Khả năng kết hợp và chuyển hóa của thành tố chung với tên riêng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 68)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.2.4. Khả năng kết hợp và chuyển hóa của thành tố chung với tên riêng

Các nhóm thành tố chung khác nhau thể hiện khả năng kết hợp và chuyển hóa với tên riêng cũng khác nhau. Sau đây là một số trƣờng hợp thành tố chung

tham gia kết hợp và chuyển hoá trong địa danh. Những thành tố chung này đƣợc viết và đọc theo tiếng địa phƣơng, mang sắc thái riêng của Quảng Bình.

* Khả năng kết hợp và chuyển hoá của một số thành tố chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên.

1. Bại (bãi)

Bại là những vùng đất bồi phù sa ven sông, màu mỡ và bằng phẳng. Trong những địa danh chúng tôi thu thập đƣợc có 69 lần bại xuất hiện làm thành tố chung (bại Ba Nậy, bại Ngang, bại Tam Hợp (BT)), và 15 trƣờng hợp nó chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong tên riêng địa danh. Ví dụ: cồn Bại (LT), đôồng Bại La

(QT), đèo Bại Đức (TH)...

2. Bàu

Bàu chỉ chỗ đất trũng sâu, chứa nƣớc, thƣờng ở ngoài đồng. Qua tƣ liệu, chúng tôi thấy bàu xuất hiện 92 lƣợt làm thành tố chung. Ví dụ: bàu Sen, bàu Dum

(LT), bàu Vũng Nước, bàu Đồng Trén, bàu Ao (BT),... Có 67 lƣợt bàu chuyển hoá vào các vị trí của thành tố riêng. Ví dụ: đôồng Trục Bàu, đôồng Bàu Chợ, đôồng Bàu Ao (BT), đôồng Bàu Bôộng (QN)...

3. Cồn

Yếu tố cồn đƣợc dùng khá đa dạng. Cồn là chỉ chỗ đất nổi lên trên mặt phẳng, có nhiều cỏ dại mọc kín, thƣờng ở trên cánh đồng hoặc bãi ven núi, giữa sông hoặc giữa hồ. Cồn cũng có thể là bãi đất khá cao ráo và bằng phẳng dùng làm nơi chôn cất ngƣời chết... Do nghĩa khá rộng nhƣ vậy nên thành tố này xuất hiện khá nhiều với 157 lƣợt ở vị trí thành tố chung. Ví dụ: cồn Bạc, cồn Bãi (QN), cồn Cháy, cồn Bờ (LT),...

Cồn đƣợc chuyển hóa vào các vị trí khác nhau trong tên riêng để tạo ra địa danh khác với 97 trƣờng hợp. Ví dụ: đìa Cồn Trảy(BT), đôồng Cồn Đĩa, đồng Cồn Ngao, đôồng Cồn Sim (QT),...

4. Dòng

Dòng là dải đất dài thƣờng chạy song song nhau, cách nhau bờ bụi hoặc lạch nƣớc nhỏ. Dòng xuất hiện 7 lần làm thành tố chung cho các địa danh: dòng Trên, dòng Kén, dòng Trữa (QN)...

5. Đôộng

Trong cách nói của ngƣời Quảng Bình, đôộng có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là

động (với nghĩa là hang động theo cách gọi của chúng tôi) trong: động Chân Linh

(TH), động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Khô (BT);nghĩa thứ hai là hay một phần của tùy vào thực tế. Ví dụ nhƣ: đôộng Lở (ĐH), đôộng Doi (BT), đôộng Khe Hàn (QN), đôộng Vàng Vàng (LT)… Đôộng/động xuất hiện 85 lần làm thành tố chung cho các địa danh.

