0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH NCS. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG (Trang 40 -40 )

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ

Ngôn ngữ ngƣời Việt ở Quảng Bình là một biến thể của tiếng Việt, đƣợc các nhà Việt ngữ học xem là một tiếng địa phƣơng trong vùng phƣơng ngữ Trung bao gồm các tiếng địa phƣơng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế v.v. Phương ngữ, xét về mặt địa lý, là biến thể địa phƣơng của một ngôn ngữ có địa bàn phân bố trên một phạm vi rộng gồm một hoặc nhiều tỉnh [118, tr.1397].

Bên cạnh sự thống nhất là chủ yếu so với tiếng Việt phổ thông, ngôn ngữ ngƣời Việt ở Quảng Bình vẫn có những sự khác biệt. Để thấy đƣợc những sự khác biệt này nhƣ một bản sắc riêng của tiếng địa phƣơng Quảng Bình (TQB), cần thiết phải miêu tả những nét riêng về mặt ngữ âm (phụ âm đầu, phần vần thanh điệu), từ vựngcủa TQB so với tiếng Việt phổ thông (TPT).

1.2.3.1. Cấu trúc âm tiết tiếng địa phương Quảng Bình

Cũng giống nhƣ âm tiết TPT, âm tiết TQB gồm có: thanh điệu, âm đầu, phần vần. Trong đó, phần vần bao gồm âm đệm, âm chính, âm cuối. Các thành tố của âm tiết đƣợc sắp xếp theo thứ bậc. Có thể hình dung cấu tạo âm tiết TQB nhƣ Sơ đồ 1.2.

Sơ đồ 1.2. Cấu tạo âm tiết tiếng địa phương Quảng Bình

Bậc I: Âm tiết

Thanh điệu Âm đầu Phần vần

Bậc II: Âm đệm Âm chính Âm cuối

1.2.3.2. Âm đầu

a. Số lượng

Trên cơ sở tổng kết tƣ liệu của những nghiên cứu trƣớc đây, kết hợp với tƣ liệu chúng tôi điều tra thêm một số điểm ở các huyện Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá, Bố Trạch, có thể xác định hệ thống phụ âm đầu tiếng địa phƣơng Quảng Bình gồm có 21 phụ âm (Xem bảng 1.1).

Bảng 1.1. Hệ thống phụ âm đầu trong tiếng địa phương Quảng Bình Vị trí Môi Đầu lưỡi Mặt

lưỡi Gốc lưỡi Thanh hầu Phương thức Bẹt Quặt Tắc Ồn Bật hơi ph th kh Không bật hơi Vô thanh t ʈ c k ʔ Hữu thanh b d Vang m n ŋ Xát Ồn Vô thanh s ş h Hữu thanh v ʐ, j ɣ Vang l

Điều đặc biệt đáng lƣu tâm là phụ âm [ɲ] của TPT không hiện thực hóa trong tiếng địa phƣơng Quảng Bình. Phụ âm này, theo chúng tôi, có lẽ nhập với phụ âm xát, hữu thanh, mặt lƣỡi [j].

Ví dụ: [ja] nhà [jɔ] nhỏ

b. Phẩm chất ngữ âm

Các phụ âm đầu trên, ngoài cách phát âm giống tiếng Việt phổ thông (chính xác hơn là tiếng Việt văn học) còn có những biến thể rất mang tính “địa phƣơng” ở Quảng Bình. Do vậy, trong phần này, chúng tôi miêu tả một số phụ âm có tính cá biệt nhƣ /ɣ, ʈ, b, d, ph, kh, c/ và một số phụ âm đƣợc giới nghiên cứu xem là “phụ âm ngạc hoá”.

Theo Võ Xuân Trang [137]: “Phần lớn phụ âm đầu có trong tiếng phổ thông đều có trong các thổ ngữ Bình Trị Thiên, nhƣng các thổ ngữ Bình Trị Thiên lại có một số phụ âm đầu không tìm thấy trong tiếng phổ thông cũng nhƣ các phƣơng ngữ khác”. Đối với TQB, chúng tôi chủ yếu đề cập đến các phụ âm và các biến thể ngữ âm không có trong TPT, bởi vì các phụ âm có trong TPT đã đƣợc các nhà nghiên cứu miêu tả chi tiết trong các công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt.

