THÁCH THỨC ĐÔI VỚI NỀN KINH TÊ CÁC Nước ASEAN TRONG MỒI QUAN HỆ VỚI TRUNG QUÔC SAU KHỦNG

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 80)

CÁC NƯỚC ASEAN

2.2.3. THÁCH THỨC ĐÔI VỚI NỀN KINH TÊ CÁC Nước ASEAN TRONG MỒI QUAN HỆ VỚI TRUNG QUÔC SAU KHỦNG

ASEAN TRONG MỒI QUAN HỆ VỚI TRUNG QUÔC SAU KHỦNG HOẢNG

H iện cả ASEAN và Trung Quốc đều có tốc độ phát triển nhanh. Mức độ hợp tác giữa hai thực thể này ngày càng mạnh và sự phụ thuộc, tương tác kinh tế vì thế ngày càng tăng. Nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu ASEAN - Trung Quốc năm 1978 mới ở con số khiêm tốn 0,86 tỷ USD thì năm 1991 dã tăng lcn 8,3 tỷ, năm 2001 là 41,6 tỷ USD [15; 32],

Theo thông tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 5-5-2005 thì đến hết quý I năm 2005, ASEAN đã chính thức trở thành bạn hàng lớn thứ 4 của Trung Quốc với giá trị trao đổi thương mại hai chiều trong 3 tháng đầu năm 2005 đạt 27,5 tỷ USD. Trong năm 2004, ASEAN là bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc, với giá trị hàng hoá trao đổi giữa hai bèn tăng kỷ lục, lên tới 105,8 tỷ USD - tăng 35% so với 2003. So với năm 1999, quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tính đến 2004 đều tăng ở mức ba con số: Việt Nam tăng 281%, Malaysia 258%, Thái Lan 200%, Lào 245%, Camphuchia 100% và cao nhất là Philippine 565% [77; 15-16], Trong khi đó, tiến trình thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN vừa bước vào giai đoạn quan trọng với k ế hoạch giảm thuế cho hơn 7000 mặt hàng kể từ 1-7-2005.

Rõ ràng, do mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc ngày càng trở nên chặt chẽ nên chính sách kinh tế của mỗi bên sẽ có tác động đến bên kia ngày càng mạnh. Qua cuộc khủng hoảng, có thể khẳng định: những chính sách kinh tế của Trung Quốc đã góp phần quan trọng giúp ASEAN nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng. Nhưng mặt khác, nó cũng cho thấy rằng chỉ cần Trung Quốc “thắt lưng buộc bụng” chịu đựng một chút, đã đủ cho ASEAN gặt hái được rất nhiều thành tựu kinh tế. Như vậy rõ ràng, Trung Quốc, với sức mạnh thực và theo nhiều nhà phân tích khu vực thì sức mạnh đó rất khó kiểm soát, đang trở thành một đối thủ khổng lồ mà ASEAN phải cạnh

tranh để thịnh vượng, hay ít nhấl, giúp đà phát triển của nén kinh tố khu vực không bị chững lại. Vì vậy, trước mắt, trong mối quan hệ với Trung Quốc, triển vọng cho ASEAN nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn. Trong đó, có thể nói với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Đại lục, có hai thách thức lớn nhất đang đặt ra đối với các nước ASEAN sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á:

- Thứ nhất, hàng hoá cùng chủng loại của Trung Quốc dang lấn ál. - Thứ hai, nguy cơ nguồn vốn FDI đang có xu hướng đổ dồn về đất

nước 1,3 tỷ dân.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tiềm năng hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN rất lớn do hai bên có thể bổ sung cho nhau về tài nguyên, cổng nghiệp cũng như xuất nhập khẩu. Điều này đúng, nhưng ở một khía cạnh nào đó đã nói lên mong muốn của Chính phủ Trung Quốc: ASEAN sẽ là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đặc biệt là năng lượng, tài nguyên.

Hợp tác với Trung Quốc, các nước ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nguy cơ nghiêm trọng nhất là FDI - một yếu tố quan Irọng hàng đầu giúp các quốc gia ASEAN tăng trưởng - đang suy giảm và có xu hướng tập trung vào Trung Quốc. Với tiềm năng một thị trường hơn 1 tỷ dân, cộng với khả năng xuất khẩu tãng khi Trung Quốc đã là thành viên của WTO, nhiều nhà đầu tư đã rút vốn hay thu hẹp các cơ sở sản xuất ở ASEAN để đầu tư vào Trung Quốc.

