Tên riêngđịa danh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 75)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.3.Tên riêngđịa danh

Trong phức thể địa danh, tên riêng là bộ phận đứng thứ hai sau thành tố chung. Về thực chất, bộ phận này là địa danh, là tên gọi riêng của từng đối tƣợng cụ thể, phân biệt đối tƣợng này với đối tƣợng khác trong cùng một loại hình và giữa các loại hình địa danh với nhau. Nhƣ vậy, tên riêng trong địa danh là những danh từ hoặc những cụm từ (chủ yếu là cụm danh từ) dùng để định danh cho từng đối tượng địa lý được tách ra từ các loại hình.

Vị trí tên riêng trong phức thể địa danh là rất ổn định, bao giờ cũng đứng sau thành tố chung làm nhiệm vụ hạn định cho thành tố này. Đây là đặc điểm do loại hình ngôn ngữ đơn lập tiếng Việt mang lại cho địa danh Việt Nam nói chung và địa danh tỉnh Quảng Bình nói riêng. Phƣơng thức trật tự từ của tiếng Việt luôn mang lại những thông tin về nghĩa, thể hiện trong địa danh khá rõ nét với sự kết hợp thành tố chung đứng trƣớc và tên riêng đứng sau. Với tƣ cách là một bộ phận của từ vựng, địa danh ở Quảng Bình vừa thể hiện đƣợc những đặc thù của tiếng địa phƣơng Quảng Bình, vừa mang những đặc điểm của cấu tạo từ tiếng Việt với đầy đủ các kiểu quan hệ trong nội bộ cấu tạo từ nhƣ: cấu tạo đơn, cấu tạo phức, trong cấu tạo phức có: quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập, quan hệ chủ vị.

2.2.3.1. Về số lượng các âm tiết trong tên riêng

Trong tổng số 7009 địa danh thu thập đƣợc ở Quảng Bình, số lƣợng các âm tiết trong tên riêng là khác nhau, tên riêng dài nhất có 7 âm tiết. Dƣới đây là bảng thống kê tên riêng địa danh theo số lƣợng các âm tiết:

Bảng 2.8. Kết quả thống kê tên riêng địa danh theo số lượng âm tiết

TT Số lượng âm tiết

Loại hình địa danh

Tổng cộng Tỷ lệ % Địa danh địa hình

Địa danh cư trú hành

chính

Địa danh công trình

1 Một âm tiết 1143 584 278 2005 28,60

2 Hai âm tiết 1506 2087 764 4357 62,08

3 Ba âm tiết 81 276 116 473 6,75

4 Bốn âm tiết 12 34 53 99 1,41

5 Năm âm tiết 0 3 46 49 0,72

6 Sáu âm tiết 0 1 24 25 0,42

7 Bảy âm tiết 0 0 1 1 0,02

Cộng 2742 2985 1282 7009 100

Từ kết quả thống kê có thể thấy, tên riêng địa danh ở Quảng Bình phổ biến nhất là loại 2 hai âm tiết gồm 4357 địa danh, chiếm 62,08%; tiếp đến là loại 1 âm tiết gồm 2005 địa danh, chiếm 28,60%; loại tên riêng có cấu tạo 3 âm tiết là 473 trƣờng hợp, chiếm 6,75%; loại 4 âm tiết là 99 trƣờng hợp (1,41%); loại 5 âm tiết là 49 trƣờng hợp (0,72%); loại 6 âm tiết là 25 trƣờng hợp (0,42%); loại 7 âm tiết chỉ có 1 trƣờng hợp.

Sự phân bố số lƣợng các âm tiết trong tên riêng ở từng loại hình địa danh khác nhau. Tên riêng trong phức thể địa danh chỉ các đối tƣợng địa lý tự nhiên đƣợc cấu tạo từ 1 hoặc 2 âm tiết không có tên riêng nào có cấu tạo từ 5 âm tiết trở lên, loại có 3, 4 âm tiết cũng rất ít. Loại tên riêng có từ 5 âm tiết trở lên chủ yếu thuộc loại hình địa danh công trình xây dựng, đa số gắn với các địa danh liên quan đến đời sống văn hóa tinh thần. Một đặc điểm chung là dù ở nhóm loại hình địa danh nào thì loại tên riêng có cấu tạo 2 âm tiết cũng chiếm tỷ lệ cao, thể hiện xu thế “song tiết hoá” trong quá trình phát triển của tiếng Việt.

