C (mg/l) l n
1. Phân loại thông tin thuốc
Có nhiều cách phân loại thông tin khác nhau, sau đây là một số cách phân loại hay đ−ợc áp dụng.
1.1. Phân loại thông tin theo đối t−ợng đ−ợc thông tin
− Thông tin cho cán bộ y tế: + Cho cá nhân:
. Thầy thuốc kê đơn. . Y tá điều d−ỡng.
. D−ợc sỹ bệnh viện, cửa hàng. . Ng−ời bán thuốc.
+ Cho tổ chức:
. Hội đồng thuốc và điều trị. . Bảo hiểm y tế.
...
− Thông tin cho ng−ời sử dụng: + Bệnh nhân, ng−ời dùng thuốc. + Nhân dân, ng−ời tiêu dùng thuốc
1.2. Phân loại thông tin theo nội dung của thông tin
− Thông tin về đặc tính d−ợc lý của thuốc (đặc tính d−ợc động học và d−ợc lực học).
− Thông tin về điều trị (nguyên tắc lựa chọn, cách dùng, liều dùng...).
− Thông tin về phản ứng bất lợi của thuốc (ADR).
− Thông tin về nhà sản xuất, giá cả và hoạt động kinh doanh thuốc. ...
1.3. Phân loại thông tin theo nguồn thông tin
Nguồn thông tin th−ờng đ−ợc chia thành ba loại: Nguồn thông tin loại I (primary resources), nguồn thông tin loại II (secondary resources) và nguồn thông tin loại III (tertiary resources). Việc phân loại này dựa vào nguồn gốc, thành phần và chức năng của thông tin.
• Nguồn thông tin loại I
Là các bài báo, công trình gốc đăng tải đầy đủ trên các tạp chí hoặc đ−a lên mạng Internet, các báo cáo chuyên môn, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, sổ tay phòng thí nghiệm... Các thông tin này th−ờng do tác giả công bố các kết quả nghiên cứu của mình mà không có sự can thiệp, đánh giá của bên thứ hai. Khi sử dụng nguồn thông tin loại I, ng−ời sử dụng thông tin có thể xác định đ−ợc ph−ơng pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và các kết luận cụ thể mà tác giả đạt đ−ợc. Hiện nay, nguồn thông tin này đang phát triển rất mạnh mẽ, trên thế giới có trên 20.000 tạp chí y sinh học có tên tuổi đ−ợc xuất bản hàng năm ch−a kể các thông tin đ−ợc công bố d−ới dạng báo cáo khoa học hay đ−a lên mạng.
• Nguồn thông tin loại II
Bao gồm hệ thống mục lục các thông tin hoặc các bài tóm tắt của các thông tin thuộc nguồn thông tin thứ nhất, đ−ợc sắp xếp theo các chủ đề nhất định. Khi muốn tìm hiểu một vấn đề cụ thể, ng−ời sử dụng có thể tham khảo nguồn thông tin loại II để có đ−ợc một danh mục các thông tin có liên quan hoặc có thể đọc tóm tắt các thông tin cùng chủ đề với vấn đề mình quan tâm. Nh− vậy nguồn thông tin thứ hai giúp ng−ời sử dụng tiếp cận vấn đề một cách toàn diện hơn, nh−ng khi muốn hiểu đầy đủ một thông tin cụ thể nào đó, ng−ời sử dụng sẽ phải quay lại nguồn thông tin ban đầu (loại I). Hiện nay, đã có các nguồn thông tin loại II đ−ợc l−u trữ trong CD-ROM hoặc đ−a lên mạng internet, giúp ng−ời sử dụng tìm tin dễ dàng và nhanh chóng hơn.
• Nguồn thông tin loại III
Là các thông tin đ−ợc xây dựng bằng cách tổng hợp các thông tin từ hai nguồn thông tin trên. Tác giả của nguồn thông tin loại III th−ờng là các chuyên gia về thuốc trong một lĩnh vực nào đó, và từ các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực đó họ sẽ phân tích tổng hợp các thông tin liên quan để đ−a ra thông tin mang tính khái quát về một vấn đề. Các thông tin thuộc nguồn thông tin thứ ba th−ờng đ−ợc công bố d−ới dạng sách giáo khoa, các bản h−ớng dẫn điều trị chuẩn... Ng−ời sử dụng phần lớn khai thác nguồn thông tin này vì các thông tin th−ờng ngắn gọn, súc tích và độ khái quát hoá cao (do đã đ−ợc xử lý bởi các chuyên gia). Tuy nhiên, nh−ợc điểm của nguồn thông tin loại III là tính cập nhật kém, độ tin cậy phụ thuộc vào năng lực của tác giả (vì có thể có sai sót do thành kiến của riêng tác giả, sai sót trong quá trình chuyển tải thông tin hoặc do tác giả không tập hợp đ−ợc đầy đủ các thông tin ban đầu có liên quan hay đánh giá sai lệch các thông tin này...) và cũng nh− khi sử dụng nguồn thông tin loại II, khi cần tìm hiểu chính xác một thông tin cụ thể nào đó, ng−ời sử dụng có thể phải quay lại nguồn thông tin ban đầu.