Các thuốc điều trị hen phế quản 1 Thuốc giãn phế quản

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 138)

- Tổn hại x−ơng và răng Rối loạn tiêu hoá

2. các thuốc điều trị hen phế quản 1 Thuốc giãn phế quản

2.1. Thuốc giãn phế quản

2.1.1. Thuốc kích thích thụ thể beta - adrenergic

Các chất kích thích thụ thể beta không chọn lọc

Chất th−ờng dùng là adrenalin (epinephrine). Adrenalin kích thích cả thụ thể alpha và beta - adrenergic. Trong tr−ờng hợp khẩn cấp, adrenaline đ−ợc tiêm, hiệu quả giãn phế quản rất nhanh, nh−ng có nhiều nguy cơ tai biến do tác dụng phụ với hệ tim mạch và hệ thần kinh, nhất là có thể gây ra những tai biến nguy hiểm với tim. Có thể tiêm d−ới da 0,3 mg (1/3 ống loại 0,1%), nh−ng chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới đ−ợc chỉ định. Hiện nay ít dùng.

Các chất kích thích chọn lọc thụ thể beta - 2 adrenergic

Các chất kích thích chọn lọc thụ thể beta - 2 adrenergic nh− salbutamol hoặc terbutalin, metoproterenol... ít tác dụng phụ hơn các thuốc kích thích beta - 2 không chọn lọc nh− isoprenalin hoặc adrenalin. Các chất này ít ảnh h−ởng đến tim. Phần lớn các cơn hen từ nhẹ đến vừa đều đáp ứng nhanh với các thuốc kích thích chọn lọc beta - 2 adrenergic ở dạng khí dung (dạng xịt) nh− salbutamol hoặc terbutalin.

Bảng 11.1. Các thuốc kích thích beta dùng điều trị hen phế quản

Tên hoạt chất Tên biệt d−ợc

Adrenalin (Epinephrin) Primatene

Bitolterol Tornalate Ephedrin Coderin

Fenoterol Berodual, Berotec Isoetharin Bronkometer, Bronkosol Isoprenalin (Isoproterenol) Medihaler-Iso, Duo-Medihaler, Mistometer

Metaproterenol Alupent, Metaprel Noradrenalin (Norepinephrine) Bronkephrine

Pirbuterol Maxair Procaterol Pro - air

Salbutamol (albuterol) Asthalin, Apo-Salvent, Combivent, Durasal-CR, Ventolin, Proventil

Salmeterol xinafoat Seretide accuhaler, Serevent inhaler Terbutalin Brethaire, Brethine, Bricanyl

2.1.2. Thuốc giãn phế quản theo cơ chế kháng cholinergic

Các thuốc nhóm này có hiệu quả tốt trong viêm phế quản mạn do giảm co thắt phế quản. Thuốc th−ờng dùng là ipratropium (Atrovent). Oxitropium cũng có tác dụng t−ơng tự nh− ipratropium. Dạng bào chế th−ờng dùng là khí dung d−ới dạng bình xịt định liều hoặc dịch phun khí dung; tác dụng tối đa đạt đ−ợc sau khi phun 30 - 60 phút và kéo dài từ 3 đến 6 giờ, có thể duy trì giãn phế quản với cách dùng 3 lần mỗi ngày.

Hiệu quả giãn phế quản của ipratropium không bằng các thuốc thuộc nhóm kích thích beta - 2 và adrenalin. Hiệu quả sẽ tốt hơn nếu dùng ipratropium kết hợp với các chất kích thích beta - 2. Dùng hai thứ cùng một lúc có hiệu quả hơn dùng xen kẽ từng thứ một. Hiện tại có dạng bào chế phối hợp sẵn 2 thuốc tạo hỗn hợp để hít cùng một lúc (ipratropium và salbutamol). Nói chung, các thuốc kháng cholinergic có lợi trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (coPd - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) hơn là đối với hen. Các thuốc kháng cholinergic dùng theo dạng uống gây nhiều tác dụng phụ hơn dạng khí dung, trong số đó quan trọng nhất là làm giảm tiết dịch đ−ờng hô hấp, vì vậy mà mặc dù chúng đ−ợc phát hiện tr−ớc các thuốc thuộc loại kích thích beta - 2 và adrenalin nh−ng đến nay rất ít sử dụng trong điều trị hen.

2.1.3. Thuốc giãn phế quản nhóm xanthin

Là nhóm thuốc đ−ợc sử dụng trong cả cơn hen cấp tính và mạn tính, có tác dụng giãn cơ trơn khí phế quản, đồng thời ức chế giải phóng histamin. Thuốc điển hình của nhóm này là theophyllin, đ−ợc dùng d−ới hai dạng: tiêm và uống. Dẫn chất của theophylin là aminophylin đ−ợc dùng theo đ−ờng tiêm tĩnh mạch, đ−ợc chỉ định trong những cơn hen cấp, khi ng−ời bệnh khó dùng thuốc qua đ−ờng uống. Dạng tĩnh mạch cắt cơn nhanh nh−ng nguy hiểm vì dễ quá liều, vì vậy sau khi cắt cơn nên chuyển sang đ−ờng uống ngay.