6. Đôồng

Đôồng tƣơng ứng với đồng trong tiếng Việt phổ thông (TPT), là những khoảnh đất bằng phẳng dùng để trồng lúa, sản xuất nông nghiệp. Có 361 trƣờng hợp

đôồng xuất hiện làm thành tố chung. Ví dụ: đôồng Vực Dài (BT), đôồng Trung Lực

(QT), đôồng Kiêu (BT). Đôồng có thể chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong tên riêng với 154 lần xuất hiện. Đây là thành tố chung có tần số chuyển hóa cao nhất. Điều này cũng hợp lý vì đời sống nông nghiệp gắn bó từ bao đời nay với cƣ dân bản địa. Yếu tố đôồng là rất quen thuộc hàng ngày, và tự nó cứ đi dần vào địa danh ở Quảng Bình. Chẳng hạn nhƣ: cồn Đồng Lớn, hồ Đồng Mười (QT), dốc Đồng Hiên

(BT), hói Đồng Dứa (QN)...

7. Hói

Hói là nhánh sông con nhỏ, hẹp hình thành tự nhiên hoặc đƣợc đào để dẫn nƣớc, tiêu nƣớc. Thành tố hói xuất hiện trong địa danh ở Quảng Bình, với 76 lƣợt ở vị trí thành tố chung. Ví dụ: hói Chợ, hói Quan, hói Đại Phong (LT),… và 16 lƣợt

hói xuất hiện ở các vị trí của tên riêng để cấu tạo địa danh. Ví dụ: kênh Hói Cùng

7. Khe

Khe là thành tố chung chỉ đƣờng nƣớc chảy hẹp giữa hai vách núi hoặc sƣờn dốc, có thể khô cạn theo mùa. Trong tƣ liệu chúng tôi khảo sát, có 249 lƣợt

khe xuất hiện ở vị trí thành tố chung, tập trung chủ yếu ở địa danh các vùng rừng núi. Ví dụ: khe Cửa Rào, khe Bang, khe Cau, khe Trầm Kỳ (LT)... khe cũng là đơn vị có khả năng chuyển hoá cao với 126 lƣợt xuất hiện ở các vị trí của tên riêng. Ví dụ: cầu Khe Su (BT), dốc Khe Miếu (QT), đèo Khe Nét (TH)…

9. Lèn

Lèn là núi đá vôi. Hệ thống núi đá vôi ở Quảng Bình chiếm tỷ lệ lớn, nằm rải rác ở địa bàn các xã vùng Tây Bắc Quảng Bình. Thành tố lèn xuất hiện nhiều ở vị trí thành tố chung với 58 lƣợt: lèn Bảng (TH), lèn Ra Giang, lèn Mệ Ngó (MH),.... Lèn

xuất hiện 13 lần ở các vị trí của thành tố riêng để tạo ra địa danh, ví dụ: hang Lèn Cây Quýt (MH),hang Lèn Đại Hòa (MH).

10. Lòi

Lòi chỉ cồn đất hoang vu, cây dại mọc kín. Có 73 lần lòi tham gia làm thành tố chung. Chẳng hạn nhƣ: lòi Rỏi, lòi Rú Đình (BT), lòi Đuốc, lòi Dẻ (QT)... Có 30 lần lòi tham gia làm tên riêng địa danh: cồn Lòi Cự (QT), làng Lòi (QN)...

11. Lùm

Lùm chỉ cồn đất có nhiều cây cối mọc kín. Lùm xuất hiện 14 lần với tƣ cách là thành tố chung, ví dụ: lùm Cấm (LT), lùm Dường Thành, lùm Mụ Lon, lùm Nghè Bà, lùm Nghè Ông (QN).

12. Nền

Nền chỉ miếng đất đã từng có ngƣời làm nhà, nay dùng để sản xuất, trồng cây cối. Nền xuất hiện 6 lần làm thành tố chung: nền Đình Thanh Bình, nền Đình Thanh Lương (QT)...

13. Nương

Nương chỉ vùng đất cao hơn dùng để sản xuất nông nghiệp, trồng cây hoa màu. Với vai trò là thành tố chung, nương xuất hiện ở 23 trƣờng hợp: nương Cau,

nương Chuối, nương Cộ (QN)...Có 27 trƣờng hợp nƣơng chuyển hóa vào tên riêng địa danh: làng Ba Nương (TH), đôồng Cửa Nương (QT),...

