64

1999 12,28 14,93

2000 14,73 15,83

Nguồn: [41; 95]

Như vậy, nếu như năm 1997 Trung Quốc còn giữ được ưu thế trong xuất khẩu sang các nước ASEAN (do cuộc khủng hoảng xảy ra vào khoảng 2 quý cuối năm) thì sang đến năm 1998, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN chẳng những giảm về lượng (hơn 1 tỷ USD) mà còn thấp hơn tới 1,62 tỷ USD so với giá trị hàng hoá ASEAN xuất sang Trung Quốc. Trong khi đó, xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc luôn tăng đều. Sau năm 1997 nền sản xuất bị

chấn động mạnh, đến năm 1999 ASEAN đã cơ cấu lại được và giá trị xuất khẩu của khu vực này sang Đại lục tăng tới 2,65 tỷ USD, cao hơn mức tãng của cả ba năm 1996, 1997, 1998 cộng lại. Mặc dù đến năm 1999, 2000, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đã tăng trở lại nhưng vẫn chưa lấy lại được ưu thế như trước khủng hoảng trước các nước Đông Nam Á.

Phân tích trên một khía cạnh khác cũng cho thấy các chính sách chống chịu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) của Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc phục hồi của nền kinh tế ASEAN. Xét về tỷ ]ệ phần trăm trong tổng lượng hàng xuất khẩu, kết quả cũng cho thấy ASEAN gặp nhiều thuận lợi hơn Trung Quốc so với trước khủng hoảng. Năm 1997, ASEAN còn chiếm 7% tổng lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc thì đến năm 1998 còn 6% và 1999 cũng chỉ nhích lên được 6,3%. Trong khi đó, lượng hàng xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc năm 1996 mới chiếm 2,9% tổng lượng hàng hoá xuất khẩu của khu vực này thì năm 1997 đã tăng lên thành 3,5%. Tốc độ lăng dược duy trì khá đéu, năm 1998 là 3,8% và năm 1999 là 4,2%... [41; 91].

Như vậy có thể nói, Trung Quốc đã góp phần rất quan trọng trong việc giúp nền sản xuất của các nước ASEAN phục hồi và nhờ nguồn ngoại tệ quý giá đó, Đông Nam Á đã ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nhanh hơn.

Một ví dụ vụ thể: trong trường hợp của Thái Lan, tác dụng tích cực của các biện pháp chống chịu với cuộc khủng hoảng của Trung Quốc hiện lên rất rõ. Nếu như trước khủng hoảng, các mặt hàng chính Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc có nguồn gốc nông nghiệp như gạo, cao su, đường... thì khi cuộc khủng hoảng diễn ra, các mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan trở ncn đa dạng hơn rất nhiều. Các sản phẩm phi nông nghiệp, đặc biệt là nhựa thô, thiết bị điện tử và máy tính lấy được ưu thô và thành mặt hàng xuất khâu chính của Thái Lan. Chỉ riêng xuất khẩu hàng linh kiện máy tính của Thái Lan sang Trung Quốc, trong 2 năm đã tăng gấp gần 5 lần trước khủng hoảng, từ 143 triệu USD năm 1996 lên tới 639 triệu USD năm 1998.

Ngược lại, xuat khẩu cua Trung Quốc sang Thái Lan có sư suy giảm đáng kể, năm 1997 còn đạt 1,502 tỷ USD thì 1998 chỉ còn 957 triệu USD (sụt hơn nửa tỷ dollar) [41; 124-125],

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Thái Lan - Trung Quốc

(1996 -1998)1 1 1 1 900 600 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến đây có thể khẳng định rằng, chính sách chống lại khủng hoảng của Trung Quốc bằng việc kiên trì nêu cao trách nhiệm quốc tế, quyết giữ giá đồng NDT đã tạo điều kiện thuận lợi không những cho hàng hoá của các nước Đòng Nam Á trên thi trường thố giới mà còn giúp hàng hoá ASEAN dỗ dàng h ư n khi xâm nhập thị trường Trung Quốc.

Năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á diễn biến phức tạp hơn. Trước những mối đe doạ từ cuộc khủng hoảng hiện lên rõ nét, Trung Quốc đã quyết định chuyển 10 tỷ USD dự định đầu tư vào Mỹ sang thị trường HongKong. Bằng các chính sách trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua thị trường HongKong, Trung Quốc đã đóng góp tích cực vào việc hạn chế cuộc

khủng hoảng, vừa nang cao vị thế của mình, vừa giúp làm dịu tình hình tài chính khu vực và đạt được những mục đích nhất định, tạo tiền đề để hội nhập sâu hơn nữa vào thị trường quốc tế, điển hình là nỗ lực của Trung Quốc khi đó: gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Việc Trung Quốc ủng hộ thành lập quỹ tiền tệ Chau Á, viện trợ 1 tỷ USD cho Thái Lan để khắc phục khó khăn; đổng thời hỗ trợ các nước Hàn Quốc, Indonesia, M alaysia... giải quyết các vấn đề tài chính ngay lập tức nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng thế giới cũng như sự hưởng ứng của các quốc gia Đông Nam Á. Đây là động thái rất mạnh mẽ của Trung Quốc. Từ một quốc gia đi nhận viện trợ, Đại lục đã tiến một bước dài khi vừa là nhân tố giúp nền kinh tế thế giới cân bằng, vừa chủ động chi một số tiền không nhỏ để viện trợ các nước khác. Các thị trường chứng khoán ở Đông Nam Á sau quyết định trên của Trung Quốc đã có những phản ứng lích cực. Mạc dù số tiền viện trợ của Trung Quốc so với nhu cầu của cả khu vực là không lớn nhưng đã thể hiện được sự cố gắng của Trung Quốc và phần nào giúp các nước ASEAN vơi đi những khó khăn. Sự thể hiện tình đoàn kết quốc tế chống lại khủng hoảng này đã đánh tan mối lo ngại của các nhà đầu tư, làm chùn bước giới đầu cơ.

Đến năm 2000, khi các nền kinh tế ASEAN đã bước đầu ra khỏi khủng hoảng, việc Trung Quốc đồng ý “Sáng kiến Chiang Mai” trong hội nghị ASEAN + 3 tại Thái Lan là một động thái nữa có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh lĩnh vực tài chính tiền tệ khu vực còn tiềm ẩn nhiều nhạy cảm và dễ đổ vỡ. Sáng kiến này đã cho phép các quốc gia ASEAN và ba nước đối tác gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc mượn dự trữ ngoại tệ của nhau để chi cho các nhu cầu ngắn hạn, nhầm bình ổn đồng tiền nếu thị trường xảy ra hỗn loạn. Quyết định hợp tác có tính thực tế cao trên đã tăng năng lực giảm sốc cho các nền kinh tế Đông Nam Á, giúp khu vực này bước ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng và vững chãi hơn. Và không chỉ dừng lại ơ mục tiêu trước mắt, nó còn giúp ngăn ngừa những bât ổn có khả năng dân các nước vừa bị khủng hoảng đến một tình huống tài chính tiền tệ nguy hiẽm tương tự giai đoạn 1997-1998.

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 73)