Võ Xuân Trang cũng cho rằng một số phụ âm chỉ có ở vùng Bình Trị Thiên, mà không có trong TPT. Những phụ âm có trong TPT nhƣ: /ʈ, ş, ʐ,, m, b, f, v, t, ŋ, d, n, s, l, th, k, c, x, ɣ, h/, và những phụ âm không có trong TPT nhƣ: /j, ʈl, b’, d’, c’, k’, p/. Theo cách nhìn nhận này, phƣơng ngữ Bình Trị Thiên (gồm cả TQB) sẽ có 26 phụ âm đầu âm tiết. Khảo sát tƣ liệu thu thập đƣợc ở một số vùng Quảng Bình, chúng tôi thấy rằng:

- Về phụ âm [c’/c]: Chúng tôi chỉ thấy có một vài từ nhƣ: [cjăm] (chăm chỉ) ở Lệ Thuỷ; [cjan] (con gián) ở Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ, Quảng Trạch; [cj

on] (giòn), [cjɤŋ] (giƣờng) ở một số huyện nghe có hiện tƣợng [cj] mà thôi. Có lẽ đó là dấu vết còn lại của các phụ âm hữu thanh cổ xƣa liên quan đến phụ âm tiền thanh hầu hoá [j] ở các ngôn ngữ VM cổ? Còn lại những ví dụ có phụ âm [c’/c] mà các tác giả đƣa ra đều không thấy có hiện tƣợng này. Có lẽ chỉ nên coi [c’/cj] là những biến thể xã

hội học lứa tuổi lớp ngƣời già hiện còn đƣợc bảo lƣu trong TQB, chứ không thể coi là những âm vị riêng biệt bên cạnh [c].

- Về phụ âm ngạc hoá [bj /b’]: Hàng loạt những ví dụ của các tác giả đƣợc chúng tôi kiểm nghiệm trên thực tế. Tình hình nhƣ sau:

(may) đƣợc phát âm là [ba], không phải là [bja/b’a]

vai đƣợc phát âm là [baj], không phải là [bjaj / b’aj ]

vót (tre) đƣợc phát âm là [bɔt], không phải là [bjɔt/b’ɔt]

vui vẻ đƣợc phát âm là [buj bɛ], không phải là [bjuj bɛ/ b’uj bɛ]

- Hiện tượng phụ âm [dj/d’] đƣợc xác minh khá kỹ và cho kết quả sau:

Trong đa số trƣờng hợp, đây là phụ âm [d]. Phụ âm này có tƣơng ứng với [z] ở TPT. Tuy nhiên ở xã Quảng Thuỷ (QT) và xã Đại Trạch (BT) có phụ âm [d ] trong một số từ, và có tƣơng ứng với các từ có phụ âm đầu [d] của vùng khác và [z] của TPT. Chẳng hạn ở Quảng Thuỷ và Đại Trạch có những từ nhƣ:

[d ] dƣa [d ew] diều (hâu) [d aj] dài [d j] (con) dơi

Ở Đại Trạch, ở một số từ, phụ âm [d] có biến thể địa phƣơng đặc biệt [nd ], và có khi nghe nhƣ [nd r]:

[nd aw/ nd r

aw] dao [nd ɛp / nd rɛp] dép [nd ăj / nd răj] dạy [nd ăj / nd răj] dày

Đây chính là các yếu tố có liên quan đến các phụ âm tiền mũi [*mb, *nd] mà GS Nguyễn Tài Cẩn [18] đã từng nhắc đến trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Hiện tƣợng ngữ âm này sẽ là rất thú vị đối với việc nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt, đặc biệt trong việc tái lập hệ thống phụ âm đầu ngôn ngữ Tiền Việt Mƣờng (proto Viet-Muong) cũng nhƣ sự cách tân của chúng đến các ngôn ngữ Việt Mƣờng hiện nay.

