Về chức năng của địa danh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 27)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.1.3. Về chức năng của địa danh

Là tên riêng chỉ các đối tƣợng địa lý, địa danh có ba chức năng cơ bản:

Cũng nhƣ mọi danh từ, danh ngữ khác, địa danh (danh từ riêng) có chức năng cơ bản là định danh sự vật. Song vì đặc thù của địa danh là tên riêng đặc biệt cho nên nó có chức năng mà danh từ chung không có, đó là chức năng cá thể hóa đối tƣợng. Chức năng này làm cho địa danh trở thành tƣợng đài ngôn ngữ ghi dấu ấn văn hóa lịch sử riêng biệt. Mọi hoạt động và sự liên hệ trong xã hội sẽ thuận lợi hơn nhờ có tên gọi của các địa danh.

- Chức năng phản ánh hiện thực

Mỗi địa danh đƣợc khai sinh trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, lƣu lại dấu ấn lịch sử văn hóa. Do đó mỗi địa danh là một “bộ từ điển sống” về một vùng đất, phản ánh sinh động nhiều mặt về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội xung quanh bằng những từ ngữ. Ngữ nghĩa của từ phần nào phản ánh những thông số lịch sử, văn hóa của địa danh. Ví dụ: đèo Ngang là nơi chỉ dãy núi Trƣờng Sơn cắt ngang, ăn thông ra biển. Địa danh làng Thổ Ngọa, làng Thọ Đơn (QT) gắn liền với nghề nón lá. Làng An Xá, Lộc An của huyện Lệ Thủy phản ánh mong muốn sự bình yên, an cƣ lạc nghiệp của ngƣời dân. Có những địa danh phản ánh quá trình biến đổi của một vùng đất nhƣ làng Lý Hòa ngày nay nguyên là làng Cô, đổi thành

Thuận Cô, sau chia làm hai: Thuận Cô Nam, Thuận Cô Bắc, về sau đổi thành Hòa.

- Chức năng bảo tồn

Địa danh có chức năng bảo tồn bởi nhiều biến cố lịch sử, văn hóa đƣợc lƣu giữ trong địa danh. Ở Quảng Bình có hàng trăm địa danh tồn tại bất biến qua năm tháng, kể cả khi lớp cƣ dân cũ với ngôn ngữ riêng của họ đã di chuyển đi nơi khác. Mỗi địa danh, xét từ góc độ từ nguyên, đều chứa đựng những ý nghĩa lịch sử, văn hóa về thời điểm nó ra đời, gắn bó với vùng đất, tình ngƣời. Vì thế, địa danh lƣu giữ dấu ấn lâu bền trong tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân địa phƣơng, nghĩa là có tính bảo lƣu, bảo tồn mạnh mẽ. Có biết bao địa danh ở Quảng Bình nhƣ: Trung Thuần là dấu tích nơi chúa Trịnh đóng quân, chỉ huy trận tuyến sông Gianh trong thời gian phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sông Nhật Lệ, dòng sông diễm lệ, là địa danh ghi lại chiến tích hơn 300 năm chiến tranh thời Lý, Trần với quân Chiêm Thành và sau đó

là giai đoạn Trịnh - Nguyễn với những sự tích bi hùng suốt chiều dài lịch sử mở mang bờ cõi của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)