Vấn đề ý nghĩa của địa danh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 89)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.4.1.Vấn đề ý nghĩa của địa danh

Khi nghiên cứu địa danh, điều tất yếu là không thể không tìm hiểu về mặt nghĩa của nó. Nghĩa là phải trả lời đƣợc câu hỏi các từ ngữ, yếu tố cấu tạo nên địa danh có nghĩa là gì, tại sao lại lấy từ ngữ, yếu tố đó để đặt địa danh. Tìm hiểu những đặc điểm về mặt ý nghĩa của địa danh là quá trình phức tạp, sẽ gặp những trƣờng hợp khó xác định nghĩa, đặc biệt với những địa danh phản ánh sắc thái biểu cảm, tâm lý, nguyện vọng của chủ thể định danh. Tuy vậy, một trong những giá trị to lớn của địa danh là phản ánh rõ nét hiện thực khách quan ở thời điểm và ở địa điểm nó ra đời [63, tr.92]. Đây cũng chính là đặc điểm ý nghĩa của mỗi địa danh, cũng nhƣ các lớp, các loại hình địa danh nói chung.

Cho đến nay, câu hỏi địa danh (và tên riêng nói chung) có nghĩa hay không có nghĩa vẫn chƣa có câu trả lời thỏa đáng từ các nhà nghiên cứu. Có quan niệm cho rằng tên riêng không có nghĩa, cũng có ý kiến khác cho rằng tên riêng có nghĩa, tạo nên những tranh luận chƣa có hồi kết. Điều này còn phụ thuộc vào việc ngƣời nghiên cứu tiếp cận từ góc độ nào, địa danh không chỉ là đối tƣợng của ngôn ngữ học mà còn là vấn đề của tâm lí học, triết học, nhân học. Có thể nhận thấy, địa danh có nghĩa hay không có nghĩa, các nhà nghiên cứu thƣờng dựa trên sự đối lập giữa

tính mô tả - cái vốn chỉ là thuộc tính có trong các định nghĩa kiểu mô tả, và tính gọi tên, tính định danh - cái vốn là chức năng của một tên gọi. Hơn nữa, xét ở bình diện ý nghĩa, ngay cả trong trƣờng hợp nghĩa của địa danh thể hiện rất rõ ràng, dễ nhận thấy, thì cũng chƣa chắc đã quan trọng hơn so với mặt chức năng định danh, chức năng khu biệt và định vị đối tƣợng. Trong thực tế, có những địa danh thuần túy chỉ có chức năng đánh dấu, đƣợc gọi là địa danh kí hiệu. Ngoài ra, chúng không mang một ý nghĩa nào (ví dụ : xóm 1, thôn 5, đường 15,…). Tuy nhiên, phần lớn các địa danh đều có tính mô tả. Ngoài việc định vị đối tƣợng địa lí, chúng còn kèm theo mô tả các đặc trƣng địa hình địa vật có liên quan đến đối tƣợng, thậm chí, có những địa

danh thuần túy là các biểu thức mô tả (ví dụ: sông Hồng, sông Tràng Giang, núi Hoành Sơn,…).

Đồng tình với quan điểm của các nhà địa danh học hiện nay, chúng tôi cho rằng địa danh có nghĩa. Với tƣ cách là một loại tín hiệu ngôn ngữ, cả tên riêng (địa danh) và tên chung đều có nghĩa (meaning). Tuy nhiên, nghĩa hay ý nghĩa của tên riêng không hoàn toàn giống với nghĩa của các tên chung. Sự khác biệt này đã đƣợc Phạm Tất Thắng trình bày trong báo cáo tại Hội nghị khoa học của Viện ngôn ngữ học [126] rằng tất cả các từ đều có ý nghĩa khái quát hoặc biểu hiện một khái niệm nhất định. Trong khi đó, các tên riêng không có ý nghĩa khái quát, không hề liên quan tới bất kì khái niệm nào cả. Chúng chỉ là những kí hiệu dùng để gọi tên cho một đối tƣợng cá biệt và đơn nhất.

Một địa danh nào đó đƣợc hình thành thƣờng có điểm xuất phát từ chính các đặc trƣng địa hình, địa mạo, địa vật có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của chủ thể định danh, đƣơng nhiên địa danh có tính mô tả. Địa danh chủ yếu mang hình thức biểu vật theo lối miêu tả. Về vấn đề này, Đỗ Hữu Châu cho rằng, “biểu vật theo lối miêu tả luôn biểu thị bản chất của sự vật hiện tƣợng, nó bị chi phối bởi nguyên tắc có tính lý do” [21, tr.98]. Theo Naftali Kadmon [170, tr.36], có thể kể đến 3 loại ý nghĩa có trong địa danh: ý nghĩa mô tả hay nghĩa từ vựng (descriptive or lexical meaning), ý nghĩa ngữ pháp (grammatical meaning), ý nghĩa liên tưởng hay ý nghĩa ngữ dụng (connotative or pragmatic meaning). Naftali Kadmon nhấn mạnh rằng ý nghĩa mô tả là loại nghĩa cơ bản, thƣờng trực nhất của địa danh. Do vậy, khi nói rằng ý nghĩa của một địa danh mà không sử dụng thêm một định ngữ kèm theo, thì đƣơng nhiên phải hiểu đó là ý nghĩa từ vựng - mô tả của địa danh.

