Điều chỉnh sản xuất trong nước trước những thách thức và mục tiêu mớ

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 44)

KHỦNG HOẢNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI NỂN KINH TÊ ASEAN

2.1.1.2. Điều chỉnh sản xuất trong nước trước những thách thức và mục tiêu mớ

mục tiêu mới

Tính đến thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á diễn ra, Trung Quốc là một nước đạt tốc độ tăng trưởng cao trong khoảng 10 năm liền nhưng vấp phải thực trạng còn thiếu các ngành công nghiệp cơ sở, khả năng cung cấp năng lượng hạn chế và những khó khăn nội tại đến từ sự bất cập khi chuyển đổi nền kinh tế. Nếu vì khủng hoảng mà mức tăng trưởng bị tụt xuống, lạm phát rất có khả năng sẽ lại tái phát ở mức cao. Điều này buộc Trung Quốc phải duy trì tốc độ phát triển ở mức thấp nhất theo đánh giá là 7%.

Trong những năm xảy ra khủng hoảng, sức cp lới nền sản xuất của Trung Quốc là rất lớn. Thị trường sụt giảm do các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc... buộc phải hạn chế nhập khẩu, có biện pháp hỗ trợ hàng hoá trong nước để tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ mạnh, nhằm cứu vãn nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng của người dân tại các thị trường này đối với nhiều loại hàng thế mạnh của Trung Quốc như may mặc, điện tử, văn hoá phẩm... hầu như đã đóng lại. Hàng Trung Quốc trở ncn đắt hơn vì đồng NDT vẫn ở mức cao đã thiết lập thêm một rào cản nữa ngăn người tiêu dùng đến với hàng hoá Đại lục. Đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất ở Trung Quốc cũng sụt giảm. Nhật Bản có 1500 công ty, hơn một vạn hạng mục đầu tư đang làm tại Trung Quốc với số vốn 14,2 tỷ USD Ihì chịu khủng hoảng nặng, có xu hướng thu hẹp sản xuất, rút một phần vốn về để củng cố công ty mẹ hoặc ít nhất cũng là tiết giảm chi tiêu, thu hẹp nhân sự [44; 221]. Các nước khác thì chuyển vốn đến những địa điểm ít rủi ro hơn như Đông Âu, Châu Mỹ... Vấn đề này tạo những khó khăn không nhỏ cả cho sản xuất lãn tiêu thụ, buộc Trung Quốc phải đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách doanh nghiệp trong nước, kể cả khu vực kinh tế tư nhân.

Đầu những năm 1990, với sự thành lập hai trung tâm chứng khoán: Thẩm Quyến, Thượng Hải, hoạt động trao đổi liền tệ ở Trung Quốc đã trở ncn sôi động. Năm 1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nổ ra, để tăng cường sức mạnh tiền tệ, Trung Quốc đã cho phép cả một số tỉnh được thí điểm lập thị trường chứng khoán nhằm góp phần đa dạng hoá thị trường vốn, giúp cho các ngân hàng đầu tư mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến các tầng lớp

dan cư, tang von ctio san xuat, cùng phát huy thế mạnh tạo đà tăng trưởng kinh tế. Nếu như trước đây, cổ phần hoá và hợp tác cổ phần bị coi là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản cần đánh đổ thì nay đã được khuyến khích hình thành, dần đưa vào nền nếp. Tháng 7-1984 Trung Quốc mới chính thức cho phcp một công ty được cổ phần hoá thì đến cuối năm 1997, toàn quốc đã có 680 ngàn doanh nghiệp cổ phán với số vốn đăng ký là 1730,2 tỷ NDT. Sang năm 1998, trên hai thị trường chứng khoán Thẩm Quyến và Thượng Hải, 745 công ty đã niêm yết và phát hành chứng khoán với tổng giá trị cổ phiếu bán ra ngoài tương đương 22,59% GDP, đạt 1689,1 tỷ NDT[46; 41].