2.2.3.2. Các kiểu cấu tạo tên riêng

Tên riêng trong địa danh tỉnh Quảng Bình có hai kiểu cấu tạo: cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Căn cứ vào số lƣợng các loại hình địa danh thu thập đƣợc, có thể lập bảng thông kê địa danh theo kiểu cấu tạo nhƣ sau:

a. Tên riêng có cấu tạo đơn

Kiểu cấu tạo đơn trong tên riêng là kiểu cấu tạo chỉ có một âm tiết. Trong tổng số địa danh ở Quảng Bình, có 2005 trƣờng hợp tên riêng có cấu tạo đơn, chiếm 28,60%, đƣợc phân bố khác nhau theo loại hình nhƣ kết quả thống kê ở Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Kết quả thống kê tên riêng trong địa danh theo kiểu cấu tạo Loại hình địa

danh

Số lượng địa danh theo kiểu cấu tạo Cộng Cấu tạo đơn Cấu tạo phức SL TL % CP ĐL C - V Địa danh tự nhiên 1143 1389 171 39 2742 39,12 Địa danh cƣ trú hành chính 584 1586 792 23 2985 42,59

Địa danh công

trình xây dựng 278 726 266 12 1282 18,29 Tổng cộng SL 2005 3701 1229 74 7009 100% TL % 28,60 52,80 17,54 1,06

Trong kiểu cấu tạo đơn, mỗi tên riêng đƣợc thể hiện bằng một âm tiết, đồng thời là một từ đơn. Các từ đơn này thuộc về các lớp từ loại khác nhau nhƣng phổ biến nhất là danh từ. Các trƣờng hợp từ loại khác khi tham gia vào chức năng định danh thì cũng đã đƣợc “danh hóa” trong các địa danh. Cụ thể, các tên riêng có cấu tạo đơn theo từ loại: danh từ là 1598 trƣờng hợp, chiếm 79,7% trên tổng số tên riêng có cấu tạo đơn; tính từ là 152 trƣờng hợp, chiếm 7,58%; động từ là 192 trƣờng hợp, chiếm 9,58%; số từ là 63 trƣờng hợp, chiếm 3,14%. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Danh từ: xóm Chùa (QN), xóm Đình (BT), đồng Bàu (QN), đồng Gò (QN),

đồng Bến, đồng Cát (ĐH), cồn Sim, cồn Mía (LT), cồn Kho (QN)... - Tính từ: cầu Ngắn, cầu Dài (ĐH)

- Động từ: bến Trôi (LT), cồn Cháy (BT), cửa Gội (TH)

- Số từ: tổ dân phố 1, tổ dân phố 2 (ĐH), tiểu khu 1, tiểu khu 2 (HL-BT)… Tên riêng có cấu tạo đơn về mặt nguồn gốc ngôn ngữ chủ yếu là các yếu tố thuần Việt, tiếp theo là Hán Việt, trong đó nhiều nhất là tên gọi các xứ đồng. Trong tổng số 2005 tên riêng có cấu tạo đơn, các tên riêng trong các địa danh xứ đồng có 1062 trƣờng hợp, chiếm 52,82%. Đây là một loại đơn vị địa danh, theo chúng tôi, phản ánh đƣợc rất nhiều mặt về đời sống cũng nhƣ văn hóa của vùng đất Quảng Bình. Ngƣời dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống của họ gắn bó với ruộng đồng. Do đó, tên gọi các xứ đồng là kết quả của nhiều lớp ngƣời, nhiều thế hệ khác nhau chung sống, khai phá các vùng đất. Việc tìm hiểu lớp địa danh này sẽ cho chúng ta thấy đƣợc rất nhiều vấn đề về địa hình, thổ nhƣỡng, kỹ thuật canh tác, và cả về văn hóa, tín ngƣỡng, lịch sử,…

b. Tên riêng có cấu tạo phức

Tên riêng có cấu tạo phức thƣờng có nhiều âm tiết. Các âm tiết này tồn tại ở dạng cấu trúc một từ ghép hoặc một cụm từ. Loại này có 5004 trƣờng hợp, chiếm tới 71,4% tổng số tên riêng trong phức thể địa danh ở Quảng Bình. Trong các tên riêng có cấu tạo phức, giữa các yếu tố sẽ có ba loại quan hệ: quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị. Các mối quan hệ đó khác nhau về số lƣợng xét theo từng loại hình địa danh.

