6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
1.3.2. Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ
Quảng Bình, nhƣ đã đề cập, là vùng đất phản ánh sự đa dạng phong phú về ngôn ngữ. Ở bình diện đồng đại, từ vựng trong TQB gồm: từ thuần Việt, từ Hán
Việt, từ ngữ của các tộc ngƣời, dân tộc thiểu số sống ở miền tây Quảng Bình. Những đặc điểm này thể hiện rõ trong địa danh ở Quảng Bình.
1.3.2.1. Địa danh thuần Việt
Trong địa danh tỉnh Quảng Bình các yếu tố chủ yếu có nguồn gốc thuần Việt và Hán Việt. Địa danh có nguồn gốc thuần Việt xuất hiện ở 2804 trƣờng hợp, chiếm tỉ lệ 40%. Trong đó các địa danh tự nhiên là 1437 trƣờng hợp (20,50%); địa danh cƣ trú hành chính là 895 trƣờng hợp (12,77%); địa danh công trình xây dựng là 472 trƣờng hợp (6,73%). Các địa danh thuần Việt có thể kể tên nhƣ: đồng Bàu, đồng Bến, đồng Côi, đồng Đưới, đồng Trữa, đồng Lở (ĐH) hay xóm Cụp, xóm Rào, xóm Chợ, xóm Chùa, xóm Bàu Bàng, xóm Treo (BT)… Địa danh có nguồn gốc thuần Việt thƣờng hay đi kèm với thành tố chung chỉ địa hình thiên nhiên nhƣ: đồông,
bại, cồn, hoang, khe, rào, hoang, hà, rú, đôộng... Trái lại, địa danh có nguồn gốc Hán Việt rất ít kết hợp với các thành tố chung này, chỉ có một vài trƣờng hợp nhƣ:
đồng Tam Bảo, đồng Thập Nhị (BT).... Một số thành tố chung thuộc loại hình địa danh hành chính thời phong kiến nhƣ: phủ, châu, tổng..., địa danh công trình xây dựng nhƣ: khu tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ,…thƣờng không đi với địa danh có nguồn gốc thuần Việt.
1.3.2.2. Địa danh có nguồn gốc Hán Việt
Địa danh có nguồn gốc Hán Việt thu thập đƣợc gồm 3612 trƣờng hợp, chiếm tỉ lệ 51,53%. Trong đó, địa danh tự nhiên là 1131 trƣờng hợp, chiếm 16,13%; địa danh cƣ trú hành chính là 1905 trƣờng hợp, chiếm 27,18%; địa danh công trình xây dựng là 576 trƣờng hợp, chiếm 8,22%. Có thể nhận thấy địa danh cƣ trú-hành chính có nguồn gốc Hán Việt chiếm ƣu thế. Gần nhƣ tất cả các địa danh có hai yếu tố trở lên gắn với các đơn vị dân cƣ đều có nguồn gốc Hán Việt. Ví dụ: làng Thuận Bài, làng Thổ Ngọa, làng Pháp Kệ (QT), làng Quảng Cư
(LT), làng Hiển Lộc (QN), xã Quang Phú, xã Bảo Ninh, xã Đức Ninh (ĐH). Hiện tƣợng này là phổ biến cho hầu hết tên gọi địa danh ở nhiều vùng miền khác, phục vụ cho chính quyền các thời kỳ quản lý hành chính, ghi chép sổ sách. Còn trong nhân gian thì vẫn sử dụng những tên Nôm gần gũi nhƣ: làng Lòi - xã
Hoành Phố, làng Bún - xã Đại Hữu, làng Ngói - xã Mỹ Thổ, làng Cồn - xã Cổ Giang...
1.3.2.3. Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp
Địa danh tỉnh Quảng Bình có nguồn gốc hỗn hợp gồm những từ ngữ có sự kết hợp một yếu tố Hán Việt và một yếu tố thuần Việt, hoặc hỗn hợp cả Hán Việt, thuần Việt và chữ số. Chẳng hạn: bản Hà Nôông (Dân Hóa-MH), làng Kim Sen
(QN), bản Trung Đoàn Mới (Kim Thủy), Quốc Lộ 1A... Tổng số địa danh có tên riêng cấu tạo nguồn gốc hỗn hợp là 425 trƣờng hợp, chiếm 6,06%, phân bố gần nhƣ đều nhau trong các loại hình địa danh. Cùng với các loại địa danh có nguồn gốc nhƣ trên, trong địa danh ở Quảng Bình còn có một bộ phận rất ít các tên gọi có nguồn gốc các ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Pháp, tiếng Lào, tiếng dân tộc thiểu số vùng núi Quảng Bình, nhƣng với số lƣợng hết sức hạn chế. Vì thế có thể nói chúng không trở thành đặc điểm cấu tạo trong địa danh ở tỉnh Quảng Bình.
1.3.2.4. Địa danh khó xác định nguồn gốc
Ngoài một số địa danh của dân tộc thiểu số (96 trƣờng hợp, chiếm 1,37%), trong những địa danh chúng tôi khảo sát có những tên gọi khó xác định nguồn gốc, cần đƣợc tiếp tục tìm hiểu thêm. Quảng Bình đã từng là “phên dậu”, “biên ảỉ” của Đại Việt trong lịch sử. Hơn nữa, đây là một trong những vùng đất cổ, giao thoa và tiếp biến nhiều nền văn hóa nên có những tên gọi cổ vẫn tồn tại đến ngày nay.
Những điều trình bày trên cho thấy, địa danh ở Quảng Bình có nhiều nguồn gốc khác nhau. Trong đó, đại đa số có nguồn gốc thuần Việt (40%), và Hán Việt (51,53 %). Những tên riêng có nguồn gốc ngôn ngữ khác là không đáng kể.
Kết quả thống kê các tên riêng về mặt nguồn gốc ngôn ngữ nhƣ vừa nêu cho thấy “ƣu thế” của địa danh Hán Việt và thuần Việt trong địa danh tỉnh Quảng Bình. Có thể thấy đƣợc những khó khăn nhất định trong việc “giải mã” hệ thống địa danh ở đây về mặt ý nghĩa, vì các tên Nôm thuần Việt, nhất là những tên cũ, tên cổ và những từ mang đặc trƣng thổ ngữ của tiếng Quảng Bình, trong nhiều trƣờng hợp khó xác định đƣợc ý nghĩa. Do đó, tìm đƣợc “lí do” tên gọi của những địa danh ấy là điều không dễ dàng, vì cùng với thời gian, các dữ liệu liên quan đến
sự hình thành và tồn tại của các địa danh đó không còn nhiều. Chẳng hạn ở thời điểm hiện nay nhƣ các địa danh: huyện Bố Trạch, làng Đông Hồi, động Chấn, làng Tùng Chất, làng Cộ, xóm Dum, xóm Đồm, hay các địa danh: Chày Lập, Hà Lời, Cửa Phú, Phù Trịch, Cổ Tràng, Trằm Mé, Mốc Định, Trường Dục...; Một số địa danh ngôn ngữ dân tộc thiểu số nhƣ: bản Lòm, bản Oóc, bản Rì Rị, bản Ón, thôn Rỏi, thôn Két..., do chúng tôi chƣa có điều kiện tiếp cận sâu vào ngữ vựng các dân tộc thiểu số, cũng khó giải thích đƣợc nghĩa. Hay các tên bản: Kim Kảng, Ta Leng, Rôông, Noòng .... chỉ là tiếng dân tộc thiểu số đã phiên âm qua tiếng Việt.