MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ TRONG

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 107)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ TRONG

NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH

3.2.1. Về khái niệm văn hóa

Văn hóa thuộc hiện tƣợng cổ xƣa nhất của loài ngƣời, nảy sinh và phát triển cùng con ngƣời và là cái khu biệt về chất giữa con ngƣời với phần thế giới còn lại. Văn hóa đang là lĩnh vực đƣợc các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm. Cùng với ngôn ngữ và lịch sử, văn hoá là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo, đƣợc lí giải theo nhiều góc độ và nhiều ý nghĩa khác nhau. Phạm Đức Dƣơng cho rằng: “Văn hóa là tất cả những gì con ngƣời sáng tạo ra (khu biệt với cái tự nhiên) trong quá trình ứng xử với tự nhiên, xã hội và chính mình” [48, tr.109]. Nhà ngôn ngữ, văn hóa Phan Ngọc quan niệm: “Không có cái vật gì gọi là văn hoá cả và ngƣợc lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hoá. Văn hoá là một quan hệ, nó là quan hệ giữa thế giới biểu tƣợng với thế giới thực tại. Quan hệ ấy biến thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc ngƣời, một cá nhân so với một tộc ngƣời khác, một cá nhân khác. Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, đó là độ khúc xạ” [96, tr.17].

Căn cứ vào sự tồn tại các dạng thức của văn hoá trên thực tế, UNESCO phân chia các di sản văn hóa thành hai loại. Thứ nhất là những di sản văn hóa vật thể gồm các di sản đƣợc tồn tại ở dạng vật chất nhƣ đình, miếu, đền, chùa, lăng, mộ… Thứ hai là những di sản văn hóa phi vật thể gồm các biểu hiện tồn tại ở dạng tinh thần đƣợc lƣu truyền biến đổi theo thời gian từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhƣ âm nhạc, lễ hội, dấu ấn ngôn ngữ, tín ngƣỡng, phong tục tập quán… Hai loại di sản vật thể và phi vật thể luôn luôn gắn bó hài hòa với nhau và cùng phát triển.

Để có một khái niệm công cụ nghiên cứu địa danh, chúng tôi lựa chọn cách định nghĩa về văn hóa sau đây của Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [127, tr.17-25].

Nhƣ vậy, văn hóa là một phức thể tổng hợp gồm cả sản phẩm vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn và trải qua các

thời kì lịch sử khác nhau. Trong nghiên cứu địa danh, các yếu tố văn hóa này đƣợc thể hiện một cách rõ ràng qua cách định danh, qua các thành tố chung và tên riêng địa danh, cũng nhƣ các chế định ngôn ngữ - văn hóa của địa danh. Việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa có trong hệ thống địa danh ở Quảng Bình cũng không nằm ngoài những nội dung cụ thể nêu trên.

3.2.2. Ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa

Khuynh hƣớng nghiên cứu liên ngành theo mối quan hệ văn hóa - ngôn ngữ - tƣ duy nhằm chỉ ra các đặc trƣng văn hóa dân tộc ngày càng thu hút mạnh mẽ sự chú ý không chỉ riêng các nhà văn hóa học, ngôn ngữ học hay tâm lí học mà còn có sức hấp dẫn cả các nhà triết học, dân tộc học, xã hội học. Nó trở thành một lí thuyết quan trọng của ngôn ngữ học. Ở châu Âu phải kể đến W. Humboldt (1767-1835) với những quan niệm nổi tiếng về “ngôn ngữ là linh hồn dân tộc”, về hình thái bên trong của từ; ở châu Mỹ phải nhắc đến F. Boas (1858-1942), và nhất là E. Sapir (1884-1939) và B. Whorf (1897-1941) với giả thuyết đƣợc gọi là “giả thuyết Sapir- Whorf” về nguyên lí tính tƣơng đối của ngôn ngữ (Linguistic Relativity). Ở Việt Nam là các nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, Phan Ngọc, Trịnh Kim Ngọc về “văn hóa - ngôn ngữ học” (cultural linguistics); của Lí Toàn Thắng, Nguyễn Đức Tồn về “tâm lí - ngôn ngữ học” (Psycholinguistics); của Phạm Đức Dƣơng, Nguyễn Văn Chiến về “dân tộc - ngôn ngữ học” (Ethnolinguistics)… Có thể thấy rằng, từ khi giả thuyết tƣơng đối ngôn ngữ học của E. Sapir và B.L. Whorf ra đời, nó nhƣ một ngòi nổ làm bùng lên những tranh luận rất thú vị trong các công trình nghiên cứu về sau. Những nghiên cứu liên ngành nói trên là một trong nhƣng điều kiện cho sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ hậu cấu trúc trên thế giới, đáng chú nhất là ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học nhân chủng.