b1. Tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ

Số lƣợng tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ là 3701 trƣờng hợp, chiếm 52,80% tổng số địa danh thu thập. Trong đó, loại hình địa danh tự nhiên là 1389 trƣờng hợp, chiếm 19,82%; loại hình địa danh cƣ trú hành chính là 1586 trƣờng hợp, chiếm 22,62%; loại hình địa danh công trình xây dựng là 726 trƣờng hợp, chiếm 10,36% (xem bảng 2.9).

Trong các tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ, sự phân bố vị trí của các yếu tố chính và yếu tố phụ là khác nhau theo hai loại hình có nguồn gốc thuần Việt và loại hình có nguồn gốc Hán Việt.

- Ở loại hình tên riêng cấu tạo phức, có nguồn gốc ngữ nguyên là các yếu tố Hán Việt, thì yếu tố chính đứng sau yếu tố phụ. Ví dụ: làng Thanh Trúc (TH) yếu tố chính Trúc đứng sau yếu tố phụ Thanh, làng Tân Phú (QT) thì yếu tố Phú là yếu tố chính đứng sau yếu tố phụ Tân. Tƣơng tự nhƣ vậy là các địa danh: làng Hùng Sơn, làng Tân Định, làng Nam Trạch (BT)…

- Trong các tên riêng cấu tạo phức có nguồn gốc thuần Việt thì ngƣợc lại, yếu tố chính đứng trƣớc, yếu tố phụ đứng sau. Ví dụ: xóm Cồn Cùng (BT) yếu tố chính cồn đứng trƣớc yếu tố phụ cùng, làng Ba Nương (Xuân Hóa) yếu tố chính ba

đứng trƣớc, yếu tố phụ nương đứng sau. Theo đó các địa danh: cầu Bánh Tét (QT),

cầu Chợ Gát (TH), xóm Trại Cau (ĐH)... cũng có cấu trúc tƣơng tự.

Tuy vậy, vẫn có một vài trƣờng hợp không tuân thủ cấu trúc ngữ pháp nhƣ vừa nêu. Ví dụ: sông Nhật Lệ, ở địa danh này tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ và có nguồn gốc ngữ nguyên Hán Việt. Theo trật tự phổ biến của cú pháp Hán Việt thì yếu tố chính nhật phải đứng sau yếu tố phụ lệ. Nhƣng trong trƣờng hợp này, trật tự của các yếu tố đƣợc sắp xếp theo trật tự cú pháp nhƣ tiếng Việt (chính trƣớc phụ sau). Với các địa danh mà tên riêng có cấu trúc chính phụ thuần Việt, chúng tôi khảo sát chƣa thấy đơn vị nào có cấu trúc trái với quy luật.

- Trong địa danh ghép một yếu tố Hán Việt với một yếu tố thuần Việt, cấu tạo tuân theo quy luật cú pháp tiếng Việt, yếu tố chính đứng trƣớc, yếu tố phụ đứng sau. Ví dụ: thôn Sen Thượng, thôn Sen Đông (LT),...

- Có một số địa danh ở Quảng Bình đƣợc cấu tạo theo kiểu chính phụ có tên riêng đa yếu tố là kết quả của việc ghép địa danh với danh từ, cụm danh từ tạo nên phức thể địa danh dài. Ví dụ: Địa danh khu tưởng niệm Liệt Sỹ Đường 20 Quyết Thắng (BT) là kết quả của việc ghép địa danh đường 20 Quyết Thắng với danh từ

- Loại tên riêng địa danh có ba yếu tố có cấu trúc chính phụ điển hình với yếu tố thứ ba là yếu tố hạn định cho hai yếu tố kia. Thƣờng thì yếu tố này đứng sau cùng: làng Thủy Liên Thượng, Thủy Liên Hạ (LT), thôn Khương Hà 1, Khương Hà 2 (BT).Nhƣng cũng có khi yếu tố thứ ba này đứng trƣớc: thôn 1 Thanh Lạng, thôn 2 Thanh Lạng (TH)...

