6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
2.4.3.3. Vấn đề phân loại ý nghĩa địa danh tỉnh Quảng Bình
Địa danh tồn tại nhƣ một hệ thống toàn vẹn và phản ánh bức tranh hiện thực của địa bàn, muốn tìm hiểu hệ thống ý nghĩa địa danh cần có sự phân chia hợp lí các nhóm, tiểu nhóm ý nghĩa. Trong số các nghiên cứu về ý nghĩa của địa danh, cách phân loại ý nghĩa địa danh của tác giả Superanskaja [114] vẫn đƣợc xem là hợp lí. Tác giả phân chia ý nghĩa địa danh thành 4 loại: địa danh kí hiệu, địa danh mô tả, địa danh đăng kí và địa danh ước vọng:
Địa danh kí hiệu về mặt hình thức là những kí hiệu, có thể là số hay chữ cái, những địa danh này, theo Superanskaja, “không thông báo cho ta biết điều gì về bản thân chúng” [114, 24]. Ví dụ: tổ dân phố 3, đường 12A.
Địa danh mô tả là địa danh chỉ dựa trên một trong vô số những dấu hiệu của đối tƣợng để định danh, những dấu hiệu đó có thể là dấu hiệu hình thức nhƣ màu sắc, hình dáng hay có thể là cách thức kiến tạo đối tƣợng địa lí. Những tên gọi này tuy không đồng nghĩa với việc miêu tả đầy đủ về đối tƣợng địa lí nhƣng cũng đã “bao hàm trong chúng những mô tả ngắn gọn về địa điểm” [114, 25]. Ví dụ: bản Đất Đỏ (QN) là bản có thổ nhƣỡng là loại đất có màu đỏ.
Địa danh đăng kí là loại địa danh “xác định tình trạng nhất định của sự vật” [114, 27]. Quá trình xác định này gắn sự tồn tại của đối tƣợng với một đối tƣợng khác có vị trí gần với đối tƣợng đƣợc định danh. Địa danh đăng kí phản ánh mối quan hệ của đối tƣợng này với đối tƣợng khác. Ví dụ: đôồng Tiền Phủ (QN) - đồng có vị trí phía trƣớc phủ lỵ Quảng Ninh thời nhà Nguyễn.
Địa danh ước vọng thể hiện cách định danh trên cơ sở lí do chủ quan xuất phát từ tình cảm, mong muốn của chủ thể định danh. Đó là loại địa danh “vốn dùng để ghi nhận những ý tƣởng cao quý, trên thực tế không gắn liền với các đối tƣợng địa lí” [114, 27]. Ví dụ: thôn Hòa Bình (QT) - mong ƣớc sự bình yên, thôn Hưng Lộc (LT) - ƣớc vọng sự giàu có, phát triển.
Cách phân chia ý nghĩa địa danh nhƣ trên vừa bao quát đƣợc các loại hình địa danh, vừa xác định đƣợc nguồn gốc, ý nghĩa của quá trình định danh. Căn cứ vào tính rõ lí do, rõ ràng về nghĩa của địa danh mà chúng tôi đã nêu ở phần trên, có một mối tƣơng quan giữa các cách phân loại này. Nhóm địa danh kí hiệu sẽ trùng
với nhóm địa danh không có nghĩa (không có nghĩa mô tả, nghĩa tình thái cũng tiệm cận tới zero, chúng chỉ thực hiện chức năng đánh dấu, xác định, cá thể hóa đối tƣợng); còn nhóm địa danh có nghĩa, theo chúng tôi, lại gồm cả 4 loại: địa danh mô tả, địa danh đăng kí, địa danh ước vọng và một số địa danh kí hiệu. Tuy nhiên, việc phân loại ý nghĩa của chúng thành các tiểu nhóm cụ thể lại phụ thuộc vào việc vận dụng các tiêu chí và thủ pháp phân loại ý nghĩa nào.
