6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
1.1.4. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ học truyền thống có ba ngành chính là ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Mỗi ngành này lại có những ngành nhỏ khác nhau. Trong từ vựng học có một phân ngành là danh xưng học, chuyên nghiên cứu tên riêng. Danh xƣng học lại có hai ngành nhỏ hơn là: nhân danh học
và địa danh học. Trong đó, nhân danh học chuyên nghiên cứu về tên ngƣời, địa danh học nghiên cứu về tên gọi địa lý gồm các mặt chính: lịch sử hình thành, biến đổi về cấu tạo, chức năng phản ánh hiện thực (ý nghĩa). Trên lý thuyết, trong danh xƣng học còn có một ngành khoa học nữa là hiệu danh học, nghiên cứu tên riêng các thiên thể, các nhãn hiệu sản phẩm, các biển hiệu. Đến lƣợt nó, địa danh có thể chia ra nhiều ngành nhỏ hơn nhƣ: thủy danh học (đối tƣợng sông, suối…), sơn danh học (tên núi, đồi...), phƣơng danh học (các địa điểm quần cƣ), phố danh học (các đối tƣợng thuộc thành phố).... Chúng ta có thể mô hình hóa vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học, đã đƣợc tác giả Lê Trung Hoa [67] xác định theo sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học
Từ vựng học Ngữ pháp học Ngữ âm học
Danh xƣng học
Địa danh học Hiệu danh học
Nhân danh học
1.1.5. Hướng tiếp cận khi nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu địa danh, nhƣ đã trình bày ở trên, là nghiên cứu cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của các tên gọi chỉ các đối tƣợng địa lý. Mỗi ngƣời nghiên cứu đều xác định một hƣớng tiếp cận chủ yếu tùy theo mục đích, nội dung, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu cụ thể của mình. Từ góc độ ngôn ngữ học, có thể khái quát các hƣớng tiếp cận chung, cơ bản trong nghiên cứu địa danh hiện nay nhƣ sau:
- Tiếp cận theo hƣớng đồng đại khi phân tích, tìm hiểu các đặc điểm về mặt cấu tạo và ý nghĩa của địa danh [93], [50].
- Tiếp cận theo hƣớng lịch đại khi truy tìm nguồn gốc và nghiên cứu sự biến đổi của địa danh qua các thời kỳ [23], [33], [36], [40], [41].
- Tiếp cận địa danh dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hóa, xem xét giá trị phản ánh hiện thực của địa danh, thể hiện qua thành tố chung và tên riêng trong mỗi phức thể địa danh [32], [34], [36], [39], [63], [68].
- Nghiên cứu về vấn đề chuẩn hóa địa danh trong văn bản tiếng Việt, đặc biệt đối với địa danh tiếng nƣớc ngoài, địa danh tiếng Việt cổ, tiếng các dân tộc thiểu số. Từ đó, đề ra giải pháp ghi địa danh thống nhất phục vụ công tác lập bản đồ, chuẩn hóa tên riêng tiếng Việt trên sách báo và các phƣơng tiện thông tin đại chúng [111], [151].
Hƣớng tiếp cận địa danh dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hóa là vấn đề thời sự hiện nay, đang đƣợc giới nghiên cứu địa danh quan tâm. Thực chất của việc nghiên cứu địa danh theo hƣớng liên ngành này là xem địa danh đã phản ánh những đặc điểm văn hóa và thực tiễn cuộc sống nhƣ thế nào, và ngƣợc lại văn hóa đƣợc phản ánh qua địa danh ra sao. Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình trong sự tìm hiểu khả năng tƣơng tác giữa địa danh và các thành tố văn hóa là điểm đến của chúng tôi với mong muốn góp phần bổ sung cho sự nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong từng vùng lãnh thổ, thể hiện qua từng vùng địa danh.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH
1.2.1.1. Về địa lý
Quảng Bình, một tỉnh nhỏ hẹp ở miền Trung Việt Nam, nằm trong vùng tọa độ 18005’12” - 17005’02” vĩ độ Bắc, 105036’55” - 106059’37” kinh độ Đông, phía bắc giáp Hà Tĩnh với dãy Hoành Sơn chạy từ tây sang đông, dài 129 km, phía nam giáp Quảng Trị với chiều dài 75 km, phía tây giáp tỉnh Khăm Muộn (Lào) với đƣờng biên giới dãy Trƣờng Sơn phân cách chạy dài 201,87km, phía đông là bờ biển với những bãi cát trắng nối liền nhau dài 116,04km [29].
Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.065 km2 đƣợc chia thành sáu huyện và một thành phố. Trong đó có năm huyện và một thành phố có vùng đồng bằng lớn hơn là Đồng Hới, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch và hai huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa. Thiên nhiên ƣu đãi cho Quảng Bình một cảnh quan địa hình đa dạng, với sự hội tụ đầy đủ rừng núi, đồi bãi, đồng bằng, đầm phá, sông biển…
Vùng rừng núi Quảng Bình có diện tích tự nhiên 4.497 km2, nằm dọc theo triền đông của dãy Trƣờng Sơn, nghiêng dần theo hƣớng tây - đông và có độ dốc không đều nhau. Các dãy núi nối liền nhau trùng điệp tạo thành hình vòng cung có một đầu nhô ra sát biển (dãy Hoành Sơn), giữa chúng có khi gián đoạn bởi những thung lũng karst. Cũng vì địa hình karst hoạt động mạnh nên ở đây đã hình thành nhiều hang động nổi tiếng, nhƣ động Phong Nha, động Tiên Sơn và các hệ thống hang động trong khối đá vôi Kẻ Bàng: Minh Cầm, Yên Lạc, Chân Linh…
Núi rừng ở Quảng Bình với những dãy núi cao nhƣ đỉnh Giăng Màn, đèo Mụ Giạ, Ba Rền, Đầu Mâu, Kê Quan, Thần Đinh cùng với sông Nhật Lệ, Linh Giang,… tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình [116, tr 23].
Song song với đồi núi, đồng bằng Quảng Bình nhỏ hẹp nằm ven hạ lƣu các con sông, chiếm khoảng 10% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Đồng bằng ở đây đƣợc hình thành bởi sự bồi đắp phù sa của các con sông chảy từ thƣợng nguồn ra biển cả. Ví nhƣ đồng bằng Quảng Ninh, Lệ Thủy xƣa kia là một vùng đầm phá rộng lớn, nhƣng đƣợc phù sa của sông Kiến Giang, Long Đại bồi tụ thƣờng xuyên, đã tạo nên một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
Bờ biển Quảng Bình có chiều dài 116,04 km, vùng ven biển chiếm 3,3% diện tích toàn tỉnh, chủ yếu là những bãi cát trắng, rừng phi lao từ đèo Ngang đến Hạ Cờ. Vùng biển Quảng Bình vừa đẹp về thắng cảnh nhƣ Cảnh Dƣơng, Đá Nhảy, Nhật lệ…vừa thuận tiện cho tàu bè đánh cá đi lại. Biển Quảng Bình có nguồn lợi hải sản phong phú, trong đó có những đặc sản quý nhƣ: tôm hùm, hải sâm, cửu khổng...
Sông ngòi Quảng Bình ngắn và dốc, tất cả đều xuất phát từ dãy Trƣờng Sơn và đổ ra biển. Từ thƣợng nguồn, hàng trăm khe suối đổ vào năm con sông lớn: sông Gianh, sông Roòn, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Sông ngòi Quảng Bình vừa là nguồn lợi kinh tế với tài nguyên thiên nhiên dồi dào, vừa là môi trƣờng tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động du lịch sinh thái.
Về khí hậu, Quảng Bình cũng nhƣ toàn vùng Bắc Trung Bộ, chịu sự tác động mạnh mẽ của chế độ nhiệt đới gió mùa, nên thƣờng xuyên lũ bão trong mùa mƣa và hạn hán vào mùa khô.
Với điều kiện địa lí tự nhiên nhƣ thế, Quảng Bình vừa có nhiều thuận lợi lại vừa có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
1.2.1.2. Địa giới hành chính
Trƣớc đây Quảng Bình có những tên gọi và địa giới hành chính khác nhau. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi [136] và Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang [80], vùng đất Quảng Bình thời sơ sử thuộc bộ Việt Thƣờng, một trong mƣời lăm bộ của nƣớc Văn Lang - Âu Lạc. Đầu thời Bắc thuộc, Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam. Thời Chiêm Thành, Quảng Bình thuộc các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh. Năm 1075, dƣới thời nhà Lý, cƣơng giới lãnh thổ của Quảng Bình thuộc các châu Bố Chính và Lâm Bình. Năm 1306, dƣới triều Trần Anh Tông, nhà Trần đổi châu Lâm Bình thành phủ Lâm Bình, kiêm cả hai châu Bố Chính và Minh Linh.
Cuối đời Trần, các đơn vị hành chính của Quảng Bình là: lộ Tân Bình gồm huyện Thƣợng Phú, huyện Nha Nghi, huyện Tƣ Kiến. Châu Bố Chính có huyện Bố Chính, huyện Đặng Gia, huyện Tùng Chất [7, tr. 98].
