CẤU TẠO ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 60)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2. CẤU TẠO ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1. Mô hình cấu tr c phức thể địa danh

Địa danh, nói theo nghĩa rộng là tên gọi của một vùng. Địa danh chính là mã hiệu văn tự ngôn ngữ của không gian địa lý đƣợc con ngƣời thống nhất đặt cho vùng địa lý có phạm vi, hình thái đặc trƣng và vị trí riêng. Bất kỳ một địa danh nào đều bao hàm hai yếu tố, đó là vị trí không gian địa lý và mã hiệu ngôn ngữ. Vị trí không gian địa lý là chỉ vùng địa danh đó, mã hiệu ngôn ngữ là gọi tên vùng địa danh đó.

Địa danh, nhìn từ góc độ hình thức ngôn ngữ, là từ hoặc cụm từ cố định trong ngôn ngữ. Từ ngữ địa danh cũng giống nhƣ những loại từ ngữ khác, đều có hình thức kết cấu nhất định. Cấu trúc của một phức thể địa danh thƣờng có hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất đi trƣớc có chức năng chỉ loại hình của đối tƣợng đƣợc đặt tên ở bộ phận thứ hai đi sau nó.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu địa danh bàn về vấn đề này. A.V. Superanskaja cho rằng: “Những mục tiêu địa lý có hai loại tên: Tên chung để xếp chúng vào hệ thống khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật này làm thành một phức thể địa danh” [114, tr.13]. Tác giả Phạm Tất Thắng đã dẫn lời của Refomatxkij: “tên chung (general names) là tên gọi thƣờng gắn với một lớp đối tƣợng cùng loại, còn tên riêng (proper names) là tên cho một đối tƣợng cá biệt” [125, tr.33]. Tác giả Lê Trung Hoa thì xác định rằng: “Trƣớc địa danh Việt Nam ta có thể đặt danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh và yếu tố chung này không phải là thành tố của địa danh nên không viết hoa” [67, tr.21]. Tác giả Từ Thu Mai cũng cho rằng: “Khi đã phân biệt thành bộ phận từ ngữ chung và bộ phận tên riêng, địa danh đƣợc hiểu chỉ là bộ phận tên riêng, còn bộ phận từ ngữ chung đƣợc đặt trƣớc tên riêng đó chỉ có tính chất đi kèm, chỉ loại hình đối tƣợng địa lý mà thôi” [93, tr.55]. Từ nhận định đó, tác giả đi đến kết luận “có thể thống nhất rằng địa danh chỉ là bộ phận tên riêng của đối tƣợng địa lý… cả bộ phận từ ngữ chung và tên riêng đều nằm trong một cụm từ có chứa địa danh. Để tiện sử dụng có thể quy ƣớc cách gọi cụm từ ” [93, tr.56].

Về vấn đề phức thể địa danh (theo cách gọi của Từ Thu Mai [93] và Trần Văn Sáng [111]), chúng tôi thống nhất với các ý kiến cho rằng một phức thể địa danh bao giờ cũng có hai yếu tố, yếu tố thứ nhất là thành tố chung giúp chúng ta nhận biết đối tƣợng một cách tổng quát, yếu tố thứ hai là thành tố riêng (tên riêng- địa danh) nhằm xác định đối tƣợng một cách cụ thể.

Về quan niệm địa danh chỉ là tên riêng hay gồm cả thành tố chung, chúng tôi thấy rằng trong thực tế hành chức của các đơn vị định danh, ở nhiều trƣờng hợp, địa danh chỉ tồn tại trong bộ phận tên riêng mà những yếu tố chung đi kèm không nhất thiết tồn tại, chẳng hạn nhƣ: Sài Gòn, Hà Nội, Đồng Hới… Khi sử dụng các đơn vị này chúng ta gần nhƣ không dùng thành tố chung đi kèm trƣớc nó là danh từ chung