b) Các nhóm ý nghĩa trong địa danh tỉnh Quảng Bình
Trong phần về cấu tạo và phương thức định danh ở địa danh tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã trình bày các nhóm và tiểu nhóm từ ngữ đƣợc sử dụng để định danh địa danh ở Quảng Bình qua phƣơng thức tự tạo, phƣơng thức chuyển hóa. Các từ ngữ đƣợc sử dụng vào định danh đƣợc xếp thành từng nhóm đó cũng có thể xem là các trường từ vựng - ngữ nghĩa có trong địa danh. Vì đã quy nhóm nhƣ thế trong phần phƣơng thức định danh nên chúng tôi không tiến hành miêu tả ý nghĩa của chúng để tránh sự trùng lặp, chúng tôi sẽ quay lại vấn đề này khi bàn về đặc trƣng văn hóa của địa danh. Trên cơ sở tham khảo cách phân loại ý nghĩa địa danh của Superanskaja [114] và dựa vào cách phân loại ý nghĩa địa danh của Naftali Kadmon [170], căn cứ vào tƣ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi phân chia địa danh tỉnh Quảng Bình theo ý nghĩa của các thành tố và tính có lí do của chúng thành các nhóm và tiểu nhóm ý nghĩa sau đây:
b.1. Nhóm địa danh không có nghĩa từ vựng
Khảo sát tƣ liệu địa danh thu thập đƣợc ở Quảng Bình, chúng tôi thấy phần lớn các địa danh bằng số, chữ cái (địa danh kí hiệu) gọi tên một số địa điểm, công trình (đèo 1001, đường 12A, đường 10, kênh 186, bến phà 1, 2,…), tên hành chính các tổ, xóm, tiểu khu (bằng số 1, 2, 3,…), đều không có nghĩa mô tả (nghĩa từ vựng). Chúng chỉ có chức năng đánh dấu, định vị và cá thể hóa đối tƣợng. Những địa danh kí hiệu này có thể nói là “vô hồn”, tự bản thân chúng không nói lên đƣợc những dấu ấn về lịch sử, văn hóa xã hội liên quan, không thể hiện thông tin gì thêm về đối tƣợng đƣợc định danh.
b.2. Nhóm các địa danh mang ý nghĩa mô tả (ý nghĩa từ vựng)
Ý nghĩa mô tả của địa danh, nhƣ đã đề cập, là ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa biểu vật. Loại ý nghĩa này nói đến hoặc có liên quan đến lớp địa danh mô tả và lớp địa danh đăng kí theo cách phân loại của Superanskaja [114]. Các địa danh mang ý nghĩa mô tả là lớp địa danh có tính rõ lí do cao nhất. Tính rõ lí do này có liên quan chặt chẽ với các đặc điểm địa hình, các đặc trƣng không gian, hay bắt nguồn từ chính những đặc điểm có liên quan đến đối tƣợng. Đó là những địa danh mà bản thân nó cho ta thấy đƣợc các đặc trƣng của không gian địa lí.
Khảo sát những địa danh ở Quảng Bình cho thấy có các biểu thức ngôn ngữ dùng để mô tả địa danh về hình dáng. Ví dụ: núi U Bò (QN) - đỉnh núi có hình dáng nhƣ u con bò đực); mô tả về màu sắc nhƣ: sông Son (BT) - nƣớc sông có màu ánh đỏ); mô tả về kích thước, cấu trúc nhƣ: cầu Ngắn, cầu Dài (ĐH), cầu Treo Ngầm
(LT); hoặc cũng có thể mô tả về động vật, thực vật sống trên hoặc gần đối tượng
nhƣ: rào Lồ Ô (QN) - rào có nhiều cây lồ ô, bàu Trai (BT) - bàu có nhiều con trai,
cồn Mắm (QT) - cồn mọc nhiều cây mắm, bàu Bàng (BT)- bàu có nhiều cây bàng mọc, bản Chuối (MH)-bản trồng nhiều cây chuối.