Về bản chất, địa danh là những từ ngữ lấy trong vốn từ vựng của ngôn ngữ, nó hoạt động và chịu tác động của qui luật ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Nghiên cứu các yếu tố cấu tạo địa danh cũng là nghiên cứu mặt ý nghĩa của đơn vị từ và/hoặc ngữ. Vì thế, khi tìm hiểu những đặc điểm về ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh, chúng ta phải giải quyết các vấn đề cụ thể sau:

- Giải thích đƣợc ý nghĩa các yếu tố cấu tạo địa danh, phải bám chắc vào nghĩa của từng yếu tố, từng từ ngữ này và phải đặt chúng trong ngữ cảnh, hoàn cảnh mà địa danh xuất hiện. Đối với các địa danh nói chung, nghĩa của địa danh chính là nghĩa của từng yếu tố cấu tạo địa danh đó. Mỗi tên riêng “tạo nên trong trí óc ta sự liên hệ đến một thực thể. Đó là chức năng ý nghĩa của tên riêng” nhƣ nhận xét của Hoàng Tuệ [152, 90].

- Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt trong một tín hiệu địa danh là mối quan hệ võ đoán không hoàn toàn, nghĩa là có tính lí do. Nói cách khác, chính tính lí do là cái tạo ra ý nghĩa của địa danh. Đặc điểm này đƣợc nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Tồn [135] lần đầu tiên nêu ra khi bàn về định danh trong ngôn ngữ. Vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu lí do đặt tên địa danh, mối quan hệ giữa địa danh với đối tƣợng đƣợc định danh. Lí do đặt địa danh nhiều khi không thể giải thích đƣợc nếu chỉ căn cứ vào đối tƣợng đƣợc định danh bởi chúng có thể nằm ở đối tƣợng định danh. Đó có thể là lí do khách quan, một loại lí do dễ nhận thấy nhất; mà cũng có thể nằm ở chủ thể định danh, tức là những lí do chủ quan, không phải ai cũng nhận thấy đƣợc bởi chỉ có chủ thể định danh mới biết đƣợc lí do tại sao dùng tên gọi đó để gọi sự vật đó.

- Địa danh có thể phản ánh những đặc điểm, quan hệ của đối tƣợng nhƣng cũng có thể là sự phản ánh những đặc điểm tâm lí, nguyện vọng của chủ thể định danh. Nếu không phân biệt rõ điều này chúng ta có thể dễ dàng đi đến những cách giải thích ngữ nghĩa của địa danh một cách sai lệch, thiếu chính xác.

Trong cách nhìn chung nhất, mỗi địa danh ra đời đều gắn với một lí do nhất định. Hay nói cách khác, mỗi địa danh đều mang một ý nghĩa khác nhau trong việc phản ánh hiện thực. Địa danh có ý nghĩa thế nào, về cơ bản không phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân đối tƣợng địa lí mà còn phụ thuộc vào cách nhìn, óc quan sát, lối tƣ duy và ƣớc vọng của chủ thể định danh. Chẳng hạn nhƣ cùng một đối tƣợng địa lí nhƣng núi có tên Thần Đinh ( ở Quảng Ninh) lại đƣợc vua Lê Thánh Tông đặt tên là núi Bất Nghĩa (các núi trong cùng sơn hệ đều hƣớng về phía tây, duy nhất núi này hƣớng về nam) [157, tr.32]. Vì vậy, nghĩa của địa danh, ngoài nghĩa biểu đạt, nghĩa

ngữ pháp, còn bao hàm cả nghĩa biểu trưng nghĩa văn hóa, có mối liên hệ chặt chẽ với những dấu ấn văn hóa đặc trƣng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Ý nghĩa đó đã vƣợt ra khỏi khuôn khổ biểu niệm của các kí hiệu trong ngôn ngữ chung để trở thành một loại kí hiệu đặc biệt mà không loại từ nào có thể có đƣợc. Chính vì thế, chúng ta có thể xem địa danh nhƣ những "tấm bia lịch sử bằng vàng".

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình NCS. Nguyễn Đình Hùng (Trang 89)