Thuốc điều trị tiêu chảy

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 150)

- Tổn hại x−ơng và răng Rối loạn tiêu hoá

Sử dụng thuốc trong điều trị táo bón và tiêu chảy

2.2.3. Thuốc điều trị tiêu chảy

Hai nhóm thuốc cơ bản để cầm tiêu chảy là nhóm thuốc làm giảm nhu động ruột và nhóm thuốc hấp phụ. Ngoài ra, một số thuốc làm tăng khối l−ợng phân nh− metylcellulose dùng với ít n−ớc cũng d−ợc dùng để điều trị tiêu chảy mạn tính. Các chế phẩm thay thế hệ vi khuẩn ruột (Lactobacillus

acidophilus, Lactobacillus bulgaricus) cũng đ−ợc dùng điều trị tiêu chảy

loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh phổ rộng. Trong các tr−ờng hợp tiêu chảy có kèm theo sốt, nhiễm độc, phải sử dụng kháng sinh tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh (xem Bài 8. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh và kháng khuẩn).

• Thuốc hấp phụ

Thuốc có tác dụng hấp phụ n−ớc làm giảm tỉ lệ n−ớc trong phân, tạo khuôn cho phân và làm giảm số lần đi ngoài. Cần chú ý là khi dùng các thuốc hấp phụ sẽ khó đánh giá l−ợng n−ớc và dịch bệnh nhân bị mất do đi ngoài.

Các thuốc này đều không hấp thu nên không gây tác dụng phụ toàn thân. Thuốc làm giảm hấp thu các thuốc dùng đồng thời.

• Thuốc làm giảm nhu động ruột

Còn đ−ợc gọi là các thuốc opioid điều trị tiêu chảy

Thuốc làm giảm nhu động ruột, làm tăng quá trình hấp thu n−ớc và điện giải ở ống tiêu hoá, làm giảm thành phần n−ớc trong phân.

Các thuốc này làm chậm quá trình thải các yếu tố gây nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus...) ra khỏi cơ thể, làm kéo dài triệu chứng. Vì vậy chỉ nên dùng khi thật cần thiết, ví dụ khi số lần đi ngoài quá nhiều lần gây phiền phức cho bệnh nhân.

Loperamid hấp thu chậm và không hoàn toàn sau khi uống, chậm và ít qua đ−ợc hàng rào máu não nên rất ít tác dụng đến thần kinh trung −ơng. Codein, diphenoxylat có thể gây nghiện nên ít đ−ợc dùng hơn. Các thuốc này đều không nên dùng cho trẻ em d−ới 6 tuổi.

Bảng 12.3. Một số thuốc điều trị tiêu chảy

Nhóm

thuốc Hoạt chất Dạng dùng Liều dùng

Hấp phụ Attapulgit Polycarbophil

Viên nén 300 mg, 600 mg Hỗn dịch uống 300 mg/7,5 ml Viên nén 500 mg

1,2-1,5 g sau mỗi lần đi ngoài, tối đa 9 g/ngày 1 g x 4 lần/ngày, tối đa 6 g/ngày Giảm nhu động ruột Loperamid Diphenoxylat Codein Viên nang 2 mg Viên nén 2,5 mg Viên nén (phối hợp chất khác)

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)