Ngôn ngữ luôn xuất hiện, gắn bó với đời sống con ngƣời, nó ăn sâu vào đời sống của con ngƣời. Có ngôn ngữ là có con ngƣời và có con ngƣời là có ngôn ngữ. Xét từ góc độ ngôn ngữ học, mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, thƣờng đƣợc thể hiện trong 3 phƣơng diện sau:

b. Ngôn ngữ là hiện thân (embody) của hiện thực văn hóa.

c. Ngôn ngữ biểu trƣng (symbolize) hiện thực văn hóa [126, tr.78].

Trong những nghiên cứu ngôn ngữ học có liên quan đến vấn đề văn hóa, có thể nhận thấy một điểm chung: thông thƣờng vấn đề này không đƣợc khảo sát song song giữa ngôn ngữ và văn hóa, mà đƣợc đặt trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - tƣ duy. Do vậy, nhắc đến khái niệm văn hóa - dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp bao giờ cũng liên quan đến “lối nghĩ riêng”, “cách tƣ duy riêng” của dân tộc đó về các sự vật, hiện tƣợng của thế giới xung quanh, của tự nhiên, xã hội và con ngƣời ở đất nƣớc đó, lãnh thổ đó. Vậy những biểu hiện của lối nghĩ và cách tƣ duy ấy có từ đâu?

Trƣớc hết, nó đƣợc thể hiện ở mặt nội dung của ngôn ngữ, vì chức năng của ngôn ngữ là phƣơng tiện của tƣ duy. Tiếp theo là mặt ngữ nghĩa của các từ, vì nói nhƣ nhà tâm lí học L.X. Vƣgôtxki: “Nghĩa (của từ) đồng thời là ngôn ngữ và tƣ duy vì nó là đơn vị của tƣ duy (bằng) ngôn ngữ” [dẫn theo 126, tr.78].

Rõ ràng ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mọi đặc trƣng của văn hóa đƣợc biểu hiện qua ngôn ngữ còn ngôn ngữ phản ánh những đặc trƣng của văn hóa. Là một thành tố của nền văn hóa tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt, là “phƣơng tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trƣng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ đặc điểm của nền văn hóa dân tộc đƣợc lƣu giữ lại rõ ràng nhất” [135, 47].

Có thể khẳng định rằng không thể nghiên cứu mối liên quan giữa văn hóa với ngôn ngữ mà lại bỏ qua vấn đề nhận thức, vấn đề tƣ duy của những ngƣời thuộc một cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ đang đƣợc nghiên cứu.

3.2.3. Địa danh và văn hóa

Địa danh là một hiện tƣợng ngôn ngữ, về bản chất nó là một hiện tƣợng văn hóa. Địa danh đƣợc sinh ra cùng văn hóa. Địa danh có lịch sử lâu đời, từ khi xuất hiện nó đã trở thành một bộ phận của văn hóa, nó là kết quả tất nhiên của văn hóa,

là một trong những thành quả đầu tiên và là một trong những tiêu chí của văn hóa nhân loại [129, tr.4].

Địa danh phát triển cùng văn hóa. Lịch sử văn hóa của nhân loại trải qua gần trăm vạn năm, quá trình phát triển của văn hóa từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn nhất đến phong phú. Địa danh trong quá trình này cùng đồng hành với văn hóa. Trƣớc khi có tín ngƣỡng vật tổ, nhóm ngƣời nguyên thủy sống cuộc sống di cƣ, không có tên gọi của quần thể, cũng không có tên gọi của địa danh. Sau đó, các nhóm ngƣời biết lấy các loài động vật, thực vật làm vật tổ cho họ. Khi có tín ngƣỡng vật tổ, mỗi thị tộc, bộ lạc có tên gọi vật tổ riêng, và khi họ định cƣ ở một nơi nào đó, họ thƣờng lấy tên của thị tộc, bộ lạc của họ làm tên đất nơi họ ở.

Địa danh là một hiện tƣợng văn hóa. Văn hóa bao trùm mọi phƣơng diện của cuộc sống con ngƣời. Hầu hết các hiện tƣợng xã hội và hành vi của con ngƣời đều chịu ảnh hƣởng sâu sắc của văn hóa. Địa danh là kết quả của hành vi xã hội của con ngƣời, có liên quan mật thiết đến các yếu tố nhƣ tâm lý xã hội, đời sống xã hội, phong tục tập quán, v.v.. Qua vô số các hiện tƣợng của địa danh có thể quan sát đƣợc nhiều vấn đề nhƣ tâm lý xã hội, đời sống xã hội, phong tục tập quán, v.v..