14. Rào

Rào là từ Việt cổ, cũng có nghĩa là sông. Theo GS Trần Trí Dõi: “...nhờ mối liên hệ ngữ âm lịch sử và ngữ nghĩa của chúng, chúng ta có cơ sở để nghĩ rằng lô/la/rào là những biến thể ngữ âm của một âm tiết xƣa có thể tái lập ở dạng [*lo] với nghĩa là sông...” [38, tr.109]. Ở Quảng Bình, rào đƣợc dùng khá phổ biến, chẳng hạn sông Gianh đƣợc gọi là rào Nậy. Rào xuất hiện ở vị trí thành tố chung 43 lƣợt. Ví dụ: rào Chéo, rào Mỹ Cương (ĐH); rào Mỹ Phước, rào Con

(LT)... 60 lƣợt rào xuất hiện ở các vị trí trong thành tố riêng khi đƣợc chuyển hoá. Ví dụ: cồn Rào, cầu Rào (ĐH), bản Rào Con (BT),…

16. Roọng (ruộng)

Roọng chỉ vùng đất canh tác nông nghiệp trồng lúa khoai, rau màu, xung quanh thƣờng be bờ, đất ẩm ƣớt. Roọng xuất hiện 83 lƣợt làm thành tố chung. Ví dụ: roọng Ba Sào (QN), roọng Bàu Giằng (MH), roọng Tròi (QT)…Roọng rất ít chuyển hóa vào các vị trí trong tên riêng ở các địa danh, chỉ một vài trƣờng hợp nhƣ: đôồng Con Roọng (BT), mương Roọng Cạn (QT)…

17. Rú (núi)

là tiếng địa phƣơng của vùng Bắc Trung Bộ đƣợc sử dụng để thay thế cho

núi. Tần số sử dụng làm thành tố chung là 340 lƣợt. Ví dụ: rú Mồng Gà, rú U Bò, rú Đá Mài, rú Con Voi, rú Cha Màn (BT), rú Răng Lược (QN)… Khi chuyển hoá vào các vị trí của tên riêng, có mặt ở 7 phức thể địa danh. Ví dụ: đôồng Rú Tàu,

đôồng Rú (BT)....

18. Rục

Rục trong tiếng địa phƣơng là thành tố chỉ lạch nƣớc nhỏ, hẹp, hoặc khoảng đất trũng ven cánh đồng. Qua tƣ liệu của chúng tôi, rục xuất hiện với tƣ cách làm thành tố chung chỉ có 8 lần: rục Chà Nòi, rục Khe Tum, rục Hang Tròn (BT). Có đến 7 lƣợt rục đƣợc chuyển hoá vào các vị trí của thành tố riêng để cấu tạo địa danh. Ví dụ: Hang Rục Cà Roòng (BT) lèn Rục Pôộc (TH)…

19. Sác

Sác là dải đất nhỏ nằm giữa một bên là cồn, một bên là vùng trũng. Với tƣ cách là thành tố chung, sác xuất hiện 13 lần trong các địa danh: sác Tròn, sác Cháy

(BT), sác Đội, sác Sau (QN)...

20. Trôổng

Trôổng là đƣờng đi trong các làng ở vùng nam Quảng Bình, phân chia đất ở của làng thành từng ô, mỗi trôổng thƣờng có một giếng, gọi giếng Trôổng. Trôổng xuất hiện 8 lần làm thành tố chung trong địa danh. Ví dụ: trôổng Eo, trôổng Gạt, trôổng giáo, trôổng Giỏ (LT).

21. Truông

Truông là lối đi nhỏ, khó khăn, cây cối rậm rạp, hoang vu ở vùng đồi núi. Thành tố này xuất hiện 8 lƣợt với tƣ cách là thành tố chung. Ví dụ: truông Kèn, truông Bò Chết, truông Thanh Bình (QT). Yếu tố truông rất ít chuyển hóa vào tên riêng địa danh, trừ trƣờng hợp: roọng Truông Kèn (QT).

* Khả năng kết hợp chuyển hoá của một số thành tố chung ở địa danh cư trú-hành chính và địa danh công trình xây dựng.