thành phố. Trái lại, khi nói đi thành phố Hồ Chí Minh, đi đường Võ Nguyên Giáp

chúng ta không thể bỏ từ thành phố, đường, vì nếu không sẽ nhầm lẫn giữa địa danh và hiệu danh(thành phố Hồ Chí Minh - bảo tàng Hồ Chí Minh, đường Võ Nguyên Giáp - trường THPT Võ Nguyên Giáp). Trong nhiều trƣờng hợp, yếu tố chung đi kèm có tác dụng khái quát hóa rất cao mà khi sử dụng địa danh, gần nhƣ không thể bỏ qua. Thậm chí, có khi thành tố chung còn có chức năng bao quát cho cả địa danh. Chẳng hạn nhƣ chúng ta có thể nói: đi đồng về, đi rú về,…trong trƣờng hợp cụ thể nào đó mà không nhất thiết phải nói rõ địa danh cụ thể đồng nào, nào

Một đơn vị địa danh có thành tố chung khái quát hóa rất cao khác, có thể thay thế cho cả địa danh là chợ. Mọi ngƣời sử dụng rất phổ biến cách nói đi chợ về, hay hỏi nhau đi chợ chưa? mà yếu tố tên riêng nhiều lúc không nhất thiết phải có mặt. Trong những trƣờng hợp này, khó có thể phủ nhận vai trò của thành tố chung trong một phức thể địa danh.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, ở 2 cách nói nhƣ đi chợ về/ đi chợ về chưa?đi Bến Thành về/ đi Bến Thành về chưa? có những tiêu điểm thông tin khác nhau. Ở cách nói thứ nhất, ngƣời nói chỉ đề cập đến một địa điểm khái quát, trừu tƣợng; còn ở cách nói thứ 2, ngƣời nói đã xác định đƣợc một địa điểm cụ thể. Bên cạnh đó, không thể loại trừ cách nói thứ hai vì trong thực tế, nó có thể xảy ra, tùy thuộc vào tình huống giao tiếp cụ thể.

Nhƣ vậy, khi xem xét mô hình cấu trúc của một phức thể địa danh thật khó để phân biệt và đánh giá thành tố nào quan trọng hơn thành tố nào, vì cả hai thành tố đều có vai trò và chức năng khác nhau trong việc tạo lập một phức thể địa danh. Từ cách tiếp cận vấn đề nhƣ vừa nêu, theo quan niệm của chúng tôi, một địa danh, hay một phức thể địa danh luôn gồm 2 thành tố: thành tố chung chỉ loại và tên riêng cụ thể hóa loại hình địa danh. Thuật ngữ thành tố chungtên riêng-địa danh

(thành tố riêng) mà chúng tôi sử dụng trong luận án đƣợc chuyển dịch và kế thừa từ các khái niệm của Naftali Kadmon sử dụng để nói về địa danh: “generic elements” và “specific elements” [170, 39]. Qua thực tiễn khảo sát địa danh trên địa bàn Quảng Bình, chúng tôi mô hình hoá cấu trúc phức thể địa danh ở Quảng Bình ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Mô hình cấu tr c phức thể địa danh tỉnh Quảng Bình Thành tố chung (A)

(loại hình địa danh)

Tên riêng (B)

(địa danh - đối tƣợng khu biệt) Số lƣợng âm tiết tối đa Số lƣợng âm tiết tối đa

1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7

Nghĩa trang liệt sỹ Thị Trấn Nông Trƣờng Việt Trung

Trận địa Đại Đội Nữ Pháo Binh Ngƣ Thủy

Trên đây là mô hình đƣợc xây dựng trên cơ sở khái quát về một phức thể địa danh có độ dài lớn nhất ở Quảng Bình mà chúng tôi khảo sát. Mô hình này khác về độ dài tối đa so với mô hình của các tác giả Nguyễn Kiên Trƣờng (địa danh Hải Phòng), Phan Xuân Đạm (địa danh Nghệ An), Từ Thu Mai (địa danh Quảng Trị), Trần Văn Dũng (địa danh Đak Lak). Thực tế ở Quảng Bình, địa danh có số lƣợng âm tiết lớn nhƣ thế là không nhiều, chủ yếu ở loại hình địa danh chỉ công trình xây dựng (nghĩa trang liệt sỹ Giao Thông-Cục Công Trình I, nông trường cao su Phú Quí, khu tưởng niệm Liệt sỹ Đường 20 Quyết Thắng....).

