Thanh điệu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 48)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.2.3.5. Thanh điệu

Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng địa phƣơng Quảng Bình có 5 thanh điệu:

ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi. Khác với TPT, trong TQB không có thanh ngã. Phần lớn thanh ngã nhập vào thanh hỏi, có nơi nó nhập với thanh huyền và thanh nặng [24], [137]. Ở một số trƣờng hợp, thanh hỏi và thanh ngã lại nhập với các thanh khác tạo nên tình trạng chỉ có 4 thanh điệu ở các xã Hƣơng Hóa, Thanh Hóa (TH) và xã Hạ Trạch (BT) [38]. Phẩm chất ngữ âm của các thanh nhƣ sau:

- Thanh ngang: là thanh xuất phát từ cao độ hơi cao, có âm điệu hơi đi lên với độ dốc không lớn, ký hiệu là thanh 1. Ở một số thổ ngữ (nhƣ ở Lý Hòa, Diêm Điền) có sự phát âm lẫn lộn giữa thanh ngang và thanh huyền.

Ví dụ: /ka1/ gà /kεŋ1/ canh (ăn)

- Thanh huyền: Là thanh xuất phát từ cao độ trung bình thấp, tạo thành một đƣờng dốc thoai thoải đi xuống, ký hiệu là thanh 2. Ví dụ:

Tƣơng ứng thanh huyền - thanh ngang: /ʈun2/ trùn - giun

Tƣơng ứng thanh huyền - thanh nặng: /lăŋ2/ lằng - (con) nhặng

- Thanh hỏi: Thanh này xuất phát từ âm vực hơi thấp, ký hiệu âm vị học là thanh 3. Trong TQB, thanh hỏi và thanh ngã (trong TPT) đã bị nhập làm một. Thanh hỏi ở Quảng Bình đôi khi nghe có hiện tƣợng tắc thanh hầu ở cuối.

Ví dụ: /ma3/ mồ, mả /ta3/ tả, tã /ɣa3/ gã

- Thanh sắc: Là thanh xuất phát từ âm vực trung bình thấp, hơi đi ngang dần lên rồi kết thúc ở cao độ hơi cao, ký hiệu là thanh 4.

Ví dụ: /ma4/ má, mạ /lɔm4/ (nghe) lóm, lỏm

- Thanh nặng: Xuất phát từ cao độ trung bình thấp (thấp hơn thanh hỏi), đƣờng nét đi xuống dần, về cuối có hiện tƣợng tắc thanh hầu, ký hiệu thanh 5. Ví dụ: /ta5/ tạ /dan5/ dạn

Tƣơng ứng thanh nặng - thanh hỏi: /c 5/cựa - cửa (sông) Tƣơng ứng thanh nặng - thanh ngã: /du 5/ đụa - (đôi) đũa

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)