Địa danh là vật dẫn của văn hóa. Cũng nhƣ một số hiện tƣợng ngôn ngữ khác, địa danh là công cụ vận chuyển và truyền bá tích cực trong quá trình phát triển của văn hóa. Qua địa danh chúng ta có thể tìm hiểu văn hóa thời thƣợng cổ, bởi nó còn lƣu lại dấu vết của thời thƣợng cổ mà bằng con đƣờng khác chúng ta khó tìm hiểu đƣợc do thời gian quá xa. Trong tiếng Việt, những công xã nông thôn thời Hùng Vƣơng sau này đƣợc gọi là làng xã, nhƣng trƣớc đó có những tên gọi cổ hơn nhƣ kẻ, chạ, chiềng. Tiếng kẻ thƣờng đi liền với tên Nôm của làng nhƣ Kẻ Sạt (Qui Đạt), Kẻ Hạ (Cao Lao Hạ), Kẻ Tréo (Cổ Liễu)…Tiếng chạ còn để lại dấu ấn trong câu reo của seo mõ hay câu giáo đầu của bài hát chèo: “Chiềng làng, chiềng chạ…”. Tiếng chiềng còn đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ Tày, Thái để ghi dấu vết trong địa danh của vùng đồng bằng Bắc Bộ [133, 19]. Kết cấu “vừa làng vừa họ” có từ xa xƣa

(Hoàng Xá, Lê Xá, Đặng Xá, Trần Xá ….). Đó là một loại công xã nông thôn kết hợp lâu dài với công xã thị tộc.

Nhƣ trên đã khẳng định, văn hóa xuất hiện từ rất xa xƣa và phát triển cùng con ngƣời qua các thời đại, do đó có thể nhận ra đặc điểm của văn hóa ở các phƣơng diện văn hóa sinh hoạt, văn hóa sản xuất và văn hóa vũ trang. Nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ văn hóa thông qua địa danh không thể không quan tâm đến các phƣơng diện này của văn hóa. Văn hóa phát triển liên tục trong không gian và theo thời gian. Các tên gọi địa lí đều phản ánh những đặc trƣng văn hóa nhất định (về vật chất hay tinh thần) của vùng miền nơi nó đƣợc tạo ra, trong đó có những tên gọi hàm chứa những suy nghĩ, ƣớc vọng… của con ngƣời thuộc các thế hệ khác nhau đã sản sinh ra chúng.

Nghiên cứu địa danh dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá là xem xét các hiện tƣợng văn hóa đƣợc phản ánh nhƣ thế nào qua các địa danh. Mỗi địa danh phải chăng có thể đƣợc coi nhƣ một tấm bia văn hóa của đối tƣợng địa lí mà nó biểu thị. Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá sẽ cung cấp một bức tranh, một “cách nhìn” về vùng đất và con ngƣời ở địa phƣơng này, nơi ghi dấu sự hội tụ, giao thoa của nhiều luồng văn hoá và ngôn ngữ.

3.3. ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH

3.3.1. Thành tố chung trong phức thể địa danh phản ánh đặc trưng địa - văn hóa của vùng đất

Địa văn hóa là một phạm trù để định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời cũng là một trong những phƣơng pháp để lý giải các đặc điểm văn hóa dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên tác động đến cuộc sống con ngƣời và tạo ra những đặc trƣng văn hóa khác nhau giữa các dân tộc ở những vùng địa lý khác nhau.

Hiện có khá nhiều quan niệm về vùng văn hóa, trong đó quan niệm của Trần Quốc Vƣợng đảm bảo đƣợc tính ngắn gọn của một định nghĩa, thể hiện rõ quan điểm tiếp cận, đồng thời nêu bật đƣợc đặc trƣng cơ bản của một vùng văn hóa: “Một vùng văn hóa là một tổng thể - hệ thống một không gian văn hóa (cutural space) với một cấu trúc - hệ thống (structure- system) bao gồm các hệ dưới - hay tiểu hệ (sub- system) theo lối tiếp cận hệ thống (system- analysis)”

[165, 401].

Thành tố chung của địa danh thƣờng phản ánh một đặc trƣng địa lí ở một vùng lãnh thổ nhất định. Với 149 thành tố chung đƣợc thống kê và phân chia theo các loại hình địa danh và nguồn gốc ngôn ngữ ở Quảng Bình, chúng ta có đƣợc bức tranh địa danh sinh động, phản ánh đặc trƣng địa hình địa vật của không gian văn hóa nơi đây, có sự phong phú về các đối tƣợng địa lý gồm: núi, sông, ruộng đồng, gò, bãi… trong đó, nổi bật nhất là sự phân bố các đối tƣợng địa lý sông, núi. Đặc trƣng này đƣợc thể hiện ở các phƣơng diện sau:

3.3.1.1. Đặc trưng địa - văn hóa qua các thành tố chung về sông nước

Với một mật độ dày đặc các sông, suối, khe, hồ, bàu, đầm, đập, hói, trọt, lạch, trộ, rào, vực, thác, ghềnh, ao, đìa, phá …và bờ biển kéo dài dọc theo địa hình toàn tỉnh ở phía đông, chúng ta có thể hình dung sông ngòi ở địa bàn Quảng Bình đƣợc phân bố dày đặc, chủ yếu theo hƣớng từ tây sang đông với 85 con sông lớn nhỏ. Khác với sông suối ở các khu vực khác, nhất là ở tây Nam Bộ, sông ngòi ở Quảng Bình phần lớn là sông nhỏ, hẹp, độ dốc cao, đã phân cắt địa hình tự nhiên Quảng Bình ra các khu vực, các “mảng” nhỏ. Đặc điểm đó, đã tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên ở Quảng Bình so với các khu vực khác ở nhiều mặt: đặc điểm địa hình, thổ nhƣỡng, văn hóa và kinh tế chính trị.

- Về địa hình, với tính chất nhƣ đã nêu ở trên, sông ngòi ở Quảng Bình đã tạo nên những thuận lợi về giao thông, trao đổi hàng hóa theo đƣờng thủy, là mạch máu giao thông nối liền miền núi và đồng bằng, nông thôn và đô thị, nhƣng cũng gây những khó khăn về giao thƣơng với bên ngoài, thậm chí có khi bị “cô lập”, tạo thành những “ốc đảo” trên địa bàn Quảng Bình. Chẳng hạn nhƣ một số khu vực ở huyện Quảng Trạch (các xã vùng Nam), Tuyên Hóa (vùng Văn Hóa, Châu Hóa), một số xã vùng núi ở các huyện Minh Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Việc đi lại giao thƣơng với bên ngoài rất khó khăn, nhất là về mùa mƣa lũ, do sự chia cắt của các con sông.

- Về đặc điểm thổ nhưỡng, nếu nhƣ ở tây Nam Bộ, hệ thống sông ngòi hàng năm đã bồi đắp vô số phù sa, tạo nên những cánh đồng màu mỡ “thẳng cánh cò bay” thì trái lại, do tính chất ngắn, hẹp, dốc, tốc độ dòng chảy cao, sông ngòi ở

Quảng Bình đã rửa trôi phù sa, nên phần lớn đất đai bạc màu, không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

- Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên vừa nêu dẫn đến sự khác nhau về những đặc trƣng văn hóa. Điều kiện tự nhiên đã có những ảnh hƣởng sâu sắc đến nhiều mặt của xã hội loài ngƣời trong đó có văn hóa. Các nhà văn hóa học đã xác lập những khái niệm nhằm phân biệt văn hóa nhƣ: văn hóa du mục, văn hóa lúa nƣớc, văn hóa đô thị, văn hóa công nghiệp…. Tiền đề để hình thành những nền văn hóa đó không là gì khác ngoài sự khác biệt về điều kiện tự nhiên.

Từ cái nhìn tổng thể nhƣ vậy, chúng ta sẽ thấy các “tiểu vùng văn hóa” cũng nằm trong qui luật ấy. Với điều kiện tự nhiên nêu ở trên, để tồn tại và phát triển con ngƣời Quảng Bình đã có những “ứng xử” với tự nhiên và với xã hội khác với những vùng miền khác. Theo đó, có thể nhận thấy những đặc trƣng về văn hóa của con ngƣời nơi đây nhƣ: cần cù, nghị lực và sáng tạo trong công việc, đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái với nhau trong cuộc sống, tiết kiệm, lạc quan, yêu văn chƣơng nghệ thuật trong sinh hoạt. Chính yếu tố nước đã tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cƣ trú, tâm lý ứng xử cũng nhƣ sinh hoạt cộng đồng của cƣ dân Quảng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 107)