Cụ thổ, trong khi vốn đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc tăng mạnh thì năm 2002, Nhạt chỉ đđu tư vào Indonesia 290 triệu USD so với mức năm 1997 là 5,42 tỷ. Cũng năm 2002, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia đã giảm hơn 60% so với 2001.

Lượng đầu tư sụt giảm tại các nước ASEAN có nhiều lý do song chắc chắn nó có mối liên hệ với sự bùng nổ vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc. Nếu so sánh dựa trên nhũng con số cụ thể thì có thể dễ dàng nhận ra: khi đầu tư vào Trung Quốc tăng thì đầu tư vào ASEAN có giảm. Hiện tượng này đã

xuât hiẹn ngay tư nam 1999 va co dâu hiệu manh lên vào nhiều thời điểm của những năm đầu thế kỷ XXI.

Bảng 8: FD I vào T ru n g Quốc và ASEAN từ 1990-2000

(Đơn vị: Tỷ USD)

Năm FDI vào

ASEAN FDI vào T ru n g Quốc FDI vào HongKong 1990 11,7 3.5 1,7 1991 12,5 4,4 0,5 1992 14,3 11,1 2,0 1993 16,0 27,5 3,7 1994 20,4 33,8 4,1 1995 23,7 35,8 6,2 1996 29,6 40,2 10,5 1997 27,6 44,2 11,4 1998 19,5 43,6 14,8 1999 16,2 40,3 24,6 2000 18,3 40,8 64,4 Nguồn: [41; 92] Bảng trên đã cho thấy, ASEAN chỉ dẫn trước Trung Quốc Irong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hai năm 1990, 1991. Từ 1992 trở đi, khoảng cách về con số FDI vào Trung Quốc ngày càng lớn và cách biệt so với lượng FDI ASEAN thu được. Nếu tính cả HongKong thì FDI của Trung Quốc rất lớn. Khi lượng FDI toàn cầu là hữu hạn thì có thể nói khác đi là dòng chảy FDI vào Châu Á đã chuyển từ ASEAN sang Trung Quốc.

Trong giai đoạn các nước đều cần nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển, thì lượng FDI vào Trung Quốc quá lớn đặt ra thách thức không nhỏ cho các nước ASEAN trong vấn để hợp tác, cạnh tranh, nhằm giữ lại nguồn vốn FDI đã vào nước mình không bị rút ra đầu tư vào Trung Quốc (thực tế đã ở mức 10% từ khi Trung Quốc vào WTO) [41; 207] cũng như thu hút lượng FDI đang có xu hướng đổ về Trung Quốc ngày càng nhiều. Trong tương lai, FDI

vào Trung Quôc có the còn lăng hơn nữa. Như vậy, có thể nói, sự hấp dẫn của thị trường Trung Quốc đã đặt ASEAN vào cuộc cạnh tranh sinh tồn.

Khi hợp tác thương mại với Trung Quốc, cùng với sự gia tăng về giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu là mức thâm hụt thương mại của các nước ASEAN. Tùy tình hình từng nước, nhưng đa số các nước Đông Nam Á đều có xu hướng tăng nhập siôu từ Trung Quốc. Điển hình mức tham hụt thương mại là Việt Nam.

Vơi cơ câu hang hoá xuất khâu tương đồng, Trung Quốc cũng là một đối thủ cạnh tranh khổng lồ của hàng hoá ASEAN trên thị trường thế giới. Đặc biệt là các mặt hàng như: giày dép, dệt may, điện tử, linh kiện máy tính... Đã có hiện tượng nhiều nhà phân phối tại Châu Âu, Mỹ cắt hợp đồng nhập khẩu với các công ty ASEAN để chuyển sang cung cấp các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Khả năng phát triển sản xuất, xuất khẩu của một bộ phận nền kinh tế ASEAN vì thế bị ảnh hưởng mạnh.