Trong báo cáo Vài đặc điểm âm đầu và thanh điệu các thổ ngữ An Lộc, Thịnh Lộc với nghiên cứu lịch sử tiếng Việt tại Hội thảo Ngữ học trẻ năm 2005, Đoàn Văn Phúc [101] cho biết ở các thổ ngữ An Lộc và Thịnh Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), ở huyện Quảng Trạch (QB) và một số xã thuộc QB, Vĩnh Linh (Quảng

Trị) có phụ âm [d /d r] tƣơng tự, nhƣng không có hiện tƣợng tiền mũi nhƣ ở xã Đại Trạch. Nhƣ vậy, có lẽ âm [d ] mà một số ngƣời ghi là [dj

/d] tƣơng ứng với [d] và [z] trong TPT. Phải chăng quá trình biến đổi từ các phụ âm tắc > xát ở một số thổ ngữ vùng BTB chƣa hoàn thành nên trong hệ thống âm đầu còn có phụ âm [d /nd / nd r] tồn tại song song với phụ âm [d]. Tuy nhiên, phụ âm [d / d r] này không phải là tiêu biểu, đại diện cho hệ thống âm đầu TQB trên bình diện đồng đại, bởi lẽ [d] phổ biến hơn chứ không phải là [d / d r] nhƣ đã thấy ở một vài xã của huyện Bố Trạch.

- Phụ âm đầu [p] ở Pháp Kệ (QT) là hiện tƣợng cá biệt ở một vài thổ ngữ chứ không phải có tính phổ biến. Có thể thổ ngữ này chƣa hoàn thành quá trình hữu thanh hoá các phụ âm vô thanh cổ [*p] của tiếng TVM trên con đƣờng biến đổi chung của tiếng Việt: v < bj

< b < *p, hoặc b < *p. Bởi vậy, không nên coi [p] là âm vị /p/ tiêu biểu đại diện cho đặc điểm ngữ âm TQB trên bình diện đồng đại.

- [ph] là phụ âm tắc, bật hơi, vô thanh. Khi phát âm hai môi khép kín làm cho luồng hơi từ phổi đi ra bị dồn lại ở khoang miệng tạo ra áp suất lớn làm hai môi bật ra gây nên một tiếng nổ mạnh. Đây là phụ âm có cách phát âm cổ lƣu lại trong TQB.

Ví dụ: [phăt] (ăn) vặt [phɔŋ] bỏng

- [kh] là phụ âm tắc, gốc lƣỡi, vô thanh, bật hơi. Khi phát âm phụ âm này, gốc lƣỡi nâng lên áp sát vào ngạc mềm, luồng hơi đi ra bật mạnh gây nên một tiếng nổ mạnh để tạo thành phụ âm bật hơi. Đây cũng là một phụ âm còn bảo lƣu cách phát âm cổ.

Ví dụ: [khun] khôn [khɔt] gọt

- Về các phụ âm xát [x, f] mà tác giả Võ Xuân Trang đƣa ra, ở Quảng Bình, cũng nhƣ nhiều thổ ngữ khác ở Nghệ Tĩnh, quá trình xát hoá các phụ âm tắc chƣa hoàn thành nên vẫn còn tồn tại song song các cặp biến thể tự do: các phụ âm tắc, vô thanh, bật hơi [ph] và [kh] với các phụ âm xát, vô thanh tƣơng ứng [x] và [f]. Ngay ở lớp ngƣời trẻ, cách phát âm [ph

, kh] vẫn phổ biến hơn [f, x], và ngƣời nói có thể phát âm luân phiên tự do [ph, kh, ~f, x]. Giữa các phụ âm này, chúng tôi không tìm thấy

có đối lập âm vị học. Vì vậy, chỉ nên coi [f, x] là những biến thể xã hội về lứa tuổi và biến thể tự do của /ph

, kh/ chứ không thể là những âm vị riêng biệt.