22. Chòm

Chòm chỉ đơn vị dân cƣ nhỏ hơn làng xã, tồn tại từ xƣa cho đến nay, chủ yếu ở vùng bắc sông Gianh. Có 24 lần chòm xuất hiện với tƣ cách là thành tố chung trong các địa danh ở làng Cảnh Dƣơng, Quảng Hƣng (QT): chòm Tân Cảnh, chòm Cảnh Thượng, chòm Liên Trung, chòm Trung Vũ,...

23. Bản

Bản chỉ đơn vị dân cƣ nhỏ nhất ở một số vùng dân tộc thiểu số định cƣ, tƣơng đƣơng với làng. Ở Quảng Bình yếu tố này xuất hiện khi đặt tên cho nơi cƣ trú của ngƣời dân tộc sống ở vùng núi rộng lớn phía tây Quảng Bình với 144 địa danh. Chẳng hạn nhƣ: bản Pờ Loang, bản Y leng, bản Pa chong, bản Dốc Mây, bản Đá Chát... Đây là một nét rất riêng về cộng đồng ngƣời ở Quảng Bình. Có 14 lƣợt bản

24. Phe

Dƣới chế độ phong kiến, phe chỉ cộng đồng ngƣời trong một khu vực nhỏ trong làng. Có 6 lần phe xuất hiện là thành tố chung. Ví dụ: phe Đông, phe Tây, phe Nam, phe Trung (QT), phe Trước, phe Sau (QN)...

25. Giáp

Là đơn vị dân cƣ dƣới thôn xã thời phong kiến. Có 6 lƣợt giáp làm thành tố chung tạo nên địa danh trong làng nhƣ: giáp Đông, giáp Nam, giáp Bắc, giáp Mỹ Hòa Thượng (LT).

26. Làng

Hầu hết những tên làng có từ khá lâu dƣới các triều đại phong kiến. Tên các làng của ngƣời Việt chủ yếu là những từ Hán Việt và thƣờng mang một ý nghĩa “biểu tƣợng” nào đó. Theo thời gian với nhiều lý do khác nhau, nhiều tên làng hiện nay đã thay đổi, tên gọi trƣớc đây chỉ còn tồn tại trong ký ức của những ngƣời lớn tuổi. Nhiều làng hiện nay đã bị chia tách, hoặc đƣợc gọi với những cái tên hành chính mới chỉ có giá trị định danh đơn thuần trong một địa bàn nhỏ mà không mang giá trị biểu tƣợng cho một sự đánh giá hay ƣớc vọng nào của làng, ví nhƣ: xóm 1, xóm 2, thôn 3, thôn 4...

Làng trong địa danh ở Quảng Bình xuất hiện với tƣ cách làm thành tố chung là 587 lƣợt. Nhiều làng ở đây đã nổi tiếng với truyền thống văn vật nhƣ: làng Lệ Sơn (TH); làng La Hà, làng Cảnh Dương, làng Thổ Ngọa(QT), làng Văn La, làng Võ Xá, làng Cổ Hiền, làng Kim Nại (QN)... Có 47 lƣợt làng đƣợc chuyển hoá vào các vị trí của tên riêng, ví dụ: giếng Làng (QT) đôồng Làng, cầu Làng (LT)...

27. Xứ

Khác với cách dùng ở một số vùng khác, xứ ở Quảng Bình không chỉ là xứ đạo mà từ này đƣợc hiểu là khu vực địa lý có chung một số đặc điểm tự nhiên hoặc xã hội vào đó. Ở Quảng Bình, xứ xuất hiện với tƣ cách làm thành tố chung với 286 lƣợt. Ví dụ: xứ Vạn, xứ Voi Đằm-Khe Mọc (LT), xứ Sen Bàng, xứ Mũi Dê (BT)... Hầu nhƣ xứ rất hiếm khi đƣợc chuyển hoá vào tên riêng địa danh.

Trên đây, chúng tôi đã trình bày một số thành tố chung mang đặc trƣng của địa danh tỉnh Quảng Bình. Những thành tố chung chỉ địa hình thiên nhiên có sự chuyển hóa thành các yếu tố trong tên riêng địa danh nhiều hơn so với nhóm thành tố chung ở địa danh cƣ trú-hành chính và địa danh công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)