Đầu thế kỉ XV, nhà Hồ lên thay nhà Trần đổi lộ Tân Bình thành trấn Tân Bình. Vào năm Khai Đại thứ I (1403) Hồ Hán Thƣơng đặt là phủ Tân Bình. Đến năm 1558, vùng đất Quảng Bình trở thành chiến địa của cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn. Năm 1604, Thái tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Hoàng đổi phủ Tân Bình thành phủ Quảng Bình. Trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh, từ năm 1630 nhà Nguyễn chỉ có chủ quyền từ nam sông Gianh trở vào. Lúc này phủ Quảng Bình bị thu hẹp lại còn châu Nam Bố Chính và ba huyện Khang Lộc, Lệ Thủy, Minh Linh. Cả phủ có 200 xã, 80 phƣờng, 28 thôn, 11 trang [53, tr.81-82].
Sau khi hình thành xứ “Đàng Trong” và “ Đàng Ngoài”, lấy sông Gianh làm giới tuyến Nam - Bắc, vùng đất Quảng Bình chia đôi. Từ bắc sông Gianh trở ra gọi là Bố Chính ngoại châu hay Bắc Bố Chính (huyện Quảng Trạch và Minh Hóa ngày nay) thuộc vua Lê chúa Trịnh. Từ nam sông Gianh trở vào gọi là Bố Chính nội châu hay Nam Bố Chính (gồm Bố Trạch, huyện Khang Lộc, Lệ Thủy) thuộc chúa Nguyễn. Năm 1786, sau khi giải phóng Thuận Hóa, Nguyễn Huệ tiến ra Bắc tiêu diệt chính quyền nhà Trịnh, xóa bỏ ranh giới sông Gianh và nhập hai châu Nam - Bắc Bố Chính thành châu Thuận Chính. Quảng Bình lúc này bao gồm Nam Bố Chính và Bắc Bố Chính.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long. Về mặt hành chính, Gia Long đặt vùng đất Quảng Bình là Doanh trực lệ Quảng Bình, gồm có: Phủ Quảng Bình lĩnh hai huyện Phong Lộc, Lệ Thủy và hai châu Bố Chính Nội, Bố Chính Ngoại. Huyện Minh Linh cắt về dinh Quảng Trị.
Năm 1822, vua Minh Mạng đổi châu Bố Chính Nội thành huyện Bố Chính, châu Bố Chính Ngoại thành châu Bố Chính. Đến năm 1827, đổi doanh Quảng Bình thành trấn Quảng Bình, bỏ hai chữ trực lệ, đổi châu Bố Chính thành huyện Bình Chính.
Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn Quảng Bình thành tỉnh Quảng Bình. Lúc này tỉnh Quảng Bình có địa giới từ dãy Hoành Sơn (đèo Ngang) đến huyện Lệ Thủy. Tỉnh Quảng Bình lúc thành lập gồm một phủ Quảng Bình với bốn huyện Phong Lộc, Lệ Thủy, Bố Chính và Bình Chính, sau đó đổi huyện Bình Chính thành
huyện Bố Trạch. Năm 1833 đặt thêm một phủ và hai huyện mới là phủ Quảng Trạch, huyện Phong Đăng và huyện Minh Chính. Đến năm 1936, tỉnh Quảng Bình gồm có 29 tổng và 368 làng xã [103, tr. 105].
Trong những năm 1940, Quảng Bình có hai phủ: phủ Quảng Ninh có hai huyện Phong Lộc và Phong Phú, phủ Quảng Trạch có năm huyện: Bình Chánh, Minh Chánh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa và tỉnh lỵ Đồng Hới.
Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) đến đầu năm 1976, Quảng Bình có sáu huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và tỉnh lỵ Đồng Hới. Tháng 6/1976 Quốc hội và Hội đồng Nhà nƣớc quyết định hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình Trị Thiên. Ở Quảng Bình các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh đƣợc sát nhập thành huyện Lệ Ninh, các huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa sát nhập thành huyện Tuyên Hóa. Ngày 01 tháng 07 năm 1989, tại kì họp thứ V, Quốc hội khóa VIII, tỉnh Bình Trị Thiên tách thành ba tỉnh nhƣ ban đầu: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ranh giới Quảng Bình trở lại nhƣ cũ, từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ.
Ngày 01 tháng 07 năm 1990, Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định số 190 tách huyện Lệ Ninh thành hai huyện: Lệ Thủy và Quảng Ninh; huyện Tuyên Hóa thành hai huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa. Hiện nay tỉnh Quảng Bình có sáu huyện : Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới nằm bên bờ sông Nhật Lệ - trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh [29].