- /ʈ/ ngoài cách phát âm giống TPT [ʈ], nó còn đƣợc phát âm thành [ʈl] và có khi cả [tl]. Đây là một tổ hợp phụ âm. Cách cấu âm bao gồm một yếu tố tắc vô thanh, đầu lƣỡi quặt [ʈl] với một yếu tố bên-vang [l]. Đặc điểm của cách cấu âm này là trƣớc khi thể hiện yếu tố bên -vang [l], đầu lƣỡi quặt cản trở luồng hơi gây nên tiếng tắc. Âm này tƣơng ứng với âm [ʈ] trong TPT.

Ví dụ: /ʈ j/ [ʈl j / tl j] trời / ʈu/ [ʈlu/tlu] trâu

Trong công trình của mình, Võ Xuân Trang còn cho rằng ở TQB có tổ hợp phụ âm [ʈl]. Về mặt lý thuyết, có thể cho rằng phụ âm ʈ < * ʈl hoặc ʈ < * ʈl, *bl, *ml, *kl. Theo tƣ liệu của Hoàng Thị Châu [25], ở một số vùng Bình Trị Thiên có [tl] chứ không phải là tổ hợp [ʈl] nhƣ cách nghe ghi của Võ Xuân Trang. Tƣ liệu của chúng tôi ở xã Quảng Thuỷ và xã Đại Trạch cho thấy, tổ hợp phụ âm mà ông coi là [ʈl] đƣợc xác nhận là đúng hơn và có thực. Ví dụ:

/ʈăŋ/ [ʈlăŋ/ tlăŋ] trăng /ʈ j/ [ʈl j/tl j] trời /ʈen/ [ʈlen/tlen] trên /ʈɛ/ [ʈlɛ/tlɛ] tre

Và quả thực ở các thổ ngữ Quảng Thuỷ và Đại Trạch đang có quá trình chuyển biến từ ʈl > ʈ. Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời nói có thể sử dụng [ʈl] ~ [ʈ] mà không ảnh hƣởng gì đến giao tiếp. Nhƣ vậy, chỉ có thể chọn một trong hai biến thể [ʈl] hoặc [ʈ]. Trong trƣờng hợp này, trên bình diện đồng đại, ta nên coi [ʈ] là tiêu thể đại diện chứ không nên coi [ʈl] là đặc điểm chung, phổ biến của tiếng địa phƣơng QB. Đây là biến thể lứa tuổi bảo lƣu cách phát âm cổ. Cách phát âm [ʈl/tl] thể hiện khá rõ ở lớp ngƣời già ở một số ít thổ ngữ và đang có xu hƣớng rơi rụng dần.

- Về hiện tượng [k > kj

], chúng tôi khảo sát ở một số địa phƣơng và thấy có nhiều trƣờng hợp nhƣng không thấy rõ rệt có hiện tƣợng ngạc hoá đối với [k]. Tuy nhiên, theo Hoàng Thị Châu, vùng phân bố [cj] rộng hơn [kj]. Nếu không có âm [kj

] thì [cj] thay thế. Đó là những phụ âm cổ của thế kỷ XV còn lƣu lại.

- Riêng phụ âm /ɣ/ ở Đại Trạch có biến thể là một phụ âm tiền mũi [ŋɣ], thậm chí là [ŋɡj] trong khá nhiều từ, kiểu nhƣ:

/ɣa/ [ŋɣa/ŋɡa/ŋɡj

a] gả/gã

/ɣaj/ [ŋɣaj/ŋɡaj/ŋɡj

aj] gai

Cùng với những biến thể [nd / nd r] của phụ âm /d/, hiện tƣợng phụ âm /ɣ/ có biến thể phụ âm tiền mũi [ŋɣ], [ŋɡj] sẽ là những cứ liệu hết sức quí giá đối với việc nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt.

