HOẢNG CỦA TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 52)

KHỦNG HOẢNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI NỂN KINH TÊ ASEAN

HOẢNG CỦA TRUNG QUỐC

2.I.3.I. Những thành tựu đã đạt được

Về hoạt động của NHTW, bằng những chính sách rõ ràng vừa gợi mở vừa thắt chặt, Trung Quốc đã khiến hoạt động của hệ thống ngân hàng nhịp nhàng, thống nhất hơn, đóng vai trò tích cực tạo "sức đề kháng" cho nền kinh tế chống khủng hoảng. Những vấn đề bức xúc về quản lý cũng như nạn phưng phí của công, tham ô, hối lộ, đầu tư sai mục đích... đã phần nào được hạn chế. NHTW đã thực sự là một công cụ đắc lực của nhà nước và là điểm tựa tin cậy cho hệ thống ngân hàng nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Tác dụng của biện pháp tài chính, tiền tệ, ngân hàng: Ihu hút nguồn vốn tiết kiệm nhàn rỗi - là cách làm cũ nhưng rất thành công ở Trung Quốc. Nó vừa giúp dân chúng có lãi suất cao hơn và ổn định, bù đắp được những kẽ hở của nền kinh tế lại vừa củng cố nền tảng vốn cho hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Một loạt biện pháp điều chỉnh của Chính phủ như: bỏ mức khống chế các khoản cho vay, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc... đã hoàn chỉnh được nhịp cầu cuối cùng để mức cung và cầu vốn của nền kinh tế gặp nhau giúp tạo nên một thị trường sống động. Số vốn tăng, dòng chảy tiền tệ lưu động mạnh, đó là những yếu tố không phải quốc gia nào muốn cũng làm được trong thời điểm khủng hoảng.

Tạo khung cứng bên ngoài, áp dụng chính sách tiền tệ mềm dẻo bên trong, Trung Quốc ngày càng tỏ rõ cho thế giới biết tính hiệu quả của cơ chế điều tiết vĩ mô hiện đại và đặc sắc của mình. Chẳng những đã trung hoà được

những áp lực mạnh mẽ lừ bcn ngoài mà các chính sách trên còn tạo được khả năng "miễn dịch" cho nền kinh tế, hoá giải ngay nhiều nguy cơ nội tại ẩn sâu phía trong nền kinh tế có thể dãn tới khủng hoảng.

Tuy mở rộng tín dụng, nhưng bằng kinh nghiệm quản lý thực tế, Trung Quốc đã pháp chế hoá được hoạt động của các ngân hàng trong khuôn khổ lự do, đúng pháp luật. Vốn nhiều hơn nhưng tình trạng đầu tư tràn lan không còn là vấn nạn. Chế độ hợp lý hoá thu chi, chống thất thoát, đọng vốn... đã được hình thành. Hệ quả đơn giản phía sau là nguồn vốn được sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn và lạm phát không tãng xấu.

Chính sách ngoại hối tỏ ra có hiệu quả đã tạo nên một hàng rào giúp ngăn chặn luồng sức ép đòi phá giá đồng NDT cũng như giảm hoạt động đầu cơ, chuyển ngoại tệ mạnh ra nước ngoài một cách bất hợp pháp. Tỷ giá đồng NDT đã dao động theo đúng mục tiêu quốc gia.

Việc cải cách ngành ngân hàng cũng giúp Trung Quốc có một hệ thống tín dụng mạnh hơn. Những đơn vị yếu kém được giải thể, việc cắt bỏ được những mối ràng buộc với chính quyền, chỉ thị đa ngành đã trong sạch hoá ngành kinh doanh tiền tệ ở nước này. Các chính sách vĩ mô khác cùng hợp sức nhịp nhàng, quỹ phòng ngừa rủi ro được thành lập; cả một hệ thổng linh hoạt đã giúp Trung Quốc tránh được những nguy cơ dẫn tới khủng hoảng.

Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng nhờ đa phương hoá quan hệ thương mại một cách linh hoạt, giá trị và khối lượng hàng hoá buôn bán đối ngoại của Trung Quốc vãn ở mức cao trôn thế giới. Sô' bạn hàng đã tăng lên con số 228 quốc gia và khu vực trong nãm 1998. Trong đó, tại nhiều thị trường, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập, chiếm thị phán rất lớn. Vì thế, kim ngạch ngoại thương năm 1998 của Trung Quốc vãn đứng thứ 11 thế giới với sức cạnh tranh hàng hoá ở thứ bậc 24 [46; 13-14],

Về khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đã tác động làm nguồn đầu tư bị Ihu hẹp, tâm lý của các nhà đấu tư muốn tìm đến các khu vực khác ít rủi ro hơn nhưng với tiềm năng to lớn của thị trường nội địa, Trung Quốc vẫn đứng đầu các nước đang phát triển với tổng giá trị FDI tính đến năm 1998 là 572,52 tỷ USD. Trung bình mỗi năm, Trung Quốc thường thu hút đến hơn 1/2 tổng lượng FDI chảy vào Châu Á [3; 204-205],

Ngoài ra, khi nền kinh tế các nước Đông Nam Á suy sụp, hai con rồng kinh tế khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc trượt dài, hùng mạnh như đồng USD cũng có xu hướng giảm giá do tác động của khủng hoảng thì riêng tỷ giá của đồng NDT luôn giữ được ổn định, đó là sự tài tình [48; 56]. Bên cạnh đó, việc đồng NDT trở nên quan trọng chưa từng có chính là sự thành công lớn nhất vổ chính sách điều hành tỷ giá của Trung Quốc thời điểm 1997-1998.

Trong cuộc khủng hoảng, tuy đáu tư có xu hướng giảm, xuất khẩu khó khăn, nhiều công ty phá sản... nhưng Trung Quốc vẫn giữ, đạt được những chỉ tiêu kinh tế rất ấn tượng: tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đứng hàng đầu thế giới, đự trữ ngoại tệ năm 1998 là 145 tỷ USD - đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Nhật Bàn. Xuất khẩu năm 1997 đạt 182,7 tỷ USD, thặng dư 40,36 tỷ USD - tăng 20,9%. Nhập khẩu đạt 142,36 tỷ USD - tăng 2,5%. Năm 1998 do khủng hoảng và bị lũ lụt, xuất khẩu có chiều hướng giảm nhưng vẫn đạt 118,7 lỷ USD, thực tế có tăng 5,5%. Nhập kháu là 87,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt được là 31,4 tỷ USD [52; 26],

Bước sang năm 1999 - 2000, nền kinh tế Trung Quốc có những tiến bộ rõ rệt hơn:

Bảng 4: Tình hình kinh tê Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng

C ác chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000

Tốc độ tăng GDP % 7,1 8,0

Xuất khẩu Tỷ USD 191,9 249,2

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu %/nãm trước 5,5 10,0

Nhập khẩu Tỷ USD 161,4 180,0

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu %/năm trước 16,7 11,0

Dự trữ ngoại tệ Tỷ USD 154,7 165,6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tỷ USD 40,0 54,0 Nguồn: [86; 20], [51; 19-20]

Còn nhiều thông số khác thể hiện những cố gắng và thành công trong chính sách ngắn hạn đối phó với khủng hoảng của Trung Quốc. Có thể nói, đó là một kinh nghiệm đáng học tập không chỉ cho một nền kinh tế, một quốc gia

nào khi phải đối mặt với những khó khãn. Quan trọng hơn, những chính sách ứng phó với khủng hoảng của Trung Quốc đã giúp thế giới tránh được nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng đã cận kề và những chính sách đó đã có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình các nước ASEAN - vốn đang chịu những tác động nặng nề — giúp khu vực này không bị lún sâu hơn vào vòng xoáy khốc liệt của khủng hoảng và phục hồi nhanh hơn sau đó.

2.I.3.2. Những mặt còn tồn tại

Tuy đã gặt hái được nhiều thành quả như trên nhưng không phải Trung Quốc đã khắc phục được hết những điểm yếu của mình, thậm chí ngay trong hệ thống các giải pháp cũng còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Một giải pháp được cho là đúng nhưng chính nó vãn có mặt trái, nếu không ứng dụng linh hoạt từng thời điểm thì rất dễ bùng phát thành vấn nạn. Vả lại, bản thân xã hội Trung Quốc còn nhiều khúc mắc, một phần do tư tưởng cũ, một phần do chính những giải pháp mà chính phủ mới đưa ra. Nạn tham nhũng và những tiêu cực trong bộ máy Nhà nước có giảm nhưng thủ đoạn tinh vi hơn, tính chất nghiêm trọng hơn, gây thiệt hại ngày càng lớn hơn tới đời sống kinh tế, xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, nguy hiểm nhấl là toàn bộ những chính sách đã nêu của Trung Quốc đối phó với khủng hoảng đều mang tính phản ứng nhất thời, chèo ngược dòng, trong khi từng bộ phận của nền kinh tế lại chưa được cải cách hoàn thiện. Việc giảm lãi suất, tung nhiều tiền vào kích cầu, nới lỏng tín dụng... đều là những nhân tô' có thể dẫn đến lạm phát, suy thoái kinh tế nếu có những tình huống bất lợi phát sinh ngoài dự tính.

