Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 63)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh tỉnh Quảng Bình

Khảo sát địa danh ở Quảng Bình, dựa vào các nguồn tƣ liệu, chúng tôi đã thu thập 7009 địa danh ghi bằng tiếng Việt với 149 thành tố chung, đƣợc thống kê và phân loại ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thống kê cấu tạo thành tố chung của địa danh tỉnh Quảng Bình TT Số lượng âm tiết Số lượng thành tố chung Tỷ lệ%

1 Một âm tiết 113 75,8

2 Hai âm tiết 28 18,8

3 Ba âm tiết 7 4,7

4 Bốn âm tiết 1 0,7

Cộng 149 100

Đặc điểm đầu tiên có thể thấy về mặt cấu tạo của địa danh ở Quảng Bình là sự xuất hiện với tần số cao của những thành tố chung có cấu tạo đơn âm tiết. Trong tổng số 149 thành tố chung chỉ các loại hình đối tƣợng địa lí có 113 thành tố chung có cấu tạo đơn âm tiết, chiếm tỉ lệ 75,8%; ví dụ: làng La Hà (QT), động Phong Nha (BT), đèo Ngang (QT), bến Tiên (QN),… Số lƣợng thành tố chung có cấu tạo đa âm tiết (gồm hai âm tiết trở lên) chiếm số lƣợng ít hơn nhiều. Thành tố chung có cấu tạo 2 âm tiết là 28 trƣờng hợp, chiếm 18,8%; ví dụ: ngã ba Tam Tòa (ĐH), di chỉ

Bàu Tró (ĐH), bến đò Mẹ Suốt (ĐH),... Thành tố chung có cấu tạo 3 âm tiết là 7 trƣờng hợp, chiếm 4,7%; chẳng hạn nhƣ: khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (BT),

khu tưởng niệm Liệt Sỹ Đƣờng 20 Quyết Thắng (BT). Thành tố chung có 4 âm tiết chỉ có 1 trƣờng hợp, chiếm 0,7% (nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc, nghĩa trang liệt sỹ

Quảng Phú...).

Thống kê cho thấy hầu hết các thành tố chung chỉ địa hình tự nhiên ở Quảng Bình đƣợc khảo sát đều có cấu tạo đơn âm tiết, còn những thành tố chung có cấu tạo đa âm tiết chủ yếu tồn tại ở loại hình địa danh cƣ trú-hành chính nhƣ: thành phố, thị trấn, khu phố, khu dân cƣ và những địa danh chỉ công trình xây dựng nhƣ: khu tưởng niệm, bến phà, cầu vượt, khu bảo tồn, khu du lịch, nghĩa trang liệt sỹ,...

Kết quả thống kê và phân loại cụ thể về khả năng kết hợp của các loại thành tố chung xét theo số lƣợng âm tiết với tên riêng để tạo ra phức thể địa danh ở Quảng Bình đƣợc thể hiện cụ thể ở Bảng 2.6.

Theo kết quả thống kê, xét theo số lƣợng thành tố chung, có thể thấy những thành tố chung chỉ có 1 âm tiết có khả năng kết hợp với tên riêng để tạo ra địa danh là rất lớn, với 6344 địa danh, chiếm tỉ lệ 90,51% trên tổng số 7009 địa danh thu thập đƣợc. Thành tố chung có cấu tạo 2 âm tiết kết hợp với tên riêng, tạo ra 455 địa danh, chiếm tỉ lệ 6.49%. Thành tố chung có 3 âm tiết tạo ra 123 địa danh, chiếm tỉ lệ 1,76%, và thấp nhất là trƣờng hợp thành tố chung 4 âm tiết, chỉ có 87 địa danh (nghĩa trang liệt sỹ), chiếm tỉ lệ 1,24% trong tổng số địa danh. Nhƣ vậy, có thể thấy thành tố chung có cấu tạo càng nhiều âm tiết thì khả năng tạo ra địa danh càng ít.

Bảng 2.6. Thống kê tần số xuất hiện của các địa danh tỉnh Quảng Bình đi kèm với các loại thành tố chung

TT Số lượng âm tiết Tỷ lệ

xuất hiện Tỷ lệ % Ví dụ

1 Một âm tiết 6344 90,51 Làng Thuận Bài

Thôn Sa Động

2 Hai âm tiết 455 6,49 Di chỉ Cồn Nền

3 Ba âm tiết 123 1,76 Khu kinh tế Hòn La

4 Bốn âm tiết 87 1.24 Nghĩa trang liệt sỹ

Thị Trấn Ba Đồn

Cộng 7009 100

Xét khả năng cấu tạo của thành tố chung trong địa danh ở Quảng Bình theo thuộc tính đối tƣợng phản ánh, chúng ta có thể thấy:

- Trong tổng số 149 thành tố chung đƣợc thống kê thì có 79 thành tố chung chỉ các đối tƣợng địa lí tự nhiên, chiếm tỉ lệ 53% tổng số thành tố chung, xuất hiện ở 2742 địa danh, chiếm 39,12% tổng số địa danh thu thập đƣợc.

- Loại thành tố chung chỉ các đối tƣợng địa lí không phải tự nhiên là 70 thành tố, chiếm 47%. Trong đó có 33 thành tố chung thuộc các địa danh cƣ trú hành chính, chiếm 22,1%, thể hiện ở 2985 địa danh, chiếm 42,59%. Thành tố chung chỉ

các công trình xây dựng là 37, chiếm 24,8%, kết hợp với thành tố riêng tạo ra 1282 địa danh, chiếm 18,29% tổng số địa danh.

Trong tổng số 149 thành tố chung ở địa danh Quảng Bình có 126 thành tố chung mang yếu tố toàn dân, xuất hiện nhiều trong địa danh của các địa phƣơng khác, chiếm tỷ lệ 84,6%, lớn hơn nhiều so với 23 thành tố chung còn lại mang bản sắc riêng của tiếng địa phƣơng Quảng Bình, chiếm 15,4%. Đây là hiện tƣợng phổ biến của địa danh ở nhiều vùng. Lớp thành tố chung có dấu ấn riêng ở mỗi vùng phƣơng ngữ tuy số lƣợng không nhiều nhƣng nó chính là đối tƣợng đáng quan tâm, vì nó sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về địa bàn mà chúng ta khảo sát, nhƣ điều kiện tự nhiên, cấu tạo địa hình, ngôn ngữ ... Những thành tố chung đó, cùng với những tên riêng có tính chất đặc trƣng sẽ góp phần giúp ngƣời nghiên cứu khám phá đƣợc những vấn đề mới về văn hóa, ngôn ngữ, hoạt động của con ngƣời ở mỗi vùng miền khác nhau. Những thành tố chung nhƣ: bỉ, trằm, roọng, lùm, sác, hung, phe, trôổng, đôộng, đuồi,… trong địa danh tỉnh Quảng Bình có đặc điểm riêng, nếu không phải ngƣời địa phƣơng thì khó lòng nắm bắt đƣợc ý nghĩa của các tên gọi có loại thành tố chung này.

Tóm lại, về mặt cấu tạo, khảo sát thực tế cho thấy các thành tố chung ở địa danh tỉnh Quảng Bình vừa mang những đặc điểm của thành tố chung trong địa danh các vùng miền khác, vừa mang những nét đặc trƣng riêng. Việc nhận thức nhóm thành tố có tính chất chung là điều khá đơn giản. Còn đối với các đối tƣợng có tính chất riêng gắn với Quảng Bình phải đƣợc lý giải không thể không tính đến những kinh nghiệm, nhận thức của ngƣời địa phƣơng thì mới đầy đủ, chính xác.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)