Bên cạnh đó, địa danh có ý nghĩa mô tả cũng phản ánh những đặc trƣng của các đối tƣợng địa lí một cách gián tiếp, giúp tìm ra mối liên hệ có tính lí do về mặt định danh. Đó có thể là sự mô tả về vị trí và phương hướng của địa danh nhƣ: núi U Bò Trong (QN) để phân biệt vị trí với núi U Bò ngoài (BT), phường Đức Ninh Đông (ĐH) tách ra từ xã Đức Ninh, nằm về phía đông; mô tả về tên người có liên quan đến địa danh nhƣ: bàu Ông Ninh (BT) - bàu ngày xƣa hình thành nhờ công của gia đình ông Ninh trong việc khai hoang lập ấp, lũy Ông Hồi, lũy Thầy (ĐH) - thành lũy liên quan đến các nhân vật lịch sử trong thời Trịnh - Nguyễn đã xây dựng nên những thành lũy đó; mô tả về tên dòng họ có liên quan trực tiếp đến tên gọi địa danh đó nhƣ: ruộng Quan Hoàng (QN) - ruộng mang tên họ đại thần nhà Nguyễn Hoàng Kế Viêm ngƣời Văn La, Quảng Ninh, làng Trần Xá (QN) - làng mang tên dòng họ Trần có công di cƣ đến Quảng Bình khai hoang lập ấp; hay mô tả tên tộc
người sinh sống trên không gian địa lí đó (ví dụ: bản Rục ở Minh Hóa là bản định cƣ của tộc ngƣời Rục).
Nhƣ vậy, trong một biểu thức từ vựng định danh, sự liên hệ tới tính mô tả là một thao tác cần thiết đề có thể hiểu đƣợc nội dung ý nghĩa của địa danh. Theo Naftali Kadmon [170], các địa danh miêu tả thƣờng có 3 nhóm:
1) Nhóm địa danh có ý nghĩa rõ ràng (a transparent name), đó là những địa danh đƣợc ngƣời bản địa hiểu một cách dễ dàng. Ví dụ: làng Sạt (MH) - làng ngày xƣa có nhiều cây sặt, khe Cơn Trường (BT) - khe có nhiều cây trƣờng mọc.
2) Nhóm địa danh có ý nghĩa không rõ ràng (non-transparent), ngay cả đối với ngƣời bản ngữ. Ví dụ: chợ Thón (ở vùng ngƣời Nguồn Minh Hóa), dân bản địa ở đó cũng không hiểu Thón có nghĩa là gì; lùm Toán (BT) - không rõ nghĩa, không có sự liên quan gì đến đối tƣợng địa lý đƣợc đặt tên.
3) Những địa danh mà yếu tố thành tố chung (generic element) rõ ràng về ý nghĩa từ vựng (lexical-transparent), còn yếu tố tên riêng (specific element) mờ nghĩa, chỉ có thể đƣợc giải thích qua các nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử. Ví dụ:
thành phố Đồng Hới (QB), chợ Tréo (LT), Bàu Tró (ĐH).
Nhƣ vậy, địa danh dù có ý nghĩa rõ ràng hay chƣa rõ ràng thì chúng cũng luôn mang ý nghĩa từ vựng - mô tả, đó là ý nghĩa thƣờng trực. Khi nói tới ý nghĩa của địa danh chúng ta liên tƣởng ngay đến ý nghĩa từ vựng- mô tả của chúng.
Địa danh mang ý nghĩa mô tả phần lớn đƣợc tạo nên bằng phương thức định danh tự tạo với hai cơ sở quan trọng: định danh dựa vào đặc điểm chính của bản thân đối tƣợng và định danh dựa vào các đặc điểm có liên quan đến đối tƣợng. Theo đó, các biểu thức từ vựng định danh dùng để mô tả địa danh vừa mang tính chất trực tiếp, vừa mang tính chất gián tiếp, song chúng đều có lí do khách quan, dễ nhận biết. Những thuộc tính đƣợc mô tả là những thuộc tính “đập vào mắt” đối với chủ thể định danh.