Việc Trung Quốc mở cửa thị trường tiền tộ, kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tiền tệ Mexico năm 1994-1995 cho thấy: khi các tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động ngày càng mạnh mẽ thì việc cải cách thể chế ngân hàng quốc gia sở tại rất dễ bị chậm trễ. Sự tăng tốc không kiểm soát nổi của toàn ngành tài chính theo cơn lốc tạo bởi các tổ chức nước ngoài sẽ ngấm ngầm tạo ra sự mất cân đối to lớn làm tăng độ rủi ro và giảm tác dụng của các biện pháp an ninh tài chính. Thực tế cho thấy, do những kẽ hở pháp luật trong những năm trước, nạn tuỳ ý trao đổi tiền tệ, lạm dụng vốn làm cho các ngân hàng Trung

Quốc phải gánh số nợ đọng lên tới 1000 tỷ NDT - theo tính toán đến cuối năm 1997 [60; 161].

Những mặt còn tồn tại trong nền kinh tế Trung Quốc cũng bộc lộ khá rõ trong cuộc khủng hoảng năm 1997 vừa qua. Mặc dù đã thực hiện "chính sách tài chính tích cực", liên tục giảm lãi suất, khuyến khích đầu tư nhưng xuất khẩu của Trung Quốc vãn giảm đều trong 10 tháng, đến 6-1999 mới tăng trở lại. Như vậy, ưu thế hàng Trung Quốc giá rẻ lấn át chứ chưa phải độ cao cấp của sản phẩm. Đứng về khía cạnh kinh doanh thì ưu Ihế này không thật tốt và bền vững.

Ngay ở mô hình tổ chức các công ty, xí nghiệp, mặc dù đã tư nhân hoá, cho giải thể nhiều nhưng do cố nắm các doanh nghiệp lớn để đảm bảo hệ tư tưởng và làm công cụ thâu tóm nền kinh tế, Trung Quốc vẫn còn 370.000 công ty quốc doanh, trong đó 50% thua lỗ thường xuyên, 25% không có lãi. Đến năm 1998, các doanh nghiệp này lỗ mất 78,8 tỷ NDT khiến nhà nước phải trích nguồn ngân sách vốn đang bị mất cân đối thu chi để hỗ trợ [47; 14].

Trong sự ổn định tỷ giá đồng NDT tại thời điểm diễn ra khủng hoảng, một mặt là thành công nhưng bản thíìn nó cũng mang đến cái giá khá đắt. Hoạt động ngoại thương tăng trưởng chậm, việc trả lương tượng trưng và trợ cấp thất nghiệp đè nặng lên vai doanh nghiệp và nhà nước. Tốc độ chi ngân sách cao dẫn đến tình trạng thâm hụt đáng lo ngại. Hơn nữa, đồng NDT ổn định phần lớn là trên danh nghĩa. Còn thực tế, tỷ giá đồng NDT/ƯSD trên thị trường chợ đen đã có lúc lên tới hơn 9 NDT/1 USD [48; 57], Rất may là tỷ giá chợ đen không ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các nước ASEAN.

Chính sách mở rộng cho vay của Trung Quốc đã có nhiều tác động tích cực tức thì vì các doanh nhân có thêm tiền để phát triển sản xuất, người dân có thể vay tiền để trả cho các công ty bất động sản. Nhưng rõ ràng, những doanh nghiệp làm ăn có lãi lại ít có nhu cầu phải huy động thêm vốn của ngân hàng. Nếu cần, họ sẽ tăng vốn qua phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Và trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn thì những khoản vay của công chức để mua nhà cửa sẽ thành gánh nặng cho họ nếu bất ngờ công ly của họ gặp khó khăn hoặc bản thân bị thất nghiệp. Điều này dẫn đến nợ khó đòi về sau có nhiều khả năng sẽ tăng cao trong hệ thống ngân hàng.

2.2. TÁC ĐỘNG TỪ CÁC BIỆN PHÁP ÚNG PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA TRUNG QUÔC ĐẾN NEN k in h t ế

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)