HOÁ MẶT HÀNG, THỊ TRƯỜNG XUẤT KHAU

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 97)

CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

HOÁ MẶT HÀNG, THỊ TRƯỜNG XUẤT KHAU

Giá cả bất động sản quá cao là một trong những nguy cơ cho nền kinh tế. Khi mà những cơn sốt thường xuyên diễn ra sẽ khiến nhiều nguồn vốn xã hội bị găm vào nhà đất. Cơn lốc xây dựng cao ốc cho thuê, đđu cơ nhà đất từ đó dễ bùng phát, không cần tính toán vào nhu cầu thực tế của thị trường do cái nhìn lạc quan về nhu cẩu Irong tương lai. Bất động sản quá cao sẽ gữy khó khăn Irực tiếp cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm lợi nhuận ở Việt Nam. Và khi lợi nhuận giảm do chi phí cao, phản ứng dễ hiểu là họ sẽ rút vốn sang một quốc gia khác. Khi đó, bất động sản sụt giá có thể kéo theo sự đổ vỡ của nhiều nhà đầu tư, các quỹ tín dụng đứng đằng sau các hoạt động đầu tư bất động sản cũng sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng - một logic đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.

Vụ kiện bán phá giá cá basa vừa qua đã cho thấy: chỉ bị thu hẹp một thị trường cá basa ở Mỹ, cả một vùng kinh tế ở Việt Nam đã gặp khó khăn. Nhưng đến nay, nhờ phát triển thị trường ở Châu Âu, cá basa Việt Nam đã dễ bán hơn, Vì vậy, mở rộng thị trường và đa dạng hoá các mạt hàng xuất khẩu là một bài học lớn sau khủng hoảng. Cần sớm nhận thức rằng hiện các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là các sản phẩm có tính gia công, hàm lượng chất xám không cao mà nhiều nước khác cũng có thế mạnh như: giày, dép,

nguyên vật liệuvv... Khi kinh tế thế giới có khó khăn, ngay lập tức các mặt hàng này sẽ bị cắt giảm đầu tiên vì các nước sẽ áp dụng biện pháp khuyến khích tiêu thụ hàng trong nước, giảm nhâp khẩu. Nên chú trong phát triển những hàng hoá có hàm lượng khoa học công nghệ cao và thiết yếu cho sự phát triển của nền kinh tế đổ ngay khi kinh tế thế giới khó khăn, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn không bị chững lại, gây nhiều khó khăn như đã thấy ở giai đoạn 1997-1999.

Muốn vậy, cần đồng bộ chuyển dịch mạnh cả cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư vào công nghệ để tạo một mô hình thống nhất, hướng mạnh về xuất khẩu. Chỉ khi những nhân tố khoa học công nghệ mới được đưa nhanh vào sản xuất, hàng hoá Việt Nam mới tăng được độ tinh chế và phần giá trị gia tăng cũng cao hơn khi đem ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó, nhà nước cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc xúc tiến tìm hiểu thị trường nước ngoài và tiếp cận các khu vực mới cho đàu ra của hàng xuất khíỉu. crìn đặc biệl chú ý đến chính sách kinh tế của các thị trường lớn, các đối tác quan trọng (như Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc). Trước hết là để không bị rơi vào thế bất lợi trong cạnh tranh. Sau đó là tránh hoặc chủ động giành chiến thắng trong các vụ kiện bán phá giá, cao hơn là chiến tranh thương mại nếu nó xảy ra.

3.4.4. ĐẦU TƯ PHÁT TRIEN đ ồ n g đ ề u, p h á t h u y c a o đ ộ v a i

TRÒ CÁC KHU V ự c KINH TẾ, ĐẶC BIỆT LÀ KINH TÊ TƯ NHÂN

Qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, ta đã thấy nổi bật lên vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nỗ lực chung giúp nền kinh tế nhanh chóng ra khỏi những khó khăn. Khác với nhiều doanh nghiệp nhà nước, khi khủng hoảng ập đến, phản ứng đầu tiên là chờ đợi và sau đó vận động sự hỗ trợ của nhà nước. Với đặc thù được ưu đãi nhiều và cơ cấu doanh nghiệp nặng nề, các công ty nhà nước thường chậm đưa ra các biện pháp tháo gỡ vì ngay như sa thải một công nhân trong biên chê cũng rất khó. Thành ra khó khăn cứ chông chất và toàn thể công ty phải chịu. Khu vực kinh tê tư nhân thì ngay lập tức đã có những biện pháp hữu hiệu như tiết giảm phí, đầu tư trọng điêm, tích cực tìm kiếm đối tá c... Và xuất khẩu của khu vực kinh tế này giai đoạn 1997-1999 đã đóng vai trò quan trọng giúp tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, góp phân giam

sưc ep len đong nọi tẹ. Vi vậy, cân có chính sách thông thoáng hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, không chỉ trong khâu cấp phép thành lập công ty ma ca cac qua trinh sau này nữa. Sư bình đảng trong hai khu vực kinh tê nhât thiêt phai được tạo dựng, từ quan niệm ứng xử của các cơ quan thừa hành pháp luật tới cơ hội tiếp cận, tác động lên các chính sách của nhà nước. Đặc biệt, câp thiêt nhât là sự bình đăng trong khâu tiếp cận các khoản tín dung và đấu thầu.