b.3. Nhóm các địa danh mang ý nghĩa liên tưởng (ý nghĩa ngữ dụng)
Trong các hoạt động ngôn ngữ cụ thể, ý nghĩa của từ phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài ngôn ngữ, ví dụ nhƣ: mối quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe, hoàn
cảnh giao tiếp, các quy định của xã hội về ứng xử ngôn ngữ, các quan niệm về giá trị văn hóa, tính dân tộc, tính địa phƣơng…Vì vậy, ý nghĩa ngữ dụng của từ là ý nghĩa đƣợc bổ sung vào các thành phần ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của nó trong các hoạt động ngôn ngữ cụ thể và nói chung rất khó xác định một cách chắc chắn. Chính vì lí do này mà khi nói đến ý nghĩa của từ, ngƣời ta thƣờng chỉ tập trung vào hai thành phần ý nghĩa là ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm. Tuy nhiên, theo một cách hiểu hẹp hơn thì ý nghĩa ngữ dụng là thành phần ý nghĩa mà nhờ đó từ có thể biểu thị đƣợc thái độ, tình cảm của ngƣời nói và tác động đến thái độ, tình cảm của ngƣời nghe. Theo cách hiểu này thì ý nghĩa ngữ dụng của từ là thái độ, tình cảm mà một từ có thể gợi ra.
Ý nghĩa liên tƣởng, ý nghĩa ngữ dụng của địa danh chính là những nghĩa bổ sung, nghĩa đi kèm với nghĩa mô tả, do đó nó thể hiện tính chủ quan của chủ thể định danh. Thái độ, tính đánh giá của chủ thể định danh có liên quan rất nhiều đến lịch sử và không gian cƣ trú, đặc biệt truyền thống lịch sử - xã hội, phong tục, tập quán của tộc ngƣời cũng nhƣ ƣớc mơ, nguyện vọng của các chủ thể định danh. Xét theo lí do định danh, địa danh có ý nghĩa liên tƣởng thƣờng mang tính lí do định danh chủ quan. Tính chủ quan này có thể mang tính cá nhân của chủ thể định danh đầu tiên, cũng có thể mang tính cộng đồng liên quan đến địa danh đó. Theo Natafli Kadmon, “một địa danh mang ý nghĩa liên tƣởng, chúng sẽ mất đi chức năng nổi bật nhất (the most salient function) của nó là ý nghĩa định vị, xác định vị trí (locational value). Loại ý nghĩa này, do vậy, đƣợc hình thành dựa trên điều kiện hiện thực cuộc sống đặc biệt liên quan tới địa danh, đó chính là ý nghĩa liên tƣởng hay ý nghĩa ngữ dụng” [170, 49].
Các địa danh ước vọng trong cách phân loại của Superanskaja [114] cũng thuộc vào nhóm các địa danh mang ý nghĩa liên tƣởng trong cách phân loại của chúng tôi. Khảo sát toàn bộ cứ liệu địa danh thu thập đƣợc, chúng tôi nhận thấy trong địa danh tỉnh Quảng Bình, số lƣợng các địa danh mang ý nghĩa liên tƣởng thể hiện tính chủ quan của chủ thể định danh phổ biến trong địa danh Hán Việt nhiều hơn trong địa danh thuần Việt và địa danh tiếng địa phƣơng Quảng Bình.
Chẳng hạn, các địa danh đường 20 Quyết Thắng (BT) thể hiện sự quyết tâm chiến thắng của bộ đội Trƣờng Sơn trong chiển tranh chống Mỹ, mang sắc thái biểu cảm, gợi cho ta những sự chia sẻ về sự mất mát, nỗi đau của chiến tranh; thôn Quyết Tiến (BT) có hàm ý liên tƣởng đến quyết tâm xây dựng cuộc sống càng ngày càng phát triển của cƣ dân, núi Phúc Sơn, lèn Tiên Giới (TH) làm cho ngƣời ta liên tƣởng đến thiên nhiên tƣơi đẹp, tạo phúc cho con ngƣời….