- Tên riêng địa danh có cấu trúc chính phụ còn đƣợc thể hiện rõ qua cách đặt tên của hầu hết địa danh ở Quảng Bình bằng cách ghép yếu tố chính (một yếu tố trong tên huyện) với một yếu tố phụ thể hiện mong muốn tốt đẹp của con ngƣời gửi gắm vào vùng đất. Chẳng hạn, mô hình Quảng + X = Tên đặt cho hầu hết tên của các xã ở huyện Quảng Trạch. Chỉ có hai xã không theo mô hình này: xã Cảnh Dương, xã Phù Hóa. Địa danh các xã của huyện Lệ Thủy thì mô hình X + Thủy là cấu trúc cho tất cả các xã trừ trƣờng hợp thị trấn Kiến Giang. Huyện Quảng Ninh là

X + Ninh, trừ hai xã mới là Trường Xuân, Trường Sơnthị trấn Quán Hàu. Huyện Lệ Thủy là X + Thủy trừ hai thị trấn Lệ NinhKiến Giang. Huyện Tuyên Hóa theo mô hình X+ Hóa trừ trị trấn Đồng Lê. Riêng huyện Minh Hóa lại theo cả hai mô hình X + HóaHóa + X (Yên Hóa, Xuân Hóa, Hóa Hợp, Hóa Tiến...)

- Một mô hình khác có cấu tạo theo quan hệ chính phụ trong địa danh ở Quảng Bình là mô hình kẻ + X. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trƣớc đây có hàng trăm làng Việt cổ ở Quảng Bình mang tên kẻ. Ngày nay những tên làng nhƣ thế (còn 65 địa danh theo mô hình này), phần lớn có tên gọi Hán Việt đi kèm để chỉ tên làng xã xƣa ở Quảng Bình, phục vụ nhu cầu hành chính hóa các địa danh trong vùng của chính quyền phong kiến để dễ quản lý. Ví dụ: kẻ Sạt (Qui Đạt), kẻ Biểu (Biểu Lệ), kẻ Hạ (Cao Lao Hạ), kẻ Bồ (Bồ Khê)...

Theo các nhà nghiên cứu, có thể các địa danh có yếu tố kẻ ra đời từ cổ xƣa. Điều đó có khả năng chỉ những vùng đất cổ mới có loại tên gọi này. Dĩ nhiên không chỉ ở Quảng Bình có loại địa danh này mà các địa phƣơng khác nhƣ Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh và các tỉnh phía Bắc cũng có loại địa danh chứa thành tố kẻ. Nhƣng sự phân bố các địa danh có thành tố kẻ thƣa dần ở các tỉnh phía nam Quảng Bình. Với mô hình kẻ + X, thì kẻ là yếu tố chính chỉ loại (kẻ với nghĩa tƣơng đƣơng một địa

bàn cƣ trú nhƣ làng), còn X là yếu tố phụ chỉ một đặc trƣng nào đó. Đây là kiểu cấu trúc chính phụ theo cú pháp tiếng Việt. Nhƣ vậy, xét về mặt phản ánh thì lớp địa danh cƣ trú có thành tố kẻ (những địa danh Nôm) có đặc điểm dân dã, đơn giản nhƣng lại cung cấp đƣợc những đặc điểm hiện thực của địa danh, trong khi đó, các địa danh làng xã đặt theo tên Hán Việt chủ yếu là những tên gọi mang tính biểu cảm, ƣớc muốn (mỹ từ) của chủ thể định danh.

- Mô hình nhà + X, cũng giống với mô hình kẻ + X có thể xem là kết cấu đặc trƣng trong địa danh ở Quảng Bình, vì theo các nhà nghiên cứu yếu tố nhà tƣơng đƣơng với kẻ, cũng là một yếu tố cổ. Phƣơng thức cấu tạo mô hình nhà + X tuân thủ quy tắc cấu tạo chính phụ của cú pháp tiếng Việt, yếu tố chính nhà luôn đi trƣớc kèm theo sau một yếu tố phụ để chỉ rõ đối tƣợng. Cũng giống nhƣ địa danh có yếu tố kẻ, những địa danh có yếu tố nhà chủ yếu là từ thuần Việt và là từ cổ. Ví dụ: Nhà Ngo (làng Qui Hậu), Nhà Mòi (Phú Thọ), Nhà Vàng (làng Hoàng Giang)...