Giữa bối cảnh khủng hoảng, phương hướng cải cách doanh nghiệp Nhà nước của Trung Quốc chủ yếu là: kliông xAy dựng irùng lặp, điéu chỉnh khu vực sản xuất vãn theo phương thức lạc hậu, thực hiện giảm biên chế có hiệu quả trong các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường giám sát, xây dựng ban lãnh đạo doanh nghiệp mạnh. Cùng với cơ cấu, cải cách, Trung Quốc đã tăng cường hỗ trợ vốn cho các ngành công nghệ cao, dự án cải tiến kỹ thuật, các công ty chuyên xuất khẩu có thế mạnh để chúng tiếp tục tăng trưởng, phát triển trong khó khăn. Theo chính sách tạo những mũi nhọn, Trung Quốc đã chọn ra 500 công ty lớn để nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng thành các tập đoàn mạnh. Đương nhiên, các công ty này sẽ vượt được những rào cản, đem ngoại tệ về cho đất nước.

Cùng các biện pháp hỗ trợ, cải cách doanh nghiệp nhằm dối phó với khủng hoảng, Trung Quốc còn chú trọng đến việc làm sao để các công ty có điều kiện tái tạo công ăn việc làm, hoặc ít nhất là đảm bảo quyền lợi cho những công nhân mất việc... Nhiều biện pháp mang tính xã hội cho người thất nghiệp đã được đưa ra như khuyên khích doanh nghiệp nhận lao động vừa bị sa thải, lập trường đào tạo lại, nâng cao trình độ để công nhân tìm được công việc mới yêu cđu kỹ năng cao hơn hoặc khác biệt so với công việc cũ họ đã từng làm... Nhờ biện pháp chu đáo này mà trong lúc cuộc khủng hoảng diễn ra, kinh tế một số vùng gặp khó khăn, lượng người mất việc nhiều nhưng xã hội Trung Quốc không có biến động mạnh. Bức xúc của người dân cũng không lớn.

Trong sự cạnh Iranh gay gắt, Trung Quốc đã tha nổi giá hàng hoá xuất nhập khẩu cho thị trường tự điều phối, Nhà nước chỉ định giá 5% nhũng mặt hàng quan trọng để sản xuất thích ứng được với điều kiện mới. Như vậy, những

chống, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997-1998, cơ bản phải kể đến:

• Giảm biên chế triệt để tại các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương. Đây là một bước cải cách hành chính được thực hiện một cách mạnh mẽ trong thời điểm khủng hoảng nhằm hỗ trợ cho "chính sách một cửa", giúp thông thoáng hoá các hoại động quản lý díìu lư của Trung Quốc. Kết quả, từ 32 cơ quan trực thuộc, giúp việc Quốc Vụ Viện, đến đáu năm 1999 đã giảm xuống còn 21 và gàn 4 triệu công chức được giải quyết về hưu, nhận công tác khác hoặc tìm công việc mới. CHND Trung Hoa từ 40 bộ và cơ quan ngang bộ quản lý theo ngành dọc toàn bộ đất nước cũng được cơ cấu lại, chỉ còn 29 Bộ, Ngành [48; 47].

• Nhà nước chấm dứt tình trạng vay ngân hàng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Việc thu, chi ngân sách phải theo nguyên tắc, đúng luật, công bàng và công khai.

• Cho NHTW quyền bỏ tiền ra đđu tư vào thị trường vốn để tăng hiệu suất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp.

• Trong chương trình cải cách vĩ mô, Bộ Tài chính cũng nhận được chỉ thị phải thực hiện những chuyển biến lớn hơn trong cơ chế quản lý điều hành. Cụ thể, Bộ này phải thoát ra khỏi tình trạng hoạt động chỉ đơn thuần giống như thủ quỹ của Chính phủ để đóng vai trò lớn hơn: điều tiết thu nhập, thực thi những quyết định tài chính liên quan đến toàn xã hội, phân bổ vốn ngân sách theo yêu cầu của cơ chế thị trường.

• Nhà nước vừa phát hành chứng khoán, thu thêm vốn vừa mua lại nợ khó đòi của các ngân hàng, hỗ trợ tín dụng cho người tiêu dùng. Mục đích của chương trình này là tăng tiềm lực tài chính, giảm rủi ro cho các công ty. Thực tế, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang đúng Irước bờ vực phú sản, bỗng được nhà nước mua lại nợ khó đòi, đã trút được gánh nặng, hổi sinh trở lại.