1.2.3.3. Phần vần

Phần vần là yếu tố đoạn tính của âm tiết, vần bao gồm trong đó các đơn vị: âm đệm, âm chính và âm cuối. Trong TQB, giống nhƣ phụ âm đầu, phần vần cũng có các loại vần không có trong TPT, nó có những điểm đặc thù riêng mà các địa phƣơng khác không có. Chẳng hạn nhƣ sau:

- /i, e, ε / là nguyên âm dòng trƣớc, mở hơn, có trƣờng độ dài hơn: /lin din/ linh đình /ʔεŋ/ anh /beŋ/ bênh (vực)

- Ở một số trƣờng hợp, ngƣời Quảng Bình phát âm nguyên âm /i/ > [ɨ] - một nguyên âm ngắn hơi lùi về giữa trong các từ nhƣ:

/cin1/ > [cɨn] chân (tay) /dit1/ > [dɨt] đứt (tay)

- Nguyên âm /u/: Ngoài cách phát âm nhƣ TPT, ngƣời Quảng Bình phát âm /u/ > [ǔ] - một nguyên âm ngắn và mở hơn khi chúng đi sau âm cuối mạc:

/vuŋ/ > [vǔŋ] (ăn) vụng

- Nguyên âm /o/ phát âm có trƣờng độ dài hơn trong các từ nhƣ: /hoŋ/ > [ho:ŋ] hông /khoŋ/> [kho:ŋ] không

- Nguyên âm /ɔ/: Ngoài cách phát âm thông thƣờng, có cách phát âm với trƣờng độ dài hơn:

/bɔŋ/> [bɔ:ŋ] bong gân /khɔk/> [khɔ:k] khóc /mɔk /> [mɔ:k] mọc

Nhƣ vậy các nguyên âm [e, ε, o, ɔ ] sẽ có trƣờng độ dài hơn khi chúng đứng trƣớc các âm cuối mạc [-ŋ, -k]. Theo Hoàng Thị Châu [24], những vần [-ê:ng -ê:k] (-ênh - êch), [-e:ng -e:k] (-anh, -ach), [-o:ng -o:k] (-ông, -ôc), [-o:ng -o:k], (ong, oc) tƣơng ứng với những vần trong phƣơng ngữ Bắc: -ênh -êch, -enh -ech, -ôngm -ôkp, - ongm -ok. Cách phát âm cổ này tiêu biểu cho phƣơng ngữ Trung. Ở vùng Bắc Bình

Trị Thiên (giữa hai con sông Bến Hải và sông Gianh) vẫn giữ [-ng, -k] sau nguyên âm ngắn [-ing -ik], [-ênh, -êk], [-eng -ek] [24, tr.174].Dƣới đây là thống kê sự khác biệt các tƣơng ứng về vần của TQB so với TPT:

- a-ưa: ngá/ngứa (miệng); ai-ƣơi: lái/lƣới (bắt cá); an-ƣơn: mạn/mƣợn; au- âu: làu bàu/lầu bầu; ăm-âm/gặm/gậm (xƣơng); ây-ai: đấy/đái (dầm)

- en-e: mèn/(rui) mè; eng-anh: keng/canh(thức ăn), eng/anh (em); éc-ách: séc/(nói) thách, éc/(cái) ách; êng-ênh: bêng/bênh (vực); ếc-ếch: nghếc/(ngốc) nghếch

- i-ây: chí/(con) chấy; i-ay: mi/mày (tao); in-ân: chin/chân (ngƣời), ghin/gần (xa); in-i: bín/(quả) bí; ing-iêng: mình/miềng (ta); it-ât: nhít/nhất (nhì), bít/bứt (cỏ);

iu-ưu: biu/bƣu (điện); iêu-ươu: riệu/rƣợu; iên-ê: kiên/kê (cây), kiên/ghê (răng - o-ua: ló/lúa; oi-uôi: mói/muối (ăn); ot-uốt: nót/nuốt (vào miệng); oong- uông: roọng/ruộng (lúa); oong-ong: troong/(nƣớc) trong; ooc-oc: bóoc/bóc (vỏ);

ôông-ông: khôông/không; ôôc-ôc: ôốc/(con) ốc; ơc-âc: bớc/(gió) bấc; ơi-ai: mơi/(ngày) mai; ơng-ưng: hớng/hứng (nƣớc); ơng/ương: chờng/(cái) giƣờng; ơt- ươt: trợt/trƣợt (chân); ơt-at: lợt/nhạt (màu)

- u-âu: nu/(củ) nâu, su/sâu (cạn); ui-ôi: tui/tôi; un-ôn: hun/hôn (nhau); un- uân: kùn/quần; ung-ông: phùng/phồng (má); ut-uât: xút/(sản) xuất; ư-ơ: mự/(cậu) mợ; ươi-ưi: chƣởi/chửi (rủa).

