Địa giới hành chính

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 32)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.2.1.2. Địa giới hành chính

Trƣớc đây Quảng Bình có những tên gọi và địa giới hành chính khác nhau. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi [136] và Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang [80], vùng đất Quảng Bình thời sơ sử thuộc bộ Việt Thƣờng, một trong mƣời lăm bộ của nƣớc Văn Lang - Âu Lạc. Đầu thời Bắc thuộc, Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam. Thời Chiêm Thành, Quảng Bình thuộc các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh. Năm 1075, dƣới thời nhà Lý, cƣơng giới lãnh thổ của Quảng Bình thuộc các châu Bố Chính và Lâm Bình. Năm 1306, dƣới triều Trần Anh Tông, nhà Trần đổi châu Lâm Bình thành phủ Lâm Bình, kiêm cả hai châu Bố Chính và Minh Linh.

Cuối đời Trần, các đơn vị hành chính của Quảng Bình là: lộ Tân Bình gồm huyện Thƣợng Phú, huyện Nha Nghi, huyện Tƣ Kiến. Châu Bố Chính có huyện Bố Chính, huyện Đặng Gia, huyện Tùng Chất [7, tr. 98].

Đầu thế kỉ XV, nhà Hồ lên thay nhà Trần đổi lộ Tân Bình thành trấn Tân Bình. Vào năm Khai Đại thứ I (1403) Hồ Hán Thƣơng đặt là phủ Tân Bình. Đến năm 1558, vùng đất Quảng Bình trở thành chiến địa của cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn. Năm 1604, Thái tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Hoàng đổi phủ Tân Bình thành phủ Quảng Bình. Trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh, từ năm 1630 nhà Nguyễn chỉ có chủ quyền từ nam sông Gianh trở vào. Lúc này phủ Quảng Bình bị thu hẹp lại còn châu Nam Bố Chính và ba huyện Khang Lộc, Lệ Thủy, Minh Linh. Cả phủ có 200 xã, 80 phƣờng, 28 thôn, 11 trang [53, tr.81-82].

Sau khi hình thành xứ “Đàng Trong” và “ Đàng Ngoài”, lấy sông Gianh làm giới tuyến Nam - Bắc, vùng đất Quảng Bình chia đôi. Từ bắc sông Gianh trở ra gọi là Bố Chính ngoại châu hay Bắc Bố Chính (huyện Quảng Trạch và Minh Hóa ngày nay) thuộc vua Lê chúa Trịnh. Từ nam sông Gianh trở vào gọi là Bố Chính nội châu hay Nam Bố Chính (gồm Bố Trạch, huyện Khang Lộc, Lệ Thủy) thuộc chúa Nguyễn. Năm 1786, sau khi giải phóng Thuận Hóa, Nguyễn Huệ tiến ra Bắc tiêu diệt chính quyền nhà Trịnh, xóa bỏ ranh giới sông Gianh và nhập hai châu Nam - Bắc Bố Chính thành châu Thuận Chính. Quảng Bình lúc này bao gồm Nam Bố Chính và Bắc Bố Chính.

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long. Về mặt hành chính, Gia Long đặt vùng đất Quảng Bình là Doanh trực lệ Quảng Bình, gồm có: Phủ Quảng Bình lĩnh hai huyện Phong Lộc, Lệ Thủy và hai châu Bố Chính Nội, Bố Chính Ngoại. Huyện Minh Linh cắt về dinh Quảng Trị.

Năm 1822, vua Minh Mạng đổi châu Bố Chính Nội thành huyện Bố Chính, châu Bố Chính Ngoại thành châu Bố Chính. Đến năm 1827, đổi doanh Quảng Bình thành trấn Quảng Bình, bỏ hai chữ trực lệ, đổi châu Bố Chính thành huyện Bình Chính.

Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn Quảng Bình thành tỉnh Quảng Bình. Lúc này tỉnh Quảng Bình có địa giới từ dãy Hoành Sơn (đèo Ngang) đến huyện Lệ Thủy. Tỉnh Quảng Bình lúc thành lập gồm một phủ Quảng Bình với bốn huyện Phong Lộc, Lệ Thủy, Bố Chính và Bình Chính, sau đó đổi huyện Bình Chính thành

huyện Bố Trạch. Năm 1833 đặt thêm một phủ và hai huyện mới là phủ Quảng Trạch, huyện Phong Đăng và huyện Minh Chính. Đến năm 1936, tỉnh Quảng Bình gồm có 29 tổng và 368 làng xã [103, tr. 105].

Trong những năm 1940, Quảng Bình có hai phủ: phủ Quảng Ninh có hai huyện Phong Lộc và Phong Phú, phủ Quảng Trạch có năm huyện: Bình Chánh, Minh Chánh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa và tỉnh lỵ Đồng Hới.

Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) đến đầu năm 1976, Quảng Bình có sáu huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và tỉnh lỵ Đồng Hới. Tháng 6/1976 Quốc hội và Hội đồng Nhà nƣớc quyết định hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình Trị Thiên. Ở Quảng Bình các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh đƣợc sát nhập thành huyện Lệ Ninh, các huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa sát nhập thành huyện Tuyên Hóa. Ngày 01 tháng 07 năm 1989, tại kì họp thứ V, Quốc hội khóa VIII, tỉnh Bình Trị Thiên tách thành ba tỉnh nhƣ ban đầu: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ranh giới Quảng Bình trở lại nhƣ cũ, từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ.

Ngày 01 tháng 07 năm 1990, Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định số 190 tách huyện Lệ Ninh thành hai huyện: Lệ Thủy và Quảng Ninh; huyện Tuyên Hóa thành hai huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa. Hiện nay tỉnh Quảng Bình có sáu huyện : Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới nằm bên bờ sông Nhật Lệ - trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh [29].

Mặc dù về tên gọi và địa giới hành chính có khác nhau, lúc là một châu, một trấn, lúc là một phủ hoặc một tỉnh…nhƣng trong suốt chiều dài lịch sử, Quảng Bình vẫn là vùng đất thân yêu của Tổ quốc Việt Nam, là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời, đóng góp một phần đáng kể vào quá trình mở mang bờ cõi, dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)