- Ngoài các mô hình cấu trúc vừa nêu, trong địa danh tỉnh Quảng Bình còn gặp các mô hình nhƣ vạn + X; X + Xá kết hợp theo quan hệ chính phụ. Có 15 tên làng ở Quảng Bình có kết cấu theo kiểu X + Xá: An Xá, Võ Xá, Ngô Xá, Đặng Xá, Lại Xá...Loại làng này ra đời sớm ở Quảng Bình (phổ biến từ thời nhà Trần), hình thành do dòng ngƣời di cƣ đến Quảng Bình khai canh lập ấp. là yếu tố chính tƣơng đƣơng làng, còn X làm yếu tố phụ chỉ dòng họ khai khẩn lập làng.

b2. Tên riêng có cấu tạo phức đẳng lập

Tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập trong địa danh tỉnh Quảng Bình theo kết quả khảo sát là 1229 trƣờng hợp, chiếm 17,54% (bảng 2.9). Loại tên riêng này thƣờng có nguồn gốc Hán Việt, thuộc các đối tƣợng địa lí cƣ trú hành chính. Các yếu tố trong tên riêng địa danh theo quan hệ đẳng lập là cùng chỉ một phạm trù ngữ nghĩa và từ loại nhƣ các loại từ ghép khác. Các yếu tố trong tên riêng kiểu này có cấu trúc: X + Y hoặc Y + X. Có hai cách ghép để tạo ra loại địa danh này:

Cách thứ nhất: Ghép một yếu tố Hán Việt này với một yếu tố Hán Việt khác. Ví dụ: Mỹ Cảnh (tính từ + danh từ), Yên Thắng (tính từ + động từ), Yên Hồng, Yên

Bình, Hòa Lạc (tính từ + tính từ); Thuận Tiến, Thuận Hóa, Qui Hợp (động từ + động từ).

Cách thứ hai: Ghép một yếu tố Hán Việt trong địa danh cũ với một yếu tố Hán Việt mới. Ví dụ: xã Yên Hóa (BT) thành Yên Thắng, Yên Định, Yên Nhất, Yên Bình (tính từ + tính từ); xã Đức Ninh (ĐH) thành Đức Môn, Đức Điền, Đức Giang

(danh từ + danh từ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b3. Tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chủ - vị

Tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ chủ-vị trong hệ thống địa danh ở Quảng Bình chiếm số lƣợng rất ít so với các kiểu quan hệ chính phụ và đẳng lập (74 trƣờng hợp, chiếm 1,06%). Đa số các địa danh này là địa danh thuần Việt chỉ địa hình tự nhiên. Ví dụ: suối Nước Moọc (BT), lèn Mệ Ngó (MH), eo Trâu Chẹt (MH), đèo Đá Nhảy, cồn Vải Chết (BT), khe Đá Mài (BT), khe Nước Lắng (MH), xóm Hồ Lấp (ĐH), hòn Đôộng Gioi(BT), đồi Cỏ Cháy (ĐH), dốc Đá Nện (MH), bãi Cát Lở

(QT), bàu Quan Hát (BT), đôồng Sác Cháy (BT), hang Mẹ Bồng Con (BT), truông

Bò Chết (QT)...

Trong các địa danh trên, các thành phần vị ngữ nhƣ: moọc trong nước moọc

có nghĩa là mọc/đùn lên, ngó trong mệ ngó nghĩa là nhìn/ngóng trông, lắng trong

nước lắng với nghĩa lắng đọng xuống, gioi trong đôộng gioi với nghĩa nhoi/nhô lên. 2.3. PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH

Nhƣ đã trình bày ở trên, địa danh tỉnh Quảng Bình đƣợc chúng tôi miêu tả theo hai phƣơng thức: tự tạochuyển hóa. Kết quả khảo sát tƣ liệu địa danh thu thập đƣợc cho thấy phần lớn địa danh ở Quảng Bình đƣợc hình thành theo phƣơng thức tự tạo (hơn 70% trong tổng số hơn 7000 địa danh), số còn lại đƣợc tạo ra theo

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 75)