Đối với khu vực kinh tê nhà nước, nên bãi bỏ hoàn toàn mọi hình thức bao cấp, hướng tới sự bình đẳng trong cạnh tranh. Cần hạn chế và tiến tới bãi bỏ hình thức doanh nghiệp có cơ quan chủ quản là các cơ quan hành chính sự nghiệp. Đặc biệt, muốn phát huy hết tiềm năng của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phải được tự chủ trong hoạt động kinh doanh mà trước tiên phải trao những quyền hạn lớn hơn cho doanh nghiệp và người đứng đầu, như quyền trả lương, thưởngvv... Tự chủ đi liền với quyển lợi và trách nhiệm rõ ràng SC khiến các doanh nghiệp phải cíln nhắc đầu lư, có trách nhiệm hơn với nguồn vốn nhà nước để sinh tồn và đảm bảo đời sống, nâng cao thu nhập cho công nhíln. Tự chủ cũng dần đưa hoạt động tài chính doanh nghiệp đi vào né nếp. Nền kinh tế nhờ đó s ẽ trở nôn minh hạch, các yếu tố nguy cơ SC dẽ phát hiện, điều chỉnh kịp thời hơn.

Trong khi nền kinh tế đang phát triển bình thường như hiện nay, đây là thời điểm tốt áp dụng kinh nghiệm bán, khoán, cho thuc các doanh nghiệp có vốn nhà nước của Trung Quốc. Đối với các công ty làm ăn thua lỗ hoặc kém hiệu quả so với tổng vốn đầu tư, thay vì giữ lại để tái cấp vốn, nhà nước có thổ bán doanh nghiệp với các điều khoản bảo vệ tốt nhất quyền lợi người lao động. Số tiền thu được sẽ đầu tư phát triển một số doanh nghiệp mới hoặc nâng cao trình độ cho lãnh đạo các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Lợi ích nền kinh tế thu được sẽ lớn hơn rất nhiều việc duy trì một doanh nghiệp trì trệ. Ví dụ, bán một công ty có vốn 100 tỷ, nhà nước có thể hỗ trợ cho 1000 doanh nhân trẻ có triển vọng với sô tiền mỗi người được nhận là 100 triệu đồng. 100 triệu là sô vốn không nhiều nhưng đủ để khởi sự cho mô hình doanh nghiệp nhỏ. Chỉ cân một nửa số doanh nhíln được cấp vốn thành công - 500 doanh nghiệp làm ăn

hiệu quả, mỗi doanh nghiệp tuyển dụng 20 công nhân thì đã có 10.000 người được tạo công an việc lam. Và chăc chăn, chỉ trong từ 5-7 nãm, tiền thuế các doanh nghiệp này nộp sẽ đủ hoàn lại 100 tỷ đầu tư ban đầu của nhà nước.

Tuy hình thức bán đem lại hiệu quả tức thì nhưng cho thuê doanh nghiệp cũng là một hướng đi nhiều triển vọng nếu được quan tam đẩy mạnh ở Việt Nam.

Nhận xét một cách khách quan, sở dĩ Trung Quốc có thể chống lại cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ; ngoài những biện pháp ứng phó đáng học hỏi, nền kinh tê nước này còn tạo được sự miễn dịch nhờ vào nhiều yếu tố đặc thù (về cơ cấu nền kinh tế, thị trường nội địa rộng, chính sách kiểm soát chặt chẽ các thành phần kinh tếvv ...) Nhìn lại Việt Nam, cũng giống như Trung Quốc, phải khẳng định rằng lý do chính khiến chúng ta thoát khỏi vòng xoáy trung tủm của cuộc khủng hoảng chủ yếu là nhờ những nguycn nhân khách quan: trình độ phát triển của nền kinh tế, mức độ mở cửa hội nhập hạn chế, đồng tiền chưa chuyển đ ổ i... Trong những nãm tới, nhũng “liều thuốc miễn dịch” trên tất yếu sẽ bị nhạt dần. Do đó, nhanh chóng hoàn thiện các thiết chế thị trường tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm lực của nền kinh tế sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng 1997-1998 đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng to lớn của hệ thống tài chính ngân hàng, nhân tố tỷ giá, sự hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư và sự sáng suốt trong điều tiết vĩ m ô .. . Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển ổn định, mỗi nước không còn con đường nào khác là luôn luôn đổi mới, hoàn thiện nền kinh tế thị trường vừa dựa trên những chuẩn mực chung của thế giới, vừa phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội của nước mình. Bất cứ một ngành nào đi đôi với tự do cũng phải có sự kiểm soát hiệu quả từ các thiết chế chuyên trách của Nhà nước. Nhưng nhà nước không thể làm thay mà chỉ điều tiết vĩ mô, không đưa ra những biện pháp phi thị trường Irong một nền kinh tế thị trường, đặc biệt là không được dàn xếp, ưu ái riêng cho bất cứ một thành phần kinh tế nào. Và để khai thác tốt nhất tiêm năng quỏc gia, không có cách nào tốt hơn là chính sách tự chủ, lấy nội lực của mình làm cơ sở, dựa trên những nhận thức đầy đủ, khách quan, hành động linh hoạt VỚI thực tiễn để tận dụng tối đa nguồn lực bcn ngoài.

3.5. THựC TRẠNG c ơ CẤU, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐIỀU TIẾT NEN k i n h t ê Vĩ m ô v i ệ t n a m h i ệ n n a y v à

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 97)