• Tiến hành phân loại các ngủn hàng yếu kém (đặc biệt là ngân hàng cổ phần tư nhân) để dễ bề kiểm soát và giám sát. Đồng thời, phát động

công ty yêu kém sẽ bị thua lỗ. Nhưng đã có chủ trương, những công ty này Nhà nước kiên quyết dẹp bỏ, cho phá sản. Bcn cạnh đó, chính quyền Trung Quốc còn giám sát chặt chẽ, kịp thời đình chỉ sản xuất thêm những mặt hàng thị trường đang thừa, có thể làm sụt mức vật giá chung, gây biến động tiêu cực.

Để hỗ trợ cho môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống lại việc hình thành một khối kinh tế ngầm hoạt động bất minh, ít có hiệu quả kinh tế, tác động tiêu cực đến xã hội nhờ lợi dụng công quyền, Trung Quốc quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh, giải tán các doanh nghiệp mang tính thương mại của quân đội, cảnh sát, các cơ quan hành chính sự nghiệp bao gồm cả ngành toà án, kiểm sát, biên phòng, hải qu an... Các cơ quan của Đảng và Nhà nước cũng bị cấm hoạt động kinh doanh. "Văn phòng tiếp nhận bàn giao" được Chính phủ thành lập sẽ đứng ra nhận và xử lý những doanh nghiệp vốn mang danh Nhà nước nói trên bằng các công cụ của nền kinh tế thị trường.

Mộl đối sách nữa là ngay khi các nhà tháu quốc tế ử các nước bị khủng hoảng phải rút vốn về thì những công ty Trung Quốc lại nhận được sự hỗ trợ vươn ra nhận những hợp đồng khổng lồ mà trước đó họ ít khi dám nghĩ đến. Thêm hệ quả khác, do dồng liền của các nước Đông Nam Á bị phá giá dẫn đến giá trị tài sản của giới doanh nghiệp trong khu vực bị hạ. Trung Quốc đã tạo cơ hội cho các tập đoàn lớn của mình mua lại các xí nghiệp địa phương để từ đó thâm nhập sâu hơn vào thị trường các quốc gia này. Cách chớp thời cơ trên chẳng những giúp tãng lợi nhuận đầu tư mà còn củng cố sức mạnh của nền kinh lế, tăng thu nhập ngoại tệ.

Các đơn vị sản xuất nhỏ tại địa bàn nông thôn, những hãng vừa, các "xí nghiệp hương trấn" cũng được khuyến khích phát triển mạnh để lạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các tầng lớp nhân dân. Đây chính là chiến lược tổng thể kích cầu, khống chế cung, thúc đẩy sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Chau Á.

2 .I.I.3 . Những chính sách có tính tương hỗ khác

Bên cạnh những biện pháp chấn chỉnh ở từng lĩnh vực như đã trình bày, Trung Quốc còn đề ra nhiều đối sách mang tính tổng hợp khác để phòng

chống, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997-1998, cơ bản phải kể đến:

• Giảm biên chế triệt để tại các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương. Đây là một bước cải cách hành chính được thực hiện một cách mạnh mẽ trong thời điểm khủng hoảng nhằm hỗ trợ cho "chính sách một cửa", giúp thông thoáng hoá các hoại động quản lý díìu lư của Trung Quốc. Kết quả, từ 32 cơ quan trực thuộc, giúp việc Quốc Vụ Viện, đến đáu năm 1999 đã giảm xuống còn 21 và gần 4 triệu công chức được giải quyết về hưu, nhạn công tác khác hoặc tìm công việc mới. CHND Trung Hoa từ 40 bộ và cơ quan ngang bộ quản lý theo ngành dọc toàn bộ đất nước cũng được cơ cấu lại, chỉ còn 29 Bộ, Ngành [48; 47],

• Nhà nước chấm dứt tình trạng vay ngân hàng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Việc thu, chi ngân sách phải theo nguyên tắc, đúng luật, công bằng và công khai.

• Cho NHTW quyền bỏ tiền ra đáu tư vào thị trường vốn để tăng hiệu suất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp.