Về quan hệ giữa thành tố chung (A) và tên riêng (B) trong phức thể địa danh, chúng tôi cho rằng: A là cái đƣợc hạn định và B là cái hạn định. A và B luôn có quan

hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau trong các quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đó là quan hệ giữa A, thành tố biểu thị một loạt đối tƣợng có cùng thuộc tính và B biểu thị các đối tƣợng đơn lẻ có đặc điểm riêng thuộc A.

2.2.2. Thành tố chung

2.2.2.1. Khái niệm thành tố chung

Liên quan đến thành tố chung trong địa danh Ấn - Âu, A.I. Popov cho rằng: “bất cứ hiện tƣợng hàng loạt nào (lặp lại, tƣơng tự) trong toàn bộ địa danh cần đƣợc nghiên cứu cẩn thận, vì các yếu tố lặp lại đó thƣờng biểu hiện thể và giống của địa danh và cũng là đặc trƣng của một ngôn ngữ” [dẫn theo 141, tr.57]. Theo A.V. Superanskaja, thành tố chung “là những tên gọi chung liên kết các đối tƣợng địa lý với mọi vật khác của thế giới hiện thực, chúng đƣợc diễn đạt bằng các danh từ chung vốn đƣợc dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tƣợng này theo kiểu có cùng đặc điểm nhất định” [114, tr.13]. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Lê Trung Hoa đã đƣa ra nhận xét: “Các địa danh ở Nam Bộ có một đặc điểm nổi rõ rất dễ nhận thấy, đó là sự xuất hiện của hàng loạt thành tố chung chẳng hạn nhƣ gò: gò Công, gò Vấp, gò Quan…; cái: cái Răng, cái Mơn, cái Sắn...” [dẫn theo 93, tr. 70].

Từ những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, khái niệm thành tố chung trong phức thể địa danh là những danh từ (hay danh ngữ) dùng để chỉ một lớp sự vật, đối tượng cùng loại hình và cùng thuộc tính bản chất. Thành tố chung vừa mang ý nghĩa về mặt hình thức (tạo nên chỉnh thể của phức thể địa danh) lại vừa mang ý nghĩa về mặt nội dung (xác định loại hình của đối tƣợng đƣợc gọi tên).

2.2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh tỉnh Quảng Bình

Khảo sát địa danh ở Quảng Bình, dựa vào các nguồn tƣ liệu, chúng tôi đã thu thập 7009 địa danh ghi bằng tiếng Việt với 149 thành tố chung, đƣợc thống kê và phân loại ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thống kê cấu tạo thành tố chung của địa danh tỉnh Quảng Bình TT Số lượng âm tiết Số lượng thành tố chung Tỷ lệ%

1 Một âm tiết 113 75,8

2 Hai âm tiết 28 18,8

3 Ba âm tiết 7 4,7

4 Bốn âm tiết 1 0,7

Cộng 149 100

Đặc điểm đầu tiên có thể thấy về mặt cấu tạo của địa danh ở Quảng Bình là sự xuất hiện với tần số cao của những thành tố chung có cấu tạo đơn âm tiết. Trong tổng số 149 thành tố chung chỉ các loại hình đối tƣợng địa lí có 113 thành tố chung có cấu tạo đơn âm tiết, chiếm tỉ lệ 75,8%; ví dụ: làng La Hà (QT), động Phong Nha (BT), đèo Ngang (QT), bến Tiên (QN),… Số lƣợng thành tố chung có cấu tạo đa âm tiết (gồm hai âm tiết trở lên) chiếm số lƣợng ít hơn nhiều. Thành tố chung có cấu tạo 2 âm tiết là 28 trƣờng hợp, chiếm 18,8%; ví dụ: ngã ba Tam Tòa (ĐH), di chỉ