1.2.3.4. Phần cuối âm tiết

Phần cuối âm tiết TQB giống mô hình phần cuối âm tiết của TPT. Tuy nhiên mỗi thành tố cụ thể của nó lại có những khác biệt nhất định. Ở TPT, 2 phụ âm cuối /-ŋ, -k/ có 2 biến thể là /-ɲ, -c/. Ở Quảng Bình, các biến thể ấy chuyển thành [-n, -t]. TQB có 6 phụ âm cuối /-m, -p, -n, -t, -ŋ, -k/ và 2 bán nguyên âm /-w, -j/. Các âm cuối đƣợc phân bố đều đặn sau các nguyên âm, trừ một số trƣờng hợp sau:

- Các âm môi /-p, -m/ không xuất hiện sau nguyên âm / /.

- Bán nguyên âm /-w/ không xuất hiện sau các nguyên âm dòng sau. - Bán nguyên âm /-j/ không xuất hiện sau các nguyên âm dòng trƣớc.

Điều khác biệt so với TPT là các âm mạc /-k, -ŋ/ xuất hiện sau nguyên âm / / trong các từ nhƣ:

/c ŋ/ [cj ŋ] giƣờng /m ŋ/ [m ŋ] mừng /c k/ [cj k] giấc (ngủ)

1.2.3.5. Thanh điệu

Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng địa phƣơng Quảng Bình có 5 thanh điệu:

ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi. Khác với TPT, trong TQB không có thanh ngã. Phần lớn thanh ngã nhập vào thanh hỏi, có nơi nó nhập với thanh huyền và thanh nặng [24], [137]. Ở một số trƣờng hợp, thanh hỏi và thanh ngã lại nhập với các thanh khác tạo nên tình trạng chỉ có 4 thanh điệu ở các xã Hƣơng Hóa, Thanh Hóa (TH) và xã Hạ Trạch (BT) [38]. Phẩm chất ngữ âm của các thanh nhƣ sau:

- Thanh ngang: là thanh xuất phát từ cao độ hơi cao, có âm điệu hơi đi lên với độ dốc không lớn, ký hiệu là thanh 1. Ở một số thổ ngữ (nhƣ ở Lý Hòa, Diêm Điền) có sự phát âm lẫn lộn giữa thanh ngang và thanh huyền.

Ví dụ: /ka1/ gà /kεŋ1/ canh (ăn)

- Thanh huyền: Là thanh xuất phát từ cao độ trung bình thấp, tạo thành một đƣờng dốc thoai thoải đi xuống, ký hiệu là thanh 2. Ví dụ:

Tƣơng ứng thanh huyền - thanh ngang: /ʈun2/ trùn - giun

Tƣơng ứng thanh huyền - thanh nặng: /lăŋ2/ lằng - (con) nhặng

- Thanh hỏi: Thanh này xuất phát từ âm vực hơi thấp, ký hiệu âm vị học là thanh 3. Trong TQB, thanh hỏi và thanh ngã (trong TPT) đã bị nhập làm một. Thanh hỏi ở Quảng Bình đôi khi nghe có hiện tƣợng tắc thanh hầu ở cuối.

Ví dụ: /ma3/ mồ, mả /ta3/ tả, tã /ɣa3/ gã

- Thanh sắc: Là thanh xuất phát từ âm vực trung bình thấp, hơi đi ngang dần lên rồi kết thúc ở cao độ hơi cao, ký hiệu là thanh 4.

Ví dụ: /ma4/ má, mạ /lɔm4/ (nghe) lóm, lỏm

- Thanh nặng: Xuất phát từ cao độ trung bình thấp (thấp hơn thanh hỏi), đƣờng nét đi xuống dần, về cuối có hiện tƣợng tắc thanh hầu, ký hiệu thanh 5. Ví dụ: /ta5/ tạ /dan5/ dạn

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH NCS. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG (Trang 40 -40 )

×