Qua khảo sát điền dã, có một điều thú vị là một số địa danh kí hiệu (theo cách gọi của Superanskaja) tìm thấy ở Quảng Bình có ý nghĩa liên tƣởng, mang dấu ấn của cá nhân định danh nhƣ: đồi 26 ở Đồng Hới (còn có tên là độông Bùi Dùi, đồi Hải Đăng) chỉ chiều cao của đồi là 26m do ngƣời Pháp đặt, xóm 880 (QN) làm ta liên tƣởng đến đoàn bộ đội Trƣờng Sơn có phiên hiệu 880 đã từng đóng quân ở vùng đất này, đường 20 (BT) liên quan đến đƣờng tuổi 20 của thanh niên xung phong làm con đƣờng này trong kháng chiến chống Mỹ, cống 10 (ĐH) để chỉ cống có 10 cửa xả nƣớc, làng 19/5 (QT) đƣợc đặt tên để kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhƣ vậy, có thể thấy địa danh kí hiệu có thể không có nghĩa về mặt từ vựng, nhƣng có ý nghĩa liên tƣởng, có tính lí do.
Với lối định danh bình dị, trực quan, không văn hoa chải chuốt, các địa danh thuần Việt và địa danh tiếng địa phƣơng Quảng Bình biểu thị ý nghĩa liên tƣởng đi kèm nghĩa từ vựng - mô tả cũng không hàm ý sâu xa nhƣ trong địa danh Hán Việt. Đó chỉ là những ƣớc vọng đơn sơ, hiện hữu trong đời sống thực tại của cộng đồng. Ví dụ nhƣ một loạt các địa danh ở Bố Trạch (QB) đƣợc đặt tên theo tiếng địa phƣơng, không dùng chữ nghĩa văn chƣơng thể hiện ƣớc mơ cao xa, mà chỉ sử dụng những tiếng nói dân gian để gửi gắm một hoài vọng về đạo làm con trong gia tộc:
chùa Thầy Rộông, hòn Độông Gioi, truông Cha Màn, đồi Mạ Ca, đồng Con Rọong, O Mò, Chú Se…[144, 8]. Điều này thể hiện sự chi phối của truyền thống văn hóa, lịch sử, phong tục và lối sống của đồng bào địa phƣơng trong định danh. Đó chính là những đặc trƣng văn hóa trong định danh qua địa danh tỉnh Quảng Bình mà chúng tôi sẽ đề cập ở chƣơng sau.
2.5. TIỂU KẾT
Từ kết quả thống kê, phân loại và mô tả các địa danh ở Quảng Bình về mặt cấu tạo, phƣơng thức định danh và ý nghĩa, chúng tôi đi đến những nhận xét sau:
1. Hầu hết các địa danh ở Quảng Bình đƣợc tạo ra chủ yếu bởi hai phƣơng thức định danh phổ biến: phƣơng thức tự tạo và phƣơng thức chuyển hoá, trong đó, phƣơng thức tự tạo đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra phần lớn các địa danh. Cách định danh đối tƣợng địa lý của ngƣời Quảng Bình, ngoài những nét chung nhƣ các địa phƣơng khác, còn có những nét riêng rất lý thú, phản ánh sắc thái văn hóa bản địa nhƣ tên chợ, tên đường, tên làng...
- Ngoài một vài địa danh tiếng nƣớc ngoài, có thể khẳng định địa danh Quảng Bình hầu hết không hình thành theo phƣơng thức vay mƣợn. Bên cạnh đa số các địa danh gốc thuần Việt và Hán Việt, trong địa danh ở Quảng Bình còn có mảng địa danh các dân tộc thiểu số đƣợc hình thành với cách định danh đặc sắc theo truyền thuyết, tín ngƣỡng, mang dấu ấn văn hóa của tộc ngƣời. Những điều trên sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm ý nghĩa và đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện trong địa danh.
2. Mô hình cấu trúc địa danh tỉnh Quảng Bình thể hiện đặc trƣng chung của địa danh trên cả nƣớc. Mỗi phức thể địa danh luôn có hai thành tố: thành tố chung