Bảng 9: M ức tăng giảm thị phần của hàng hoá ASEAN, T rung Quốc ở một sô thị trường lớn (Đ ơn v ị: %) Mỹ EU Nhật Bản Mỹ EU Nhật Bản Trung Quốc ASEAN 1996 17,7 13,1 20,4 < - > 1996 18,9 13,8 12,7 1997 17,9 13,0 17,4 1997 19,7 13,0 11,8 1998 20,7 15,3 16,2 1998 19,7 14,0 10,6 1999 21,5 15,5 16,6 1999 19,6 15,4 10,5 Nguồn: [41; 91]

Như vậy, có thể thấy cùng với sự gia tăng thị phần của hàng Trung Quốc tại các thị trường lớn là sự sụt giảm của thị phần hàng hoá ASEAN. Đơn cử như với thị trường Mỹ, nếu như năm 1996, ASEAN còn chiêm 18,9% lượng hàng nhập khẩu, Trung Quốc mới ở mức 17,7% thì năm 1999, hàng Trung

Quôc đa chiem 21,5%, trong khi ASEAN chỉ chiếm 19,6% (thấp hơn so với năm 1998). Kêt qua nay dù hội tụ của nliicu nguyên nhân nhưng nó cũng cho thấy một khía cạnh: hàng Trung Quốc ngày càng chiếm nhiều thị phần. Trong lúc tiêu dùng là có hạn và người dân ngày càng có xu hướng lựa chọn kỹ khi

mua sắm thì ch ắ c ch ắn nước nào cà n g có n h iều m ặt hàng xuất khẩu chủ lực

trùng lặp với các mặt hàng thê mạnh của Trung Quốc thì sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn và thiệt hại.

Ngoài những yếu tố bất lợi nảy sinh trong quan hệ với Trung Quốc như đã phân tích ở trên, ASEAN còn phải đối mặt với những thách thức nội tại. Các khoản nợ ử các nước Đông Nam Á còn lớn, hệ Ihống ngủn hàng vẫn còn những khoản nợ khó đòi cao. Đa số các nền kinh tế ASEAN có ngành dịch vụ, du lịch chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu đóng góp vào tăng trưởng GDP nhưng nạn khủng bố quốc tế lan rộng, nó là mối đe doạ thực sự cho sự phát triển kinh tế khu vực. Trong lúc xuất khẩu chịu sự cạnh tranh gay gắt thì nhân tố khá quan trọng là tiêu dùng nội địa ở ASEAN mới chỉ mang tính ngắn hạn, rất dỗ bị chấn động bởi các yếu tố chính trị, chính sách kinh tế, đầu tư nước ngoài và khủng bố. Mà một khi tiêu dùng nội địa giảm đi, kinh tế khu vực rất có Ihổ lại lâm vào một thời kỳ trì trệ mới.

Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế ASEAN cần tiếp tục đưa ra những sáng kiến để củng cố hình ảnh ASEAN như một địa chỉ đầu tư hấp dẫn, chống lại xu hướng tập trung FDI vào Trung Quốc và rút các dòng FDI ra khỏi khu vực. Muốn vậy, trước hết, ASEAN cần đoàn kết, tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng với Trung Quốc về các chính sách cạnh tranh trong thu hút FDI của đôi bên. Thứ hai, cùng hợp tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường là yếu tố quan trọng đảm bảo tăng trưởng trong tương lai. Thứ ba, việc thúc đẩy sự hình thành và hoạt động hiệu quả của khu mậu dịch tự do ASEAN và khu vực đầu tư tự do ASEAN (AỈA) chính là vũ khí sắc bcn giúp ASEAN tăng tính cạnh tranh khu vực, ngăn chặn được dòng chảy FDI có xu hướng đổ dồn về Trung Quốc.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN giúp nhà đầu tư khi đã đầu lư vào một nước ở Đông Nam Á sẽ bán được sản phẩm của mình trcn toàn bộ thị trường

700 triệu dân của ASEAN thay vì phải đầu tư vào từng nước như trước. Còn AIA, hiệp định này buộc các thành viên phải loại dần các hàng rào đối với đàu tư, tự do hoá các chính sách và quy định đầu tư, mở cửa các ngành công nghiệp cho FD I... sẽ giúp môi trường đầu tư của ASEAN thống nhất và rộng mở hơn, tiến tới một khu vực mậu dịch tự do. Vì vậy, nếu được thực hiện nghiêm túc, đúng hạn thì các tiến trình trên sẽ có ý nghĩa rất lớn và là đối trọng cơ bản để ASEAN đối phó với nguy cơ suy giảm FDI vào khu vực để tập trung vào Trung Quốc, giữ vững địa vị của ASEAN trong danh mục các địa chỉ đầu tư hấp dẫn của thế giới.

** * * *

Như vậy, với nguồn lực tổng hợp to lớn, mặc dù còn nhiều hồ gai góc, nhưng thế kỷ XXI này rất c ó thể sẽ là thế kỷ của nền kinh tế Trung Quốc và với các nước khác là thế kỷ hợp tác, cạnh tranh với Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác động đến ASEAN và bài học đối với Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)