Mặc dù về tên gọi và địa giới hành chính có khác nhau, lúc là một châu, một trấn, lúc là một phủ hoặc một tỉnh…nhƣng trong suốt chiều dài lịch sử, Quảng Bình vẫn là vùng đất thân yêu của Tổ quốc Việt Nam, là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời, đóng góp một phần đáng kể vào quá trình mở mang bờ cõi, dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc.
1.2.1.3. Về lịch sử
Lịch sử Quảng Bình là lịch sử đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập của dân tộc, vì quê hƣơng đất nƣớc. Dƣới ách thống trị của nhà Hán, nhân dân quận Nhật
Nam đã vùng lên đánh giặc ngoại xâm, hƣởng ứng mạnh mẽ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng. Tiếp theo nhiều cuộc nổi dậy sau đó của nhân dân, cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Khu Liên vào năm 192 đã dẫn đến việc thành lập vƣơng quốc Lâm Ấp - một nhà nƣớc độc lập trên vùng đất từ đèo Ngang trở vào đến miền cực nam Trung Bộ. Về sau Lâm Ấp lấy tên là Chiêm Thành, trong đó các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh là vùng đất tiền tiêu của vƣơng quốc này về phía bắc [118, tr.210]. Hiện nay vẫn còn nhiều thành lũy để lại dấu tích nhƣ: Lũy Hoàn Vƣơng ở Quảng Trạch, thành Khu Túc ở Bố Trạch (còn gọi là thành Lồi Cao Lao Hạ), thành Nhà Ngo (Ninh Viễn thành) ở Lệ Thủy…
Thời ấy, vùng đất ba châu này thƣờng xảy ra tranh chấp. Đến năm 1306, dƣới thời Trần Anh Tông, nhà Trần đã mở rộng cƣơng giới về phía nam kéo theo làn sóng di dân từ bắc vào nam khai phá đất đai, làm ăn sinh sống.
Hết chiến tranh với Chiêm Thành, tiếp đến Trịnh - Nguyễn phân tranh, từ năm 1558, năm Nguyễn Hoàng đặt chân lên dải đất “ Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân”, sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài. Các chúa Nguyễn (ở Đàng Trong) đã có chính sách kinh tế xã hội tích cực hơn so với tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài, đặc biệt chính sách chiêu hiền đãi sĩ
của chúa Nguyễn đã lôi kéo một số nhân tài từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong, trong đó có Đào Duy Từ, ngƣời đã giúp chúa Nguyễn xây dựng hệ thống Lũy Thầy nổi tiếng trên đất Quảng Bình. Đây là tuyến phòng thủ quan trọng giúp nhà Nguyễn ngăn chặn các cuộc tấn công của chúa Trịnh từ ngoài vào.
Năm 1774, quân Trịnh chọc thủng lũy Thầy, tiến quân đánh chiếm Phú Xuân. Chúa Nguyễn bỏ chạy vào Nam. Xứ Thuận Hóa lúc này thuộc quyền kiểm soát của chúa Trịnh. Đến năm 1786, sau khi đánh bại chế độ thống trị của chúa Nguyễn, giải phóng Thuận Hóa, tiến quân ra Bắc tiêu diệt chính quyền nhà Trịnh, Nguyễn Huệ (lãnh tụ của phong trào Tây Sơn) đã xóa bỏ giới tuyến sông Gianh, chấm dứt thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh trên đất Quảng Bình.
Nhƣ vậy sau khi thuộc về Đại Việt, vùng đất từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ qua các triều đại từ nhà Lý đến nhà Nguyễn đã nhiều lần thay đổi tên gọi. Năm 1604,
Nguyễn Hoàng đổi phủ Tân Bình thành phủ Quảng Bình, địa danh Quảng Bình ra đời từ đó. Đến năm 1831(triều Minh Mạng), phủ Quảng Bình đƣợc đổi tên thành tỉnh Quảng Bình [dẫn theo 118, tr.214].
Năm 1885, sau gần 30 năm tiến hành chiến tranh, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam. Cũng từ đây Quảng Bình đã dấy lên phong trào Cần Vƣơng và vùng rừng núi Tuyên Hóa (QB) đã trở thành vùng căn cứ địa chống Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt từ năm 1930 trở đi, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào cách mạng diễn ra liên tục, sôi nổi và dẫn đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nhân dân Quảng Bình đã vùng lên cƣớp chính quyền, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Bình trở thành chiến trƣờng ác liệt, nhân dân Quảng Bình đã vƣợt qua hy sinh gian khổ, “xe chƣa qua, nhà không tiếc”, giành thắng lợi vẻ vang, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập thống nhất nƣớc nhà. Năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, Quảng Bình cùng với Quảng Trị và Thừa Thiên hợp