Triệu chứng ngộ độc theophylin do quá liều bao gồm: Nhức đầu, khó ngủ, bồn chồn, kích động, mạch nhanh, buồn nôn, nôn; nếu trầm trọng có thể mê sảng, co giật, thậm chí có thể tử vong.

Theophylin là thuốc có phạm vi điều trị hẹp, vì vậy cần phải theo dõi sát, chỉ định đúng liều và tránh t−ơng tác thuốc. Việc xác định nồng độ thuốc trong máu sẽ bảo đảm cho điều trị an toàn hơn (nhất là đối với trẻ nhỏ bị hen) nh−ng hiện tại n−ớc ta ch−a làm đ−ợc.

Theophylin tác dụng kéo dài (loại 12 giờ hoặc 24 giờ) giữ nồng độ điều trị ổn định, đ−ợc dùng cả trong điều trị và dự phòng để ngăn chặn các cơn hen.

L−u ý khi sử dụng theophylin:

− Các t−ơng tác thuốc ở giai đoạn chuyển hoá (hay gặp khi dùng đồng thời với erythromycin hoặc các kháng sinh họ macrolid) dẫn đến tăng nồng độ theophylin trong huyết t−ơng.

− Khi sử dụng theophyllin, tác dụng kích thích thần kinh trung −ơng tăng nếu ng−ời bệnh uống đồ uống có chứa cafein (cà phê, trà đặc, Coca-cola) hoặc ăn sôcôla.

2.2. Corticoid

Ngoài các loại thuốc giãn phế quản, các corticoid đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh hen phế quản với cơ chế chống viêm. Thuốc có thể dùng ở dạng uống, tiêm hoặc khí dung.

Sử dụng thuốc khí dung là biện pháp đ−a thuốc đến thẳng các vùng bị viêm bên trong đ−ờng hô hấp, nhờ đó giảm bớt liều l−ợng và vì vậy giảm đ−ợc tác dụng không mong muốn của corticoid.

Khi phải dùng kéo dài, nên dùng thuốc cách nhật để giảm tác dụng suy th−ợng thận khi ngừng thuốc (xem Bài 10 Nguyên tắc sử dụng thuốc chống viêm cấu trúc steroid và không steroid").

Bảng 11.2. Một số corticoid dạng khí dung

Tên khoa học Tên th−ơng mại

Beclometason dipropionat Beclate-50, Becotide, Becloforte, Vanceril Beclometason monopropionat Beclovent

Budesonid Inflammide Flunisolid

Fluticason propionat Flixotide, Seretide

Flunicason Aerobid, Aerobid-M Fluticason Flovent

Triamcinolon Azmacost

2.3. Thuốc kháng histamin H1

Các kháng histamin ngăn chặn sự tiếp xúc của histamin với thụ thể mà hậu quả của sự tiếp xúc này gây ra phản ứng co thắt phế quản, tức là các kháng histamin chặn ngay từ mắt xích đầu tiên của phản ứng.

Tuy nhiên histamin chỉ là một trong các yếu tố gây co thắt phế quản, do đó các kháng histamin chỉ ngăn chặn đ−ợc cơn hen phế quản trong một số tr−ờng hợp nhất định.

Với ng−ời hen, các kháng histamin gây một tác dụng khó chịu là làm giảm tiết dịch, khiến cho các dịch nhầy trong phế quản ng−ời hen quánh đặc lại, giảm thải đờm. Để khắc phục tác dụng phụ này ng−ời ta dùng đồng thời uống nhiều n−ớc trong ngày để bù trừ tác dụng khô quánh do thuốc gây ra.

2.4. Thuốc bảo vệ tế bào mast (D−ỡng bào) (cromolyn, nedocromil)

Do cơ chế bảo vệ tế bào mast khỏi phản ứng kháng nguyên - kháng thể, các chất này ngăn cản sự giải phóng chất trung gian hoá học. Cả 2 chất đều có tác dụng t−ơng tự nhau: Tác dụng chống viêm nhẹ, tác dụng giãn phế quản là không đáng kể. Các thuốc này chỉ có tác dụng dự phòng, ít có tác dụng trong điều trị.

Phổ biến là cromolyn; dạng bào chế mới dùng để hít, chứa một liều l−ợng định sẵn cho một lần hít, giống nh− những loại thuốc khí dung khác dùng cho ng−ời hen, mỗi liều cho một lần là 800 microgam. Một dạng khác có tên là Tilade (khí dung nedocromil sodium) hiệu lực hơn cromolyn nh−ng chỉ dùng đ−ợc cho trẻ trên 12 tuổi và ng−ời lớn.

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)