• Trong chương trình cải cách vĩ mô, Bộ Tài chính cũng nhận được chỉ thị phải thực hiện những chuyển biến lớn hơn Irong cơ chế quản lý điều hành. Cụ thể, Bộ này phải thoát ra khỏi tình trạng hoạt động chỉ đơn thuần giống như thủ quỹ của Chính phủ để đóng vai trò lớn hơn: điều tiết thu nhập, thực thi những quyết định tài chính liên quan đến toàn xã hội, phân bổ vốn ngân sách theo yêu cầu của cơ chế thị trường.

• Nhà nước vừa phát hành chứng khoán, thư thêm vốn vừa mua lại nợ khó đòi của các ngân hàng, hỗ trợ tín dụng cho người tiêu dùng. Mục đích của chương trình này là tăng tiềm lực tài chính, giảm rủi ro cho các công ty. Thực tế, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang đứng trước bờ vực phá sản, bỗng được nhà nước mua lại nợ khó đòi, đã trút được gánh nặng, hồi sinh trở lại.

• Tiến hành phân loại các ngân hàng yếu kém (đặc biệt là ngân hàng cổ phần tư nhân) để dễ bề kiểm soát và giám sát. Đổng thời, phát động

chiến dịch 3 năm chống tham nhũng và làm trong sạch hệ thống tiền tệ. Để mở đầu, thống đốc NHTW Trung Quốc đã tuyên bố xử lý 8 giám đốc ngủn hàng và lổ chức lién tệ sai phạm kỷ luẠl tài chính, lự ý đưa ra mức lãi suất cao để thu hút vốn bất hợp pháp làm rối loạn thị trường tín dụng quốc gia.

• Lập kế hoạch đầu tư khoảng 2868 tỷ NDT cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 1997 đến 2000 [13; 15]. Nguồn vốn này sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho nhiều nhan công lao động.

• Tiếp tục tăng dự trữ ngoại tệ.

• Giảm biên chế trong lực lượng lao động tín dụng. Số nhân viên trong hệ thống của NHTW từ 160.000 rút xuống còn 130.000 người. Cùng việc 31 ngân hàng cấp tỉnh được hoạch định sát nhập thành 12 chi nhánh vùng hoặc khu tự trị, 3 Vụ trong NHTW được giải thể [48; 47],

• Chú trọng hơn đến các thông tin kinh tế, tiếp tục xây dựng những trung tâm nghiên cứu, dự báo để kịp thời phát hiện những tín hiệu thay đổi của thị trường cũng như của nền kinh tế.

• Giảm thuế cho một loạt 43 mặt hàng xuất khẩu giúp chúng nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Ưu tiên nhập hàng lư liệu sản xuất, thiết bị công nghệ cao. Đồng thời, tiếp tục tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới có nhiều triển vọng ở Châu Mỹ, Châu Phi và Đông Âu.

• Mở rộng nguồn, loại hình đầu tư. c ả i thiện cơ sở pháp lý với những bộ luật, chính sách minh bạch để lliu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn FDI. • Nhà nước lập quỹ dự phòng, quỹ điều tiết giá, xây dựng hệ thống pháp

luật về giá cả, dự trữ những mặt hàng quan trọng, ngăn chặn nạn độc quyền, đầu cơ tư nhân.

• Khống chế khả nâng xảy ra lạm phát.

• Đẩy mạnh và gia tăng việc tiến hành các chiến dịch an ninh kinh tế, an ninh tiền tệ với biện pháp cứng rắn. Kiên quyết ngãn chặn vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại đang trực tiếp làm suy yếu nền kinh tế.

• c ả i tạo cơ sở hạ tầng, làm mới hơn 100 tuyến đường nội địa và mở thêm 5 đường hàng hải mới đi Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu để giao thương thuận tiện hơn, tăng cường hoạt động buôn bán giữa Trung Quốc với cúc trung tâm kinh tế quan trọng.

• Thúc đcỉy ngành du lịch phát triển mạnh. Kết quả, Irong khủng hoảng ngành này đã thu VC cho Trung Quốc 12,1 tỷ USD tăng trưởng ngoại hối [13; 20],

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)