Bàu Tró (ĐH), bến đò Mẹ Suốt (ĐH),... Thành tố chung có cấu tạo 3 âm tiết là 7 trƣờng hợp, chiếm 4,7%; chẳng hạn nhƣ: khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (BT),

khu tưởng niệm Liệt Sỹ Đƣờng 20 Quyết Thắng (BT). Thành tố chung có 4 âm tiết chỉ có 1 trƣờng hợp, chiếm 0,7% (nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc, nghĩa trang liệt sỹ

Quảng Phú...).

Thống kê cho thấy hầu hết các thành tố chung chỉ địa hình tự nhiên ở Quảng Bình đƣợc khảo sát đều có cấu tạo đơn âm tiết, còn những thành tố chung có cấu tạo đa âm tiết chủ yếu tồn tại ở loại hình địa danh cƣ trú-hành chính nhƣ: thành phố, thị trấn, khu phố, khu dân cƣ và những địa danh chỉ công trình xây dựng nhƣ: khu tưởng niệm, bến phà, cầu vượt, khu bảo tồn, khu du lịch, nghĩa trang liệt sỹ,...

Kết quả thống kê và phân loại cụ thể về khả năng kết hợp của các loại thành tố chung xét theo số lƣợng âm tiết với tên riêng để tạo ra phức thể địa danh ở Quảng Bình đƣợc thể hiện cụ thể ở Bảng 2.6.

Theo kết quả thống kê, xét theo số lƣợng thành tố chung, có thể thấy những thành tố chung chỉ có 1 âm tiết có khả năng kết hợp với tên riêng để tạo ra địa danh là rất lớn, với 6344 địa danh, chiếm tỉ lệ 90,51% trên tổng số 7009 địa danh thu thập đƣợc. Thành tố chung có cấu tạo 2 âm tiết kết hợp với tên riêng, tạo ra 455 địa danh, chiếm tỉ lệ 6.49%. Thành tố chung có 3 âm tiết tạo ra 123 địa danh, chiếm tỉ lệ 1,76%, và thấp nhất là trƣờng hợp thành tố chung 4 âm tiết, chỉ có 87 địa danh (nghĩa trang liệt sỹ), chiếm tỉ lệ 1,24% trong tổng số địa danh. Nhƣ vậy, có thể thấy thành tố chung có cấu tạo càng nhiều âm tiết thì khả năng tạo ra địa danh càng ít.

Bảng 2.6. Thống kê tần số xuất hiện của các địa danh tỉnh Quảng Bình đi kèm với các loại thành tố chung

TT Số lượng âm tiết Tỷ lệ

xuất hiện Tỷ lệ % Ví dụ

1 Một âm tiết 6344 90,51 Làng Thuận Bài

Thôn Sa Động

2 Hai âm tiết 455 6,49 Di chỉ Cồn Nền

3 Ba âm tiết 123 1,76 Khu kinh tế Hòn La

4 Bốn âm tiết 87 1.24 Nghĩa trang liệt sỹ

Thị Trấn Ba Đồn

Cộng 7009 100

Xét khả năng cấu tạo của thành tố chung trong địa danh ở Quảng Bình theo thuộc tính đối tƣợng phản ánh, chúng ta có thể thấy:

- Trong tổng số 149 thành tố chung đƣợc thống kê thì có 79 thành tố chung chỉ các đối tƣợng địa lí tự nhiên, chiếm tỉ lệ 53% tổng số thành tố chung, xuất hiện ở 2742 địa danh, chiếm 39,12% tổng số địa danh thu thập đƣợc.

