Yếu tố thuộc về thuốc

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 48)

C (mg/l) l n

1. Phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse Drug reactio n ADR)

1.2.2. Yếu tố thuộc về thuốc

a. Đặc tính của thuốc

− ảnh h−ởng của kỹ thuật bào chế: Kích th−ớc tiểu phân, l−ợng thuốc trong chế phẩm, tính chất và khối l−ợng tá d−ợc... có thể dẫn tới thay đổi tốc độ giải phóng hoạt chất, gây ADR typ A. Sử dụng một số tá d−ợc cho các nhóm bệnh nhân nhạy cảm nh− các bệnh nhân hen, các trẻ sơ sinh nhẹ cân và sự thay đổi hỗn hợp tá d−ợc làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc nh− digoxin và phenytoin cũng gây ra một số ADR.

− ảnh h−ởng của chất l−ợng sản phẩm: Trong phần lớn các tr−ờng hợp, khi dùng một thuốc đã bị phân hủy thì dẫn đến thất bại điều trị, nh−ng một số sản phẩm phân hủy của thuốc có thể gây độc hoặc thậm chí gây tử vong (ví dụ nh− sử dụng diethylen glycol làm dung môi cho cồn thuốc sulphanilamid đã gây ra 105 ca tử vong tại Mỹ năm 1937, sản phẩm phân hủy của tetracyclin gây hội chứng Fanconi,...). Các tá d−ợc hay gây phản ứng quá mẫn là: Polypropylen glycol, carboxymethyl cellulose và tartrazin.

b. T−ơng tác thuốc

T−ơng tác bất lợi của các thuốc có thể làm thay đổi sinh khả dụng hoặc thay đổi d−ợc lực học của thuốc và do vậy gây ra các ADR trên bệnh nhân.

Vì thế, khi điều trị nhiều thuốc trong cùng một thời điểm thì tần suất gặp ADR tăng lên theo cấp số nhân với số l−ợng thuốc.

c. Liệu trình điều trị kéo dài

Nhiều ADR ít xuất hiện khi dùng thuốc trong thời gian ngắn, nh−ng tỷ lệ tăng lên khi dùng dài ngày. Ví dụ: Xuất huyết tiêu hóa do dùng các thuốc chống viêm không steroid hoặc corticoid kéo dài...

Một phần của tài liệu hóa dược ,dược lý III, đào tạo dược sĩ trung học, chủ biên PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, NXB y học (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)