Ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 108)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.2.2. Ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa

Khuynh hƣớng nghiên cứu liên ngành theo mối quan hệ văn hóa - ngôn ngữ - tƣ duy nhằm chỉ ra các đặc trƣng văn hóa dân tộc ngày càng thu hút mạnh mẽ sự chú ý không chỉ riêng các nhà văn hóa học, ngôn ngữ học hay tâm lí học mà còn có sức hấp dẫn cả các nhà triết học, dân tộc học, xã hội học. Nó trở thành một lí thuyết quan trọng của ngôn ngữ học. Ở châu Âu phải kể đến W. Humboldt (1767-1835) với những quan niệm nổi tiếng về “ngôn ngữ là linh hồn dân tộc”, về hình thái bên trong của từ; ở châu Mỹ phải nhắc đến F. Boas (1858-1942), và nhất là E. Sapir (1884-1939) và B. Whorf (1897-1941) với giả thuyết đƣợc gọi là “giả thuyết Sapir- Whorf” về nguyên lí tính tƣơng đối của ngôn ngữ (Linguistic Relativity). Ở Việt Nam là các nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, Phan Ngọc, Trịnh Kim Ngọc về “văn hóa - ngôn ngữ học” (cultural linguistics); của Lí Toàn Thắng, Nguyễn Đức Tồn về “tâm lí - ngôn ngữ học” (Psycholinguistics); của Phạm Đức Dƣơng, Nguyễn Văn Chiến về “dân tộc - ngôn ngữ học” (Ethnolinguistics)… Có thể thấy rằng, từ khi giả thuyết tƣơng đối ngôn ngữ học của E. Sapir và B.L. Whorf ra đời, nó nhƣ một ngòi nổ làm bùng lên những tranh luận rất thú vị trong các công trình nghiên cứu về sau. Những nghiên cứu liên ngành nói trên là một trong nhƣng điều kiện cho sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ hậu cấu trúc trên thế giới, đáng chú nhất là ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học nhân chủng.

Ngôn ngữ luôn xuất hiện, gắn bó với đời sống con ngƣời, nó ăn sâu vào đời sống của con ngƣời. Có ngôn ngữ là có con ngƣời và có con ngƣời là có ngôn ngữ. Xét từ góc độ ngôn ngữ học, mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, thƣờng đƣợc thể hiện trong 3 phƣơng diện sau:

b. Ngôn ngữ là hiện thân (embody) của hiện thực văn hóa.

c. Ngôn ngữ biểu trƣng (symbolize) hiện thực văn hóa [126, tr.78].

Trong những nghiên cứu ngôn ngữ học có liên quan đến vấn đề văn hóa, có thể nhận thấy một điểm chung: thông thƣờng vấn đề này không đƣợc khảo sát song song giữa ngôn ngữ và văn hóa, mà đƣợc đặt trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - tƣ duy. Do vậy, nhắc đến khái niệm văn hóa - dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp bao giờ cũng liên quan đến “lối nghĩ riêng”, “cách tƣ duy riêng” của dân tộc đó về các sự vật, hiện tƣợng của thế giới xung quanh, của tự nhiên, xã hội và con ngƣời ở đất nƣớc đó, lãnh thổ đó. Vậy những biểu hiện của lối nghĩ và cách tƣ duy ấy có từ đâu?

Trƣớc hết, nó đƣợc thể hiện ở mặt nội dung của ngôn ngữ, vì chức năng của ngôn ngữ là phƣơng tiện của tƣ duy. Tiếp theo là mặt ngữ nghĩa của các từ, vì nói nhƣ nhà tâm lí học L.X. Vƣgôtxki: “Nghĩa (của từ) đồng thời là ngôn ngữ và tƣ duy vì nó là đơn vị của tƣ duy (bằng) ngôn ngữ” [dẫn theo 126, tr.78].

Rõ ràng ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mọi đặc trƣng của văn hóa đƣợc biểu hiện qua ngôn ngữ còn ngôn ngữ phản ánh những đặc trƣng của văn hóa. Là một thành tố của nền văn hóa tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt, là “phƣơng tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trƣng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ đặc điểm của nền văn hóa dân tộc đƣợc lƣu giữ lại rõ ràng nhất” [135, 47].

Có thể khẳng định rằng không thể nghiên cứu mối liên quan giữa văn hóa với ngôn ngữ mà lại bỏ qua vấn đề nhận thức, vấn đề tƣ duy của những ngƣời thuộc một cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ đang đƣợc nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)