- Loại thành tố chung chỉ các đối tƣợng địa lí không phải tự nhiên là 70 thành tố, chiếm 47%. Trong đó có 33 thành tố chung thuộc các địa danh cƣ trú hành chính, chiếm 22,1%, thể hiện ở 2985 địa danh, chiếm 42,59%. Thành tố chung chỉ

các công trình xây dựng là 37, chiếm 24,8%, kết hợp với thành tố riêng tạo ra 1282 địa danh, chiếm 18,29% tổng số địa danh.

Trong tổng số 149 thành tố chung ở địa danh Quảng Bình có 126 thành tố chung mang yếu tố toàn dân, xuất hiện nhiều trong địa danh của các địa phƣơng khác, chiếm tỷ lệ 84,6%, lớn hơn nhiều so với 23 thành tố chung còn lại mang bản sắc riêng của tiếng địa phƣơng Quảng Bình, chiếm 15,4%. Đây là hiện tƣợng phổ biến của địa danh ở nhiều vùng. Lớp thành tố chung có dấu ấn riêng ở mỗi vùng phƣơng ngữ tuy số lƣợng không nhiều nhƣng nó chính là đối tƣợng đáng quan tâm, vì nó sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về địa bàn mà chúng ta khảo sát, nhƣ điều kiện tự nhiên, cấu tạo địa hình, ngôn ngữ ... Những thành tố chung đó, cùng với những tên riêng có tính chất đặc trƣng sẽ góp phần giúp ngƣời nghiên cứu khám phá đƣợc những vấn đề mới về văn hóa, ngôn ngữ, hoạt động của con ngƣời ở mỗi vùng miền khác nhau. Những thành tố chung nhƣ: bỉ, trằm, roọng, lùm, sác, hung, phe, trôổng, đôộng, đuồi,… trong địa danh tỉnh Quảng Bình có đặc điểm riêng, nếu không phải ngƣời địa phƣơng thì khó lòng nắm bắt đƣợc ý nghĩa của các tên gọi có loại thành tố chung này.

Tóm lại, về mặt cấu tạo, khảo sát thực tế cho thấy các thành tố chung ở địa danh tỉnh Quảng Bình vừa mang những đặc điểm của thành tố chung trong địa danh các vùng miền khác, vừa mang những nét đặc trƣng riêng. Việc nhận thức nhóm thành tố có tính chất chung là điều khá đơn giản. Còn đối với các đối tƣợng có tính chất riêng gắn với Quảng Bình phải đƣợc lý giải không thể không tính đến những kinh nghiệm, nhận thức của ngƣời địa phƣơng thì mới đầy đủ, chính xác.

2.2.2.3. Chức năng của thành tố chung

a. Thành tố chung có chức năng phân biệt các loại hình đối tƣợng địa lí (Ví dụ: sông khác với hồ, bến đò khác với cảng). Có thể gọi đây là bƣớc định danh thứ nhất trong cách thức cấu tạo địa danh để có thành tố chung, hay tên chung, phân biệt với tên riêng trong một phức thể địa danh.

b. Thành tố chung có chức năng hạn định cho thành tố riêng. Nhờ chức năng này mà trong khá nhiều trƣờng hợp thành tố riêng đƣợc hạn định và phân biệt rõ ràng.

Chẳng hạn nhƣ các thành tố sôngcầu có chức năng phân biệt loại hình đối tƣợng địa lí, vừa có chức năng hạn định một cách cụ thể trong phức thể địa danh nhƣ sông Long Đạicầu Long Đại, bến phà Long Đại (QN) … Tƣơng tự, nhờ có sự hạn định của các thành tố chung nhƣ: chợ, bến xe, thành phố,... mà chúng ta phân biệt đƣợc loại hình địa danh và tên riêng một cách cụ thể trong các phức thể địa danh dạng nhƣ: thành Đồng Hới chợ ĐồngHới, chợ Ba Đồn bến xe Ba Đồn (QT)…

c. Thành tố chung có chức năng chuyển hóa. Trƣờng hợp nếu thành tố chung không thực hiện chức năng đi trƣớc, kết hợp để phân biệt